Thiếu nhà trẻ, mẫu giáo tại địa bàn các khu công nghiệp
Đời sống - 30/08/2023 15:05 Ý YÊN
Khó khăn về trường học cho con công nhân
Chị Lý Thị Lựu (quê Thái Nguyên), công nhân Công ty TNHH Ryonan Electric Việt Nam, hiện đang ở tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội). Chị cho biết buộc phải xin chuyển làm ca hành chính để có thời gian chăm sóc, đưa đón con cái đi học.
Lý do, theo chị chia sẻ: Ở gần khu nhà ở không còn chỗ gửi trẻ vì quá đông, buộc phải gửi con ở xa, cho nên ngày nào cũng phải đưa đón mới yên tâm.
Chị Lựu và con gái nhỏ - Ảnh: Ý Yên |
Huyện Đông Anh, nơi chị Lựu và các con đang sinh sống có 23 xã và 1 thị trấn với 413 nghìn dân. Địa bàn có trên 4 nghìn doanh nghiệp, tập trung ở KCN Bắc Thăng Long, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê, Vân Hà...
Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, hiện có trên 22,4 nghìn công nhân đang thuê trọ tại địa bàn.
“Tôi phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội của UBND huyện. Tôi cảm nhận rất sâu sắc về những điều kiện khó khăn trong vấn đề nơi ăn, chốn ở, điều kiện sinh hoạt, trường học cho con công nhân khi về làm việc trên địa bàn huyện nói chung, đặc biệt KCN Bắc Thăng Long”, bà Tám cho hay.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh nói rằng, trên địa bàn huyện có những khu công nghiệp lớn nhưng không có thiết chế kèm theo, tất cả công nhân ngoại tỉnh sinh hoạt chung cùng người dân. Vấn đề nhà ở vốn có nhiều khó khăn, bất cập, không bảo đảm, và trường học cũng tương tự.
Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh - Ảnh: Ngọc Tú |
“Do đó, những năm vừa qua, chính quyền địa phương nhiều lần đề nghị thành phố quan tâm hỗ trợ xây thêm các điểm trường, trường học và huyện tập trung cao độ để xây trường cho các cháu”, bà Tuyến nói và cho biết địa phương vẫn đang tiếp tục giải phóng mặt bằng để xây trường, đáp ứng nhu cầu của con công nhân.
Bà Bùi Thị Thanh Giang – Trưởng Ban Nữ công, LĐLĐ TP Hà Nội cho biết, tổng số lao động đang làm việc tại các KCN và Chế xuất Hà Nội là gần 165 nghìn người. Đa số công nhân dưới 35 tuổi, đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Do đó nhu cầu chăm sóc, giáo dục con cái, đặc biệt là nhu cầu trường học cho các con là rất lớn và ngày càng tăng lên.
Tại Hải Phòng, theo thống kê của LĐLĐ thành phố, hiện có trên 170.000 công nhân lao động làm việc trong các cụm, khu công nghiệp. Họ phần lớn là lao động ngoại tỉnh và cũng đang ở độ tuổi sinh sản. Chính vì cậy nhu cầu gửi con tại các nhà trẻ, mẫu giáo là rất lớn.
Bà Phạm Thu Thưởng – Phó trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công, LĐLĐ thành phố Hải Phòng nêu thực trạng: “Nhu cầu gửi trẻ tăng nhanh, trong khi công tác quy hoạch và đầu tư phát triển mạng lưới trường mầm non công lập trên địa bàn không đáp ứng đủ nhu cầu. Hơn nữa mầm non công lập cũng không phải là lựa chọn hàng đầu của công nhân vì họ cần một nơi trông trẻ có thời gian linh hoạt. Các trường công lập giờ gửi và đón con theo giờ hành chính nên công nhân gặp nhiều khó khăn khi họ thường xuyên phải làm tăng ca, thêm giờ; các trường mầm non tư thục có mức học phí cao, trong khi mức thu nhập bình quân của công nhân chưa cao nên không có khả năng chi trả...”
Chính vì vậy, đa số công nhân phải chọn giải pháp gửi trẻ tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn hoặc đưa con về quê gửi ông bà, họ hàng. Việc gửi con ở đâu để có thể yên tâm đi làm vẫn đang là nỗi lo của người lao động.
Cần đồng bộ hạ tầng xã hội
Trước thực trạng đó, đại diện LĐLĐ thành phố Hải Phòng cho rằng, thành phố cần bố trí dành quỹ đất, hỗ trợ kinh phí, thu hút các nguồn lực để xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non tại các khu công nghiệp có đông công nhân lao động, gần nơi làm việc để công nhân có thể yên tâm lao động sản xuất.
Bên cạnh đó, đề xuất thành phố hỗ trợ xây dựng các khu nhà ở, công trình dịch vụ công cộng dành cho công nhân lao động với mức giá ưu đãi, điện nước sinh hoạt được mua với giá thấp.
Công đoàn Hải Phòng cũng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với UBND thành phố thống nhất để thực hiện đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa công đoàn nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho nữ công nhân lao động nuôi con nhỏ, trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, hỗ trợ con công nhân ngoại tỉnh đến độ tuổi đi học.
Con em công nhân lao động tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung - Ảnh: Ý Yên |
Bà Đặng Thị Phương Hoa – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cần quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng; đặc biệt là hạ tầng xã hội: Khu nhà ở công nhân, nhà trẻ, trường mẫu giáo và các công trình phúc lợi gần khu công nghiệp phục vụ chung cho khu công nghiệp, chế xuất và cho công nhân lao động. Đối với các dự án đã được phê duyệt hoặc đã xây dựng mà thiếu đồng bộ thì cần rà soát, bổ sung đầu tư kịp thời.
Cũng theo bà Hoa, thành phố cần dành nguồn lực, thu hút nguồn tài trợ nhằm xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em được trang bị đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu sử dụng chăm sóc, giáo dục trẻ và phù hợp với quy mô của trường và các nhóm, lớp.
Bình Dương: Nỗ lực gỡ khó cho giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp Trong những năm qua, Công đoàn Bình Dương đã tích cực tham mưu thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát ... |
Bắc Giang: Ưu tiên đầu tư cho giáo dục mầm non ở khu công nghiệp Chính sách ưu tiên phát triển trường mầm non, nhà trẻ trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện cho ... |
Kết quả triển khai chính sách phát triển mầm non tại các khu công nghiệp Theo số kiệu báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, và số liệu của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 10/2022 đã có 55/63 tỉnh, ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 23/09/2024 15:57
Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim
Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...
Người lao động - 22/09/2024 09:25
"Lá chắn thép" của người Làng Nủ
Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.