Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 21:37

Thị trường bất động sản: Thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ” thông qua M&A

Bất động sản - Nhà ở - THÙY LINH

Thị trường bất động sản 2023 được dự đoán là chưa thể ấm lên bởi nhiều nguyên nhân như khát vốn, giảm nguồn cung, gặp khó về thanh khoản. Nhưng theo các chuyên gia, bối cảnh đó cũng mở ra những cơ hội cho các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) tăng cả lượng và chất.

20 giao dịch M&A bất động sản nổi bật trong năm 2022 cũng được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) chỉ ra như thương vụ Công ty CP DRH Holdings cho công ty con là Công ty CP Kinh doanh và Phát triển bất động sản Đông Sài Gòn nhận chuyển nhượng lên đến 99% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Hòa Bình; Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mua 57,82 triệu cổ phiếu Công ty CP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex; Công ty CP Phát triển Sunshine Homes đã quyết định nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Sao Ánh Dương.

Gần đây nhất, giới đầu tư rầm rộ đặt nghi vấn Sông Đà 1.01 – đơn vị sở hữu tòa tháp Hà Nội Landmark 51 đã bị thâu tóm. Đây có thể là thương vụ M&A lớn “chốt sổ” năm 2022 trên thị trường bất động sản, mở ra một năm 2023 nhiều triển vọng.

Thị trường bất động sản: Thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ” thông qua M&A
Thị trường bất động sản: Thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ” thông qua M&A - Ảnh minh họa

Bất động sản tìm lực phục hồi từ M&A

Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) diễn ra mạnh mẽ, tăng cả về số lượng thương vụ và giá trị giao dịch chính là điểm sáng khi bức tranh bất động sản năm 2022 khép lại với nhiều gam màu trầm lắng.

Công ty nghiên cứu thị trường Cushman & Wakefield ước tính khối lượng giao dịch các thương vụ M&A trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 1,5 tỷ USD – mức giá trị giao dịch cao nhất trong 5 năm vừa qua. Các thương vụ siêu M&A (có giá trị giao dịch trên 100 triệu USD) trong năm 2022 vẫn ghi nhận lĩnh vực bất động sản là điểm đến.

Cushman & Wakefield chỉ rõ phần lớn các giao dịch đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường với mục đích tìm kiếm tỉ lệ sinh lời tốt hoặc mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực.

Trong bối cảnh khó khăn lớn, đặc biệt là về tiếp cận - huy động vốn và thanh toán các khoản nợ, theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, M&A là chiếc “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp bất động sản. Điều đó giải thích vì sao thị trường M&A bất động sản 2022 tương đối sôi động và sẽ còn nhiều diễn biến lớn đang chờ ở phía trước.

“Năm 2023 sắp tới, tôi cũng chưa thấy có nhiều tín hiệu lạc quan. Có thể nói, triển vọng ấm lên của thị trường trong thời gian ngắn gần như là bất khả. Tuy nhiên, đây có thể lại là cơ hội cho sự sôi động của hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A).

Kinh nghiệm cũng cho thấy vào giai đoạn khó khăn của thị trường, hoạt động M&A thường rất nhộn nhịp, bởi với bên mua, đây là thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ”, ông Hà nhận định.

Đặt trong bối cảnh chung nền kinh tế với tín dụng bị “khóa van”, phát hành trái phiếu gặp khó, thiếu vốn trong khi áp lực trả nợ lớn dần… cùng đó là những vướng mắc trong giao đất, đền bù, giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư khiến cho sức khỏe doanh nghiệp bất động sản chịu nhiều tác động, theo TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, để khơi thông vốn tự cứu mình, doanh nghiệp sẽ phải chuyển dự án cho người khác để thu hồi vốn.

Lúc này, kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp bất động sản chính là mua bán - sáp nhập (M&A). Điều này sẽ góp phần tạo ra một trạng thái lý tưởng cho những thương vụ lớn.

Tất nhiên, để hoạt động M&A đi lên cả về số lượng lẫn giá trị thương vụ, theo các chuyên gia, còn cần rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Câu chuyện “cá lớn nuốt cá bé” trong M&A và xu hướng “thâu tóm” mới

Trước đây, khi nói về các thương vụ M&A, suy luận thông thường sẽ coi đây là hoạt động thâu tóm “cá lớn nuốt cá bé”, mua đứt bán đoạn.

