Bài 10: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp – Điểm tựa vững chắc cho NLĐ thất nghiệp
Người lao động - 26/06/2023 10:16 Hưng Thịnh - Ngọc Tú
Đề xuất mọi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi kí hợp đồng từ một tháng Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp không "mặn mà" với việc học nghề |
Anh Phùng Văn Pu cùng vợ kê khai thông tin việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. Ảnh: Ngọc Tú. |
Số người hưởng trợ cấp thấp nghiệp (TCTN) tăng 2,55% so với cùng kỳ năm 2022
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến 31/5/2023, số người tham gia BHTN khoảng 14,285 triệu người (tăng 549 nghìn người (tương đương 4,0%) so với cùng kỳ năm 2022). Báo cáo của các Trung tâm Dịch vụ việc làm, 5 tháng đầu năm 2023, số người có quyết định hưởng TCTN là 397.511 người, tăng 2,55% so cùng kỳ năm 2022.
Để thoát cảnh khó khăn do gia đình thuộc hộ nghèo, cuộc sống hàng ngày chỉ trông vào vài mảnh ruộng, năm 2020 anh Phùng Văn Pu (36 tuổi) thôn Nà Coóc, xã Thuần Mang (Ngân Sơn, Bắc Kạn) xuống Hải Phòng làm công nhân. Đến đầu năm 2023, công ty gặp khó khăn, cắt giảm lao động, anh Pu lại về quê làm ruộng. Vốn không có tiền tích trữ, gia đình anh Pu tiếp tục đối mặt với khó khăn khi 2 con nhỏ đang tuổi đi học. May mắn, anh Pu được hưởng TCTN, mỗi tháng hơn 3 triệu đồng. Anh Pu cho biết: “Nếu không có số tiền này, mình sẽ không có tiền cho con đi học”.
Trong những tháng đầu năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) tiếp tục khó khăn do thiếu đơn hàng, thị trường bị thu hẹp. Thống kê cho thấy, trong quý I/2023, cả nước có gần 149.000 người thất nghiệp. Các địa phương giãn việc, nghỉ việc nhiều: Thanh Hóa (62.400 người); Bình Dương (36.400 người); TP Hồ Chí Minh (19.800 người), Bắc Giang (16.000 người). Khi rơi vào tình cảnh thất nghiệp, chế độ BHTN trở thành “giá đỡ” và là “điểm tựa an sinh” vững chắc để NLĐ đảm bảo ổn định cuộc sống, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì cuộc sống sau khi mất việc làm.
Ông Trần Tuấn Tú – Trưởng Phòng BHTN (Cục Việc làm, Bộ LĐ – TB & XH) cho biết: “Theo Luật Việc làm 2013 thì chính sách BHTN bao gồm 4 chế độ, trong đó có 3 chế độ hỗ trợ NLĐ bao gồm: TCTN; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề. Ngoài ra, người đang hưởng TCTN được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT và 1 chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động: Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ”.
Như vậy, chính sách BHTN có các biện pháp để hỗ trợ người thất nghiệp tham gia học nghề để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Ngoài ra, NLĐ tham gia BHTN cũng được tư vấn, giới thiệu việc làm để nhanh chóng tìm được việc làm mới, giúp NLĐ sớm trở lại thị trường lao động và duy trì việc làm để hạn chế “tái” thất nghiệp trong tương lai.
Đặc biệt, không chỉ có NLĐ được hưởng chế độ TCTN, mà ngay cả các DN, chủ sử dụng lao động cũng được hỗ trợ, đó là không phải đóng 1% BHTN trong 12 tháng cho NLĐ. Đối với các DN sử dụng số lượng lao động lớn hàng chục ngàn người thì đó cũng là những số tiền rất lớn, góp phần giúp DN giảm bớt những khó khăn.
