Thực trạng sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế của nữ lao động di cư
Sức khỏe - 26/02/2022 16:24 TS. NGUYỄN TUẤN ANH - Viện Nghiên cứu Thanh niên
Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa phối hợp với tổ chức Marie Stopes Việt Nam, Xí nghiệp May Khatoco tổ chức tư vấn, khám sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân lao động (tháng 6/2020). Ảnh: Phương Linh. |
Tình trạng sức khỏe của LĐNDC
Về sức khỏe thể chất
Theo tìm hiểu của chúng tôi, có ít nhất khoảng 1/3 LĐNDC đang mắc ít nhất một , trong đó phổ biến nhất là viêm nhiễm phụ khoa (53,7%). Tại các KCN, lao động nói chung và lao động nữ (LĐN) nói riêng (trong đó có LĐNDC) thường phải làm việc trong điều kiện áp lực và cường độ cao (75,5% cảm thấy kiệt sức ở các mức độ từ nhẹ đến nặng); thường xuyên phải tăng ca hoặc làm việc ca đêm (30,3%). Bên cạnh đó, kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cũng như thực hành tình dục an toàn của một bộ phận LĐN còn thấp. Trong khi đó, rất đông LĐN bị hạn chế về điều kiện tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Số liệu khảo sát của Chi cục Dân số TP. Hồ Chí Minh năm 2015 cho thấy, có tới 70% LĐN chưa biết các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, trong đó 46% mắc bệnh phụ khoa; 20% đến 30% LĐN chưa được cung cấp đầy đủ các thông tin, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.
Một số bệnh lý phổ biến khác cũng được ghi nhận trong LĐNDC gồm: bệnh về hô hấp (43,8%); bệnh về tim mạch (42,1%); bệnh về tiêu hoá (39,1%); đái tháo đường (36,8%)… Mới đây, LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh và Công đoàn Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã công bố kết quả khảo sát về đời sống của nữ công nhân dệt may (khảo sát trên 1.772 người) cho thấy, các loại bệnh LĐN có nguy cơ mắc phải khi làm việc tại doanh nghiệp gồm bệnh xương khớp (21,4%); bệnh về hô hấp (20,6%); bệnh bụi phổi (10,1%) và các bệnh khác như bệnh da liễu, điếc nghề nghiệp… Các loại bệnh này ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của LĐN, hưởng đến chi tiêu của cá nhân và gia đình.
Biểu 1. Một số bệnh phổ biến trong LĐNDC (thống kê qua hình thức tự báo cáo. Đơn vị: %). |
Về sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần của LĐNDC cũng có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Rối loạn tâm thần là một trong những bệnh không lây nhiễm . Khảo sát của chúng tôi cho thấy, trên dưới ½ LĐNDC được khảo sát hiện đang gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần, gồm: không có hứng thú làm việc (53,1%; trong đó mức “gần như mọi ngày” chiếm 15,4%); cảm thấy buồn chán, vô vọng (52,2%; trong đó mức “gần như mọi ngày” chiếm 16,3%); ăn không ngon miệng hoặc ăn quá nhiều (52,1%; trong đó mức “gần như mọi ngày” chiếm 22,9%)… Các yếu tố như điều kiện lương thấp, điều kiện sống, tiếng ồn, chế độ ca kíp, thiếu thốn tình cảm, là những nguy cơ có mối quan hệ với các rối loạn tâm thần, nhất là trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, suy nhược ở nữ công nhân.
Thực trạng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của LĐNDC
Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được coi như một yếu tố , song dường như bị bỏ qua ở LĐNDC. Họ phải đối mặt với các rào cản trong tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ về sức khỏe. Theo khảo sát, có 63,4% LĐNDC đã từng phải khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát. Một tỉ lệ lớn LĐNDC phải khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cho thấy đây là nhóm dễ bị tổn thương về mặt sức khỏe. Bên cạnh đó, có 78% LĐNDC thực hiện khám sức khỏe định kì, song chỉ có 38,7% người được thực hiện khám theo 6 tháng một lần theo khuyến cáo của chuyên gia y tế. Tham chiếu từ Điều 152, Bộ luật Lao động (2015) đã quy định rõ ràng: Mỗi năm một lần, mọi cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, bao gồm cả người học nghề, thực tập nghề. Trong đó, LĐN phải được khám thêm danh mục chuyên khoa phụ sản. Còn theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi khám sức khỏe định kỳ, LĐN được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành. Nghị định cũng khuyến khích NSDLĐ tạo điều kiện cho LĐN mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội; đồng thời, quy định về việc nghỉ trong thời gian hành kinh của LĐN.
Tỉ lệ LĐNDC lựa chọn các cơ sở y tế cấp Trung ương trong khám và điều trị bệnh khá cao (43,7%); tiếp đến là cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố (29,9%). Chỉ có 6,1% lựa chọn các cơ sở y tế tư nhân. Hiện nay, tình trạng quá tải khám, chữa bệnh là phổ biến tại hầu hết các bệnh viện ở các tuyến, đặc biệt quá tải trầm trọng ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. Tỷ lệ sử dụng giường nội trú thường xuyên trên 100% và dao động từ 120% đến 150% ở một số bệnh viện lớn. Số lượng và chất lượng dịch vụ tại các cơ sở y tế tuyến đầu còn hạn chế, danh mục thuốc còn ít. Cùng với đó, hạn chế về nhân lực tại các trạm y tế, chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến dưới chưa bảo đảm, dẫn tới mất lòng tin của bệnh nhân và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển tuyến, chuyển tuyến ngược. Chưa kể, khả năng kinh tế của người dân được cải thiện trong khi khả năng cung ứng dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới còn hạn chế, dẫn tới tình trạng vượt tuyến. Đặc biệt, theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), từ ngày 01/01/2021, chính sách thông tuyến tỉnh trong điều trị nội trú đối với khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện. Theo đó, người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc được Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng (như đúng tuyến). Cũng từ đó số lượng người lựa chọn các cơ sở y tế tuyến trên có chất lượng để khám chữa bệnh cũng là điều dễ hiểu.
Nữ công nhân Bình Dương được tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nguồn: baobinhduong.vn |
Thay lời kết
Tình trạng sức khỏe của LĐNDC còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là việc đánh giá mức độ bệnh nghề nghiệp cũng như mức độ các rối loạn tâm thần cần được thực hiện thường xuyên để kịp thời phát hiện những vấn đề về sức khỏe có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của đối tượng này. Chăm sóc sức khỏe cho NLĐ nói chung và LĐNDC nói riêng không chỉ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn thể hiện sự quan tâm chia sẻ, là sợi dây gắn kết giữa NLĐ và NSDLĐ, giúp cho NLĐ yên tâm công tác, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, từ đó hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ sản suất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
Thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 2234/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số ... |
Thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa Khi các bệnh viện, khu điều trị dã chiến, các đội xe cấp cứu 115,… đều quá tải, các bác sỹ thuộc các phòng, tổ ... |
“Cần nâng cao vị thế của lao động nữ trong đời sống xã hội” Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
- Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9