Nhưng hiện nay, cơ hội đã không chỉ dành cho “cá lớn”. Cho dù đã thâu tóm các doanh nghiệp khác thì các công ty lớn nếu vận hành không khéo, thiếu am hiểu văn hóa địa phương hay nhu cầu của khách hàng thì con đường đến thành công cũng không phải dễ dàng.

Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ hơn, nhờ am hiểu thị trường, sức khỏe tài chính tốt, nhanh nhạy ứng phó và linh hoạt… hoàn toàn có thể chuyển bại thành thắng, bắt đầu một chu kỳ phát triển rực rỡ khi nắm bắt được cơ hội thâu tóm ngược.

Về điều này, luật sư Nguyễn Thanh Hà (SBLaw) phân tích, thông thường, các doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A theo chiều ngang hoặc chiều dọc để mở rộng kinh doanh nhanh nhất có thể. Doanh nghiệp quy mô lớn hơn là đơn vị đứng ra thực hiện thâu tóm các công ty nhỏ hơn, điều mà giới đầu tư hay nói là "cá lớn nuốt cá bé".

Tại Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện không ít thương vụ thâu tóm theo chiều hướng ngược lại, hiện tượng "cá bé nuốt cá lớn" bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và quy mô của thương vụ cũng ngày càng lớn.

“Việc thâu tóm doanh nghiệp lớn hơn mình là một thành công rất lớn. Một là điều đó đem lại uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp. Phải là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có quan hệ sâu rộng và được hậu thuẫn, có chiến lược phát triển rõ ràng và khả năng “đọc” thị trường rất tốt, đồng thời thể hiện bản lĩnh giải quyết các vướng mắc phát sinh hậu M&A mới có thể thực hiện một vụ thâu tóm như vậy.

Hai là việc thâu tóm doanh nghiệp lớn cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nhờ tiếp thu được hệ thống và tệp khách hàng có sẵn, từ đó khẳng định vị thế đang lên của mình”, ông Hà cho biết.

Khẳng định chiều hướng “cá bé nuốt cá lớn” là điều hoàn toàn có thể xảy ra, TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhấn mạnh: “Không phải cứ lớn là khỏe. Một thực tế là mức độ ảnh hưởng trong giông bão sẽ tương ứng với quy mô. Đôi khi những ông lớn lại là bị quật ngã nhanh nhất vì khi lớn mạnh thì họ sẽ vay nhiều, đầu tư dàn trải, đầu tư nhiều mà gặp phải thị trường thanh khoản kém, tính hấp thụ là rất yếu thì chính họ đối mặt với nguy cơ sụp đổ.

Trong khi doanh nghiệp nhỏ thì tác động nhỏ, có thể bảo toàn được dòng vốn của mình, dù nhỏ nhoi nhưng có thể gộp lại cùng nhau. Nếu không gặp khủng hoảng, việc các ông nhỏ nắm được cơ hội thâu tóm ông lớn đang đuối sức là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều ông nhỏ cùng nhau sẽ tạo nên một nguồn lực mạnh để thôn tín ông lớn”, ông Đính bày tỏ quan điểm.

Theo vị chuyên gia, khi các thương vụ M&A thành công, về thuận lợi, doanh nghiệp sẽ được thừa hưởng thương hiệu, chất lượng, hiệu quả mà các nhà đầu tư lớn đã tạo sẵn ra cho dự án đó.

Tuy nhiên, điều này cũng là thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ khi kế thừa và tiếp tục thực hiện những gì đang sẵn có nhưng chưa đủ các kiến thức, kinh nghiệm, năng lực điều hành giống các “ông lớn”.

“Nếu không có định hướng rõ ràng cũng có thể xảy ra tình huống làm yếu đi tính chất của dự án”, ông Đính phân tích.

Ngoài những điều liên quan đến nội lực của doanh nghiệp hậu M&A, theo luật sư Nguyễn Thanh Hà (SBLaw), việc sáp nhập một doanh nghiệp lớn cũng sẽ có nhiều vấn đề nổi lên như mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm cổ đông mới và cổ đông cũ hoặc xảy ra tình trạng mất cân đối nguồn tiền trong một thời gian nhất định, vì đã phải huy động một nguồn lực tài chính lớn cho thương vụ. Ngoài ra còn có rủi ro quản trị điều hành có thể xảy ra hậu M&A.

