Người lao động nghỉ làm không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
- 28/10/2024 06:29 YẾN NHI
Hình thức xử lý là một trong bốn hình thức kỷ luật đối với người lao động được Bộ luật Lao động năm 2019 quy định chi tiết.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 125 Bộ luật Lao động hiện hành, người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc (nghỉ không phép) từ 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày làm việc hoặc từ 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày.
Thời gian cộng dồn được tính kể từ ngày đầu tiên người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, người lao động nghỉ không phép 05 ngày trong một tháng (tương đương 30 ngày) hoặc nghỉ không phép 20 ngày trong một năm (tương đương 365 ngày) thì sẽ bị sa thải theo quy định.
Khi người lao động bị sa thải thì đồng nghĩa với việc hợp đồng lao động bị chấm dứt.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, lý do chính đáng để người lao động nghỉ không phép mà không bị sa thải bao gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn về việc VMEP (P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội) ra quyết định chấm ... |
Trường hợp nào doanh nghiệp được sa thải người lao động? Câu hỏi này hiện nhiều lao động tuổi trên 35 tìm kiếm câu trả ... |
Chơi bài trong công ty có thể bị sa thải nếu người lao động ăn thua bằng tiền. Ranh giới giữa việc đánh bạc và ... |
Ông Yoshiharu Jin, Giám đốc Công ty TNHH IIYAMA SEIKI Việt Nam (Công ty IIYAMA SEIKI) viết thư xin lỗi toàn thể công nhân viên ... |
Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp một số kỹ năng để các ứng viên trả lời câu hỏi: “Vì sao ... |
Tin cùng chuyên mục
- 29/10/2024 06:37
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ hỗ trợ bằng tiền cho một số đoàn viên công đoàn để mua hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng tại Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến.