03 đề xuất chính sách mới của Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 27/10/2024 06:00 YẾN NHI
Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi đã được trình Quốc hội với nhiều điểm mới quan trọng so với luật được ban hành năm 2012 nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động trong nước và nước ngoài.
Từ thực tiễn tổng kết thi hành Luật Công đoàn, về việc trình dự thảo luật, Tổng Liên đoàn đề xuất ba chính sách mới.
Thứ nhất, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn và nâng cao vai trò của công đoàn trong bối cảnh mới. Với đề xuất này, điểm mới của Dự thảo Luật Công đoàn lần này có đề xuất trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ theo hướng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở theo từng giai đoạn, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, số lượng đoàn viên công đoàn, người lao động và khả năng tài chính của tổ chức công đoàn.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật về tài chính công đoàn để đảm bảo công khai, minh bạch và chia sẻ nguồn tài chính cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, khi pháp luật cho phép ra đời tổ chức này. Dự thảo Luật lần này lựa chọn phương án không quy định phân phối tài chính công đoàn trong luật, nhằm đảm bảo tính linh hoạt và hài hòa, đặc biệt trong bối cảnh có sự ra đời của tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định để đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh mới.
Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện.
Nếu như được Quốc hội xem xét thông qua, đây sẽ là dấu mốc rất quan trọng để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động công đoàn nhằm tiếp tục kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn vững mạnh, chuyên nghiệp, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động trong tình hình mới.
TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt ... |
Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn
Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị ... |
Góp ý Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi): Việc giữ 2% kinh phí công đoàn là rất cần thiết
Tại Hội nghị tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) diễn ... |
Tin cùng chuyên mục
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 29/10/2024 06:37
Mức hỗ trợ tối đa cho đoàn viên theo Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ hỗ trợ bằng tiền cho một số đoàn viên công đoàn để mua hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng tại Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 28/10/2024 06:29
Người lao động nghỉ làm không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
Người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc (nghỉ không phép) từ 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày làm việc hoặc từ 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày.
- "Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
- Bán xe “không giống ai”, VinFast giúp người dùng sở hữu xe điện “trong tầm tay”
- Người cán bộ Công đoàn lấy tình thương để chăm sóc người bệnh
- Chi tiết Denza D9, mẫu MPV cỡ lớn từ Trung Quốc
- Chinh phục cung offroad ấn tượng cùng Toyota Hilux tại PVOIL VOC 2024