Bởi vậy, chuyên gia cũng khuyên rằng các doanh nghiệp nên nhìn ở một bình diện rộng hơn, đúng ý nghĩa và giá trị của “thâu tóm”.

Sau nhiều năm đóng băng hoạt động, thời gian gần đây, CTCP Sông Đà 1.01 xuất hiện biến động về cơ cấu sở hữu, với những cổ đông mới. Cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 cũng nhiều phiên liên tiếp tăng trần. Kết thúc phiên giao dịch 24/12, cổ phiếu SJC đang có mức giá mức giá 15.600 đồng/cp, tương đương mức tăng hơn 1100% so với hồi đầu tháng 7 (1.400 đồng/cp).

Ngày 30/11, Sông Đà 1.01 thông báo về việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vào ngày 31/12. Với nội dung thông qua việc thay đổi điều lệ, miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Nhiều dự đoán, sau ĐHĐCĐ bất thường, Sông Đà 1.01 sẽ “thay máu” cả về sở hữu lẫn quản trị doanh nghiệp.

Bất động sản và trái phiếu - “tội đồ” cùng nỗi oan! Bất động sản và trái phiếu - “tội đồ” cùng nỗi oan!

Sau vụ Tân Hoàng Minh, FLC và nhất là Vạn Thịnh Phát rồi những gì đang diễn ra thì trái phiếu cùng bất động sản ...

Những khu vườn trong phố làm nên giá trị khác biệt của bất động sản Sunshine Những khu vườn trong phố làm nên giá trị khác biệt của bất động sản Sunshine

Theo khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Batdongsan.com, khoảng 61% người Việt có nhu cầu gia tăng không gian xanh trong tổ ấm ...

Yên Bái: Triển khai xây dựng, đầu tư bất động sản hướng tới nhà ở xã hội cho công nhân Yên Bái: Triển khai xây dựng, đầu tư bất động sản hướng tới nhà ở xã hội cho công nhân

"Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề xuất gói tín dụng khoảng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Báo Hàn chỉ ra những điểm hấp dẫn khi du lịch Phú Quốc

Bất động sản - Nhà ở -

Báo Hàn chỉ ra những điểm hấp dẫn khi du lịch Phú Quốc

Tờ AsiaA của Hàn Quốc ca ngợi Phú Quốc là điểm đến mùa đông hấp dẫn với thời tiết lý tưởng, thiên nhiên tươi đẹp, hay nhiều trải nghiệm đặc sắc như đi cáp treo, trải nghiệm văn hóa và các ngành nghề bản địa…

Cử tri Hà Nội kiến nghị 4 vấn đề “nóng” về bất động sản

Bất động sản - Nhà ở -

Cử tri Hà Nội kiến nghị 4 vấn đề “nóng” về bất động sản

Liên quan đến chính sách phát triển nhà ở xã hội, cử tri Thành phố Hà Nội đề cập 3 nội dung lớn, đặc biệt là vấn đề nhà ở xã hội.

Tháo điểm nghẽn nhà ở xã hội - Kỳ cuối: Công nhân cần “chỗ ở” hay “nhà ở”?

Bất động sản - Nhà ở -

Tháo điểm nghẽn nhà ở xã hội - Kỳ cuối: Công nhân cần “chỗ ở” hay “nhà ở”?

Đầu năm nay, Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đề xuất triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp.

Khám phá căn hộ 01 phòng ngủ Merryhome tại "quận du thuyền" MerryLand Quy Nhơn

Bất động sản - Nhà ở -

Khám phá căn hộ 01 phòng ngủ Merryhome tại "quận du thuyền" MerryLand Quy Nhơn

Khai trương vào trung tuần tháng 7/2023, nhà mẫu MerryHome 01 phòng ngủ tại thành phố bán đảo MerryLand Quy Nhơn đã thu hút sự quan tâm nồng nhiệt của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Mỗi ngày nhà mẫu đều đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.

Tập trung rà soát quỹ đất, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Bất động sản - Nhà ở -

Tập trung rà soát quỹ đất, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng tập trung phối hợp với các địa phương rà soát quỹ đất và đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội,...

