Vụ ngừng việc ở Bình Dương: Công đoàn vào cuộc, nhiều công nhân trở lại làm việc
Pháp luật lao động - 17/02/2024 11:14 TRẦN LƯU
Trước đó, có khoảng 350 công nhân tại công ty này đã tiến hành ngừng việc tập thể do phía công ty chưa chi trả tiền thưởng tháng 13.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH TNHH May mặc KVAT hiện có 630 công nhân lao động, đã thành lập công đoàn cơ sở tháng 11/2023, trực thuộc Công đoàn KCN Việt Nam – Singapore.
Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty quyết định thưởng Tết cho người lao động 50% lương tháng 13, với lý do: Trong năm vừa qua công ty gặp nhiều khó khăn do đơn hàng chưa xuất đi được, tiến độ sản xuất của Công ty chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiền hàng chưa thu được, dẫn đến khó khăn về tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ trả 21 ngày lương của tháng 01/2024 vào ngày 06/02/2024. Công ty giữ lại 5 ngày công tháng 01/2024.
Hàng trăm công nhân tại Công ty TNHH May mặc KVAT ngừng việc tập thể. Ảnh: CNCC |
Đến sáng ngày 15/02/2024, Công ty tổ chức cho công nhân làm việc đầu năm. Công ty cho biết: Sau khi cân đối tài chính, để động viên và khuyến khích người lao động trở lại làm việc, công ty sẽ thưởng 50% lương tháng 13 còn lại và sẽ trả vào ngày 10/3/2024. Khoản thưởng này kèm theo điều kiện người lao động tuân thủ giờ giấc đi làm đầy đủ, không nghỉ việc, không vi phạm trong khoảng thời gian từ ngày 15/02/2024 đến hết 10/3/2024.
Nếu công nhân chấp hành và làm việc theo thông báo Công ty đưa ra thì vào ngày 10/03/2024, họ sẽ được thêm 1 phần lì xì 200.000 đồng, trong đó một nửa từ phía công ty và nửa còn lại từ công đoàn.
Lúc này, công nhân lao động không đồng ý, tiến hành ngừng việc tập thể, yêu cầu công ty phải trả 50% thưởng tháng 13 vào ngày 26/02/2024. Yêu cầu này không được phía doanh nghiệp đáp ứng, nên vụ ngừng việc đã kéo dài.
Đến sáng ngày 16/2, có 500/630 công nhân tiếp tục ngừng việc tại nhà máy 2. Trước tình hình trên, LĐLĐ tỉnh Bình Dương, Công đoàn KCN VSIP, LĐLĐ TP Tân Uyên đã phối hợp cùng các ngành, cơ quan chức năng của tỉnh đến Công ty hỗ trợ giải quyết vụ việc.
Qua làm việc, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đề nghị Công ty chi thưởng động viên thêm 50% tiền lương tháng 13 và tiền lì xì 100.000 đồng của Công ty vào ngày 10/3/2024 theo như thông báo mà doanh nghiệp này đã đưa ra. Đề nghị Công ty xây dựng quy chế trả lương, thưởng để thực hiện trong thời gian tới. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh Bình Dương sẽ chi hỗ trợ 100.000 đồng/đoàn viên, công nhân lao động.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bình Dương, cho biết, vụ ngừng việc xảy ra khi doanh nghiệp và người lao động không tìm được tiếng nói chung. Theo đó, doanh nghiệp cho rằng, pháp luật lao động không bắt buộc họ phải chi trả lương tháng 13. Tuy nhiên, giữa lúc khó khăn, doanh nghiệp vẫn cố gắng chi trả cho người lao động khoản tiền này. Họ xem đây là “khoản thưởng thêm” để động viên, khuyến khích công nhân làm việc tích cực hơn. Doanh nghiệp cũng lo sợ công nhân lao động sau khi nhận 50% sẽ nghỉ việc sau Tết; và sau khi cân đối tài chính, khoản tiền này chỉ có thể trả cho người lao động vào ngày 10/03/2024. Trong khi đó, người lao động đưa ra yêu cầu công ty phải chi trả 5 ngày lương của tháng 1 và 50% lương tháng 13 vào ngày 26/02 tới thì mới chịu trở lại làm việc.
