Thách thức nguồn lao động ngành Dệt may
Người lao động - 02/08/2022 14:19 NGUYỄN NGA
Ảnh minh họa. |
Báo cáo mới đây của Bộ Công thương cho biết, từ nay đến cuối năm 2022 ngành Dệt may phải đối diện với rất nhiều thách thức.
Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp dệt may nhận rất nhiều đơn hàng, nhưng bước sang quý 2/2022 tình hình đã bắt đầu có những khó khăn. Dự báo, quý 3 có thể sẽ khó khăn hơn khi lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, EU khiến thị trường bị thu hẹp; đồng euro liên tục “nhảy múa”; nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam.
Bên cạnh đó, thiếu công nhân lao động đang là vấn đề nan giải của doanh nghiệp ngành Dệt may. Phần lớn lao động trong ngành nayg là dạng phổ thông, thực hiện các công đoạn gia công sản phẩm, còn các khâu yêu cầu có trình độ kỹ thuật như nhuộm, hoàn thiện vải, thiết kế sản phẩm vẫn còn đang thiếu và yếu.
Theo thống kê của Bộ Công thương, khoảng 75% lao động trong lĩnh vực này chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo dưới 3 tháng. Đây là thách thức cho ngành trong quá trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Trong khi đó, Dệt may lại là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam (riêng ngành Dệt may cần khoảng hai triệu lao động, chiếm 25% toàn ngành chế biến, chế tạo).
Chỉ tính riêng tại TP.HCM, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM (FALMI), sau dịch COVID-19, tại TP.HCM nhu cầu sử dụng lao động của ngành Dệt may tăng rất cao, song khả năng đáp ứng còn hạn chế.
Năm 2021, TP.HCM có hơn 376.000 lao động ở lĩnh vực dệt may - da giày, chiếm 13% trên tổng số 2,8 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại thành phố lớn nhất cả nước. Bình quân, ngành này cần thêm 20.000 đến 22.000 lao động nhưng chỉ khoảng 1.000 người có nhu cầu tìm việc.
Dự báo giai đoạn 2022 - 2026, ngành Dệt may - da giày tại TP.HCM sẽ có 390.000 - 437.000 lao động làm việc. Đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với ngành này trong thời gian tới khi trung bình mỗi năm các nhà máy mất khoảng 10% lao động.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Quang Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH May mặc Donny cho biết, đặc thù trong ngành May mặc là tình trạng biến động lao động, sau COVID-19 tình trạng này càng rõ nét hơn. Từ đầu năm nay Công ty luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự giỏi có tay nghề cao với mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Theo ông Phạm Quang Anh, trong bối cảnh hiện nay để tuyển dụng được công nhân may có tay nghề cao không hề dễ bởi lao động ngành này đang bị cạnh tranh gay gắt. Không chỉ cạnh tranh giữa các nhà máy với nhau mà còn giữa các địa phương, các nhóm ngành.
Cán bộ công đoàn hỏi thăm tình hình đời sống, việc làm của công nhân Công ty TNHH Sơn Hà (xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình). Ảnh: Lao động và Công đoàn. |
Tại tọa đàm Giải pháp chuyển đổi cho thách thức nguồn nhân lực ngành dệt may diễn ra mới đây, bà Trần Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết tình hình xuất khẩu năm nay "rất quái dị" ảnh hưởng nhiều nhà máy.
Cụ thể, đầu năm các doanh nghiệp nhận rất nhiều đơn hàng nhưng thiếu lao động, không có người sản xuất, nhiều nhà máy phải tìm chỗ gia công bớt.
Bước sang quý 2, chiến sự Ukraine, giá dầu tăng, dịch bệnh tác động đến thói quen tiêu dùng người dân nhiều nước. Sức mua áo quần, thời trang giảm mạnh, hàng tồn không bán được, các nhãn hàng không ký kết hợp đồng mới.
Bà Trần Thị Tuyết Mai cho hay một số nhà máy không có đơn hàng buộc phải tính toán phương án lao động như cho nghỉ thứ Bảy, công nhân nghỉ phép. Hiện, Vitas đang tiến hành tìm hiểu, thống kê để có hướng hỗ trợ về sản xuất, đầu ra cho ngành, trong đó tập trung vào doanh nghiệp lượng đơn hàng giảm nhiều, tác động lớn đến công nhân.
Theo bà Mai, để ngành dệt may vượt qua thách thức thì chuyển đổi số là một trong những vấn đề mà ngành Dệt may cần tập trung thúc đẩy qua từng năm cùng với giải quyết năng suất, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí quản trị/vận hành... Trong đó, kỹ thuật số và tự động hóa là nền tảng chuyển đổi số, giải quyết vấn đề công nghệ và lao động cho ngành dệt may. Đây cũng là giải pháp doanh nghiệp ngành Dệt may đã chuẩn bị và theo đuổi trong thời gian dài với chiến lược bền vững.
Tuy nhiên, một trong những thách thức với doanh nghiệp trong ngành là khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ số.
"Trước đòi hỏi ngày càng khắt khe của các nhãn hàng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa, nhưng vấn đề này sẽ liên quan trực tiếp đến nguồn lực con người. Do vậy, doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có tầm nhìn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực và có khả năng thích ứng với chuyển đổi số", bà Mai nêu quan điểm.
Đồng quan điểm, ông Phạm Xuân Trình, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết vấn đề cạnh tranh về nguồn nhân lực dệt may ngày càng khiến doanh nghiệp "đau đầu". Phần lớn lao động trong ngành Dệt may là dạng phổ thông, thực hiện các công đoạn gia công sản phẩm, còn các khâu yêu cầu có trình độ kỹ thuật như nhuộm, hoàn thiện vải hay thiết kế sản phẩm đang thiếu và yếu.
Do đó, ông Phạm Xuân Trình cho rằng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới, cần gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp và các trường đào tạo cần hình thành liên kết bền vững hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 26/09/2024 07:44
Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang
Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.
Đời sống - 25/09/2024 16:46
Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.
Đời sống - 25/09/2024 12:45
Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân
Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.
Người lao động - 24/09/2024 12:56
Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?
Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?
Người lao động - 23/09/2024 20:57
Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi
Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động
- Sinh viên sớm tiếp xúc với thị trường lao động
- Cuộc thi Điểm đến an toàn “Sau giờ tan ca”: Sân chơi bổ ích cho người lao động
- Thủ tướng đề nghị “3 tiên phong” trong quy hoạch Bình Dương 2021-2030
- Tham quan nhà máy pin Blade của BYD tại Trùng Khánh