Quảng Nam thúc nhà đầu tư dự án thương mại làm nhà ở xã hội

Bất động sản - Nhà ở -

Quảng Nam thúc nhà đầu tư dự án thương mại làm nhà ở xã hội

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Sở Xây dựng tập trung làm việc với các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội để yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện việc phát triển nhà ở xã hội đồng bộ trong dự án.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp Tôi công nhân

3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023 Infographic

Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023

Năm 2023, công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả cụ thể.
Bản tin công nhân: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt

Bản tin công nhân ngày 03/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt; Tp.HCM: Người thất nghiệp nhiều, nhưng doanh nghiệp khó tuyển lao động; Top các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều nhất đầu năm 2024...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Lãi suất từ 8,2%-8,7% là mức vay mua NOXH từ gói 120.000 tỷ đồng

Bất động sản - Nhà ở -

Lãi suất từ 8,2%-8,7% là mức vay mua NOXH từ gói 120.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra hướng dẫn triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay các dự án nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Đối tượng cho vay là chủ đầu tư đầu tư dự án và khách hàng mua nhà ở tại các dự án đó.

Tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn hộ “chung cư mini”

Kinh tế - Xã hội -

Tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn hộ “chung cư mini”

Nếu không đáp ứng đầy đủ quy định của Luật Nhà ở, chủ sở hữu căn chung cư mini chỉ được đứng tên chung trong giấy chứng nhận của tòa nhà mà không được công nhận quyền sở hữu căn hộ.

Quảng Nam rà soát các chung cư mini, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao

Kinh tế - Xã hội -

Quảng Nam rà soát các chung cư mini, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh thường xuyên rà soát, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả trong quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), nhất là các chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, trường mẫu giáo (từ 02 tầng trở lên),...

Chuyên gia chỉ loạt nguyên do khiến chung cư mini nở rộ vượt ngoài tầm kiểm soát

Kinh tế - Xã hội -

Chuyên gia chỉ loạt nguyên do khiến chung cư mini nở rộ vượt ngoài tầm kiểm soát

Từ năm 2011-2021, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có nhiều văn bản kiến nghị của Hiệp hội về nhà chung cư mini.

Hàng nghìn căn hộ trên "đất ở không hình thành đơn vị ở" đợi sổ hồng đến bao giờ?

Bất động sản - Nhà ở -

Hàng nghìn căn hộ trên "đất ở không hình thành đơn vị ở" đợi sổ hồng đến bao giờ?

Tỉnh Khánh Hòa mới đây dừng các thủ tục liên quan tới "đất ở không hình thành đơn vị ở". Những người đã mua sản phẩm tại các dự án trên sẽ ra sao, mòn mỏi đợi sổ hồng đến bao giờ?

Có nộp thuế thu nhập thì không được mua nhà ở xã hội

Kinh tế - Xã hội -

Có nộp thuế thu nhập thì không được mua nhà ở xã hội

Đây là nội dung được nhiều người quan tâm tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Một chung cư mini khác của chủ căn bị cháy tại Hà Nội cũng vi phạm quy định PCCC

Kinh tế - Xã hội -

Một chung cư mini khác của chủ căn bị cháy tại Hà Nội cũng vi phạm quy định PCCC

Một chung cư mini tại quận Đống Đa (Hà Nội) của Nghiêm Quang Minh - người vừa bị khởi tố, liên quan vụ cháy chung cư mini làm 56 người chết - không đảm bảo phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Thành viên Kinh Bắc (KBC) làm dự án nhà ở xã hội gần 1.600 tỷ đồng tại Hải Phòng?

Kinh tế - Xã hội -

Thành viên Kinh Bắc (KBC) làm dự án nhà ở xã hội gần 1.600 tỷ đồng tại Hải Phòng?

Công ty con của Kinh Bắc (mã CK KBC) là CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) muốn vay 1.200 tỷ đồng làm nhà ở xã hội tại Hải Phòng.

Cả nước đang triển khai xây dựng hơn 288.000 căn nhà ở xã hội

Đời sống -

Cả nước đang triển khai xây dựng hơn 288.000 căn nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, tính đến quý II/2023, cả nước có 294 dự án nhà ở xã hội đang triển khai xây dựng, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn.

Quy Nhơn, Bình Định và hành trình trở thành điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn

Bất động sản - Nhà ở -

Quy Nhơn, Bình Định và hành trình trở thành điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn

Thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đồng thời là điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam nói chung, điểm sáng du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng, tỉnh Bình Định đã, đang và sẽ tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá; tích cực thu hút đầu tư trong và ngoài nước…