Phần 1: Amiăng là nguyên nhân duy nhất dẫn tới bệnh U trung biểu mô
Sức khỏe - 18/08/2020 16:48 GS.TS Lê Vân Trình
Sợi amiăng trắng (trái) và amiăng xanh, nâu (phải) |
Amiăng là tên được đặt cho sáu khoáng chất xuất hiện tự nhiên trong môi trường dưới dạng các bó sợi có thể được tách thành các sợi mỏng, bền để sử dụng trong các ứng dụng thương mại và công nghiệp. Những sợi này có khả năng chịu nhiệt, lửa và hóa chất và không dẫn điện, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Về mặt hóa học, khoáng chất amiăng là các hợp chất silicat, có chứa các nguyên tử silic và oxy trong cấu trúc phân tử của chúng.
Amiăng được chia thành hai nhóm: nhóm serpentines (amiăng trắng) và nhóm amphibole (gồm amiăng nâu, amiăng xanh, anthophyllite, tremolite và actinolite). Hai nhóm này có sự khác biệt cả về phương diện hóa học và khoáng vật học, dẫn tới sự khác biệt đáng kể trong hoạt động của chúng khi đi vào phổi. Hiện nay, chỉ có amiăng trắng là được khai thác và là loại amiăng được kinh doanh hợp pháp.
Amiăng chủ yếu được sử dụng làm tấm lợp, ván xây dựng, vật liệu cách nhiệt, vật liệu cách âm, ống nước, ống khói, phanh xe, gioăng...
Ảnh hưởng của amiăng đến sức khỏe
Mặc dù có nhiều công dụng, nhưng ngay từ xa xưa người ta đã phỏng đoán rằng amiăng là nguyên nhân của các vấn đề phổi của những người làm việc trong các mỏ, nơi amiăng được chiết xuất hoặc những người kéo thành sợi và dệt nên vải amiăng. Nhà triết học và nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder, năm 79 trước CN đã lưu ý trong bài viết của mình về những người nô lệ khai thác amiăng bị mắc một căn bệnh ở phổi và qua đời khi tuổi còn trẻ.
Từ năm 1906 Vương Quốc Anh đã phát hiện ra bệnh bụi phổi amiăng, ở Mỹ là vào năm 1918 và ở Nhật Bản vào năm 1929. Đến năm 1935 Vương Quốc Anh đã phát hiện ra các trường hợp ung thư phổi; ở Mỹ là năm 1960; và Nhật Bản là 1973 (Sugio Furuya, Nhật Bản). Cũng bắt đầu từ đó loài người phải đương đầu với căn bệnh chết người liên quan đến amiăng.
Các nhà y học đã chứng minh rằng, UTBM ác tính có liên quan chặt chẽ với lượng amiăng tiêu thụ. Theo nhóm các nhà khoa học tại Viện An toàn và sức khỏe nghề nghiệp thuộc Bộ Y tế Mỹ (NIOSH, CDC - Malignant Mesothelioma Mortality - United States 2015), ở một số nước, thiếu các số liệu về UTBM có thể là sai sót cố tình; ở các nước khác có thể do thiếu năng lực khám, chẩn đoán hoặc phát hiện bệnh.
Có những nước phát triển, tiềm năng khoa học mạnh như Canada, trong hơn 100 năm luôn là một trong những nước dẫn đầu về khai thác amiăng nhưng họ cũng không có các trung tâm đăng ký ung thư quốc gia hoặc đăng ký UTBM quốc gia. Các nhà quan sát