Ông Trần Tuấn Tú – Trưởng Phòng BHTN (Cục Việc làm, Bộ LĐ – TB & XH). Ảnh: NVCC. |
Giúp NLĐ yên tâm hơn khi tìm việc làm mới
Việc thực hiện tốt chính sách BHTN sẽ hỗ trợ kịp thời cho NLĐ, đảm bảo quyền lợi của NLĐ, góp phần ổn định cuộc sống NLĐ, giúp NLĐ sớm tìm được việc làm mới. Đơn cử như trường hợp gia đình anh Nguyễn Văn Chức (SN 1989), xã Như Cố, huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), có 6 nhân khẩu gồm hai con nhỏ, cha mẹ già và hai vợ chồng, cuộc sống chủ yếu tự cung, tự cấp. Năm 2019, anh Chức đi làm công nhân ở Bắc Ninh, mỗi tháng thu nhập hơn 6 triệu đồng, gửi về nuôi con và trang trải sinh hoạt trong gia đình. Đến tháng 3/2023, với nhiều lý do anh Chức nghỉ việc trở về địa phương sinh sống. Đến Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Kạn, anh Chức được thông báo sẽ được hưởng TCTN, mỗi tháng hơn 3,6 triệu đồng. Anh Chức chia sẻ: “Dù số tiền không nhiều như lúc mình đang đi làm nhưng sẽ giúp gia đình có thêm thu nhập, bản thân mình cũng yên tâm hơn để thời gian tới đi tìm việc làm mới”.
Theo ông Trần Tuấn Tú, trong những năm qua, các cơ quan, ban, ngành và địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện tốt chính sách BHTN, thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân như: Hoàn thiện chế độ, chính sách BHTN phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách an sinh xã hội của đất nước; mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho nhiều đối tượng NLĐ tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách hơn; giảm các thủ tục, giấy tờ, cải tiến quy trình, mô hình thực hiện, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức, thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ trong quá trình hưởng các chế độ BHTN; tổ chức đào tạo, tập huấn để cập nhật chính sách và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ giải quyết chính sách BHTN; tuyên truyền, phổ biến chính sách để nâng cao nhận thức của NLĐ, người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện BHTN; thanh tra, kiểm tra về BHTN nhằm phát hiện và khắc phục những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện. Qua đó, chính sách BHTN đã từng bước được hoàn thiện, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Anh Nguyễn Văn Chức được cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Kạn hướng dẫn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Ngọc Tú. |
Tăng cường hỗ trợ DN và NLĐ duy trì việc làm, ngăn ngừa thất nghiệp
Trao đổi với PV Tạp chí Lao động & Công đoàn, ông Trần Tuấn Tú thẳng thắn nhận định: “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế triển khai chính sách BHTN vẫn còn những hạn chế, chính sách BHTN chưa thực sự phát huy đầy đủ các chức năng của một công cụ quản trị thị trường lao động, chưa giúp hạn chế tình trạng sa thải lao động, nhanh chóng đưa NLĐ quay trở lại thị trường lao động”.
Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương cũng đã chỉ ra nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm và BHTN trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN/bảo hiểm việc làm theo hướng tăng cường hỗ trợ DN và NLĐ duy trì việc làm, ngăn ngừa thất nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là: Sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, trong đó sẽ sửa đổi chính sách BHTN theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;
Hai là: Tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp để nâng cao hơn nữa nhận thức của NLĐ, người sử dụng lao động và các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện chính sách BHTN;
Ba là: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHTN, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật về BHTN thông qua thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để tăng số người tham gia BHTN, đi đôi với chú trọng đảm bảo quyền lợi BHTN;
Bốn là: Cải tiến mô hình tổ chức thực hiện BHTN, nâng cao năng lực của các cán bộ thực hiện BHTN, đặc biệt là kỹ năng tư vấn giới thiệu việc làm, kỹ năng đào tạo nghề và các kỹ năng mềm đối với NLĐ;
Năm là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHTN nhằm rà soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời;
Sáu là: Thực hiện chia sẻ dữ liệu thu – chi của ngành bảo hiểm xã hội với dữ liệu tiếp nhận, giải quyết hưởng các chế độ BHTN của ngành LĐ – TB & XH để phục vụ cho quá trình tham gia, tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN.
Khi NLĐ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định sẽ được hưởng TCTN với mức hưởng và thời gian hưởng như sau: + Mức hưởng cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. + Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
- Lao động nữ hưởng thêm 3 quyền lợi sau đối thoại
- Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ
- Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
- Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
- "Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết