Vắc xin và mong ngóng của dân chúng
Sức khỏe - 28/07/2021 15:27 Hà Phan
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân tại phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội chiều 27-7 - Ảnh: NAM TRẦN |
Vẫn biết rằng ngành y đang phải căng mình chống dịch, có bệnh viện ở TP HCM quá tải, F0 nhiều nơi phải chờ lâu mới được đưa đi... nhưng đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 mà mới chỉ tiêm được hơn 5 triệu mũi tính đến hết ngày 27/7. Nếu không gọi là chậm thì rất khó dùng từ nào khác.
Ở thành phố dịch đang hoành hành dữ dội nhất đất nước, số ca nhiễm chỉ riêng đợt này đã gần 75.000 không khỏi nặng lòng khi đọc những con số này “Tại TP.HCM, sau 6 ngày triển khai tiêm vắc xin COVID-19 đợt 5, TP.HCM mới chỉ tiêm được 221.289 liều, trung bình tiêm khoảng 36.881 liều/ngày, mỗi điểm tiêm trung bình tiêm cho 59 người/ngày. Trong khi theo kế hoạch trước đó của UBND TP.HCM, mỗi điểm tiêm tối đa 120 người/ngày và với 624 điểm tiêm có thể đạt 74.880 liều/ngày để trong khoảng 12 ngày thì tiêm hết 930.000 liều được phân bổ đợt này”
Vắc xin, vắc xin và vắc xin là những tiếng kêu không chỉ của dân chúng mà nhiều nhà chuyện môn cũng cảnh báo rằng cần lưu ý giải pháp tối ưu để chống dịch đó. Nếu để chậm trễ, không tranh thủ lúc giãn cách này để tiêm vắc xin thì "thời gian vàng" sẽ nhanh qua.
Dù biện minh hay cho rằng có lý do khách quan, chủ quan nào đó thì việc mới chỉ tiêm hơn 1/3 số vắc xin khó khăn lắm mới có được vẫn là điều khó lọt tai! Nhất là trong tình cảnh dân chúng đang mong từng liều, ai tiêm được coi như “đặc ân", có kẻ còn khoe khoang, thì việc chậm trễ này liệu có thiếu trách nhiệm?
Chỉ sợ vắc xin thiếu và phân bổ không công bằng, giờ đã không ít vắc xin, phân bổ rõ ràng rồi chẳng lẽ phải lo cả việc vắc xin hàng triệu liều trong kho mà chưa thể tiêm được vì điều gì đó sao? Sang tháng sau khi vắc xin về dồn dập hơn nữa thì sẽ thế nào đây?
Đây là đề xuất đáng lưu ý từ ông Nguyễn Quang Đồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông - IPS) khi cho rằng: Nên thuê tư nhân tiêm vắc xin. Lúc lực lượng y tế hạn chế dồn vào chống dịch, giải pháp quan trọng nhất để đẩy số lượng tiêm vắc xin lên là huy động lực lượng tư nhân vào chiến dịch tiêm chủng.
Chúng ta không khó để thuê cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân tiêm vắc xin chứ không phải cho phép tư nhân cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin. Vắc xin vẫn là của Nhà nước, y tế bệnh viện tư chỉ là người đi "tiêm thuê" và được ngân sách trả tiền để tiêm, chứ không phải là người dân trả phí dịch vụ cho cơ sở y tế tư nhân. Huy động được đầy đủ khối này, tiến độ chắc chắn sẽ nhanh hơn.
Dự kiến trong quý 3 năm nay sẽ có khoảng hơn 26 triệu liều vắc xin, quý IV là khoảng 65,5 triệu liều về Việt Nam. Tổng cộng 2 quý là khoảng hơn 91,5 triệu liều, trong đó có khoảng 20 triệu liều vắc xin Pfizer dành cho trẻ em dưới 18 tuổi. Với tốc độ tiêm như hiện nay thì liệu mục tiêu bao phủ vắc xin Covid-19 đến 70% dân số vào cuối năm 2021, đầu 2022 có đạt được?
Ai cũng hiểu và kinh nghiệm từ hàng loạt quốc gia cho thấy chỉ có tiêm vắc xin mới là giải pháp căn cơ, hữu hiệu để cuộc sống chúng ta trở lại bình thường. Chỉ có phòng mới ngăn ngừa tốt chứ vẫn phải chống chủ yếu như hiện nay với việc truy vết, xử lý, điều trị F0 thì mới giải quyết được phần ngọn. Trong tình cảnh như vậy, chậm tiêm vắc xin ngày nào, cả dân chúng lẫn quốc gia mất mát, thiệt hại nặng nề thêm ngày đó.
Bộ Y tế không chỉ nợ lời giải thích về việc tại sao Kovir của Sao Thái dương hay Hoạt huyết Nhất Nhất lại được Cục trưởng Quản lý Y Dược cổ truyền Nguyễn Thế Thịnh "o bế" kì quặc, mà còn nên có thông tin rõ ràng về chuyện chậm tiêm vắc xin này! Nếu lý do chính đáng sẽ giúp người dân yên lòng hơn, còn trục trặc chỗ nào cũng phải sửa gấp chứ không nên im lặng như vậy trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng” thế này!
Nữ công nhân F1 nghẹn ngào với nỗi đau mất con giữa mùa dịch: “Mẹ xin lỗi con!”Đến tận bây giờ, khi nghĩ lại khoảng thời gian trong tháng 6 vừa qua, chị Lộc Bích Ly (29 tuổi, Công ...
Đi về nhàTừng tốp, hàng chục, hàng trăm người lao động trên địa bàn các tỉnh phía Nam đã đi xe máy về quê. Hình ảnh đoàn ...
Bình Dương sẽ tổ chức tiêm vắc xin cho trên 1 triệu người dân, lao độngĐây là thông tin được UBND tỉnh Bình Dương cho biết tại Lễ phát động tiêm chủng vắc xin và phun khử khuẩn trên diện ...
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.