Công nhân Công ty TNHH May mặc KVAT (Bình Dương) ngừng việc - Ảnh: CNCC |
Qua buổi làm việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương đã đề nghị công ty tách biệt 02 nội dung: xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 Bộ luật lao động năm 2019 và chỉ thưởng tháng 13 vào ngày 10/3/2024.
Cụ thể, Công ty phải xây dựng và đăng ký nội quy lao động theo đúng quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Bộ luật Lao động năm 2019. Bên cạnh đó tra cứu, sửa đổi pháp nhân ký hợp đồng lao động với người lao động cho đúng theo pháp nhân trên địa điểm đăng ký kinh doanh.
Về phía Ban Quản lý các KCN Bình Dương thống nhất những ý kiến của các cơ quan, ban ngành có liên quan, và đề nghị công ty nghiêm túc thực hiện. Quan điểm của tỉnh Bình Dương là luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tuy nhiên phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài việc chi trả tiền cho công nhân theo thông báo, công ty phải xây dựng quy chế thưởng theo đúng quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động năm 2019.
“Qua đối thoại, làm việc và giải thích, doanh nghiệp và công nhân đã tìm được tiếng nói chung. Công nhân đồng ý nhận 5 ngày lương tháng 1/2024 vào ngày 16/2, còn 50% lương tháng 13 sẽ nhận vào ngày 10/3. Đây cũng là 2 vấn đề chính khiến công nhân ngừng việc. Ngoài ra, trong 2 ngày công nhân ngừng việc (15 và 16/2), công nhân lao động sẽ không bị Công ty xem đó là vi phạm nội quy lao động. Nếu họ trở lại làm việc bình thường và tuân thủ các quy định thì ngày 10/3 sẽ được chi trả đầy đủ khoản tiền theo cam kết của doanh nghiệp. Đối với những nội dung khác mà công ty chưa thực hiện đúng với công nhân, thì cơ quan chức năng sẽ tiếp tục làm việc, yêu cầu doanh nghiệp này khắc phục sớm nhất. Đến sáng nay (17/2), khoảng 200 công nhân lao động đã trở lại làm việc”, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân thông tin.
Vụ học sinh bị làm công nhân: Sở LĐ-TB&XH và Công đoàn tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc Ngay sau khi Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt bài điều tra về học sinh thực tập làm công nhân, Sở ... |
Công đoàn Công thương Việt Nam làm việc với đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Pháp Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, vừa qua tại Thủ đô Hà Nội, Công đoàn Công ... |
"Xe Siêu thị đoàn viên công đoàn" hỗ trợ công nhân bị ngừng việc 250 đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) khó khăn, tạm thời bị ngừng việc tập thể tại Công ty May Liên doanh Plummy vừa ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 19/09/2024 19:34
Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền
Mặc dù đã có chỉ đạo của UBND thành phố Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn phớt lờ, chưa trả tiền nợ lương người lao động làm việc tại đây.
Pháp luật lao động - 19/09/2024 06:32
Cần quy định rõ công đoàn là ủy quyền đương nhiên bảo vệ người lao động trước tòa
Luật Công đoàn cần quy định rõ, công đoàn là đại diện đương nhiên đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước tòa mà không cần ủy quyền của từng người.
Pháp luật lao động - 14/09/2024 09:42
Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân
Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.
Pháp luật lao động - 10/09/2024 08:29
Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?
Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?
Pháp luật lao động - 06/09/2024 21:00
Lệ phí trước bạ là gì?
Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.
Sổ tay pháp luật - 06/09/2024 18:05
Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?
- Người đảng viên khơi dậy khát khao sáng tạo trong công nhân
- Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy
- Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam
- Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?
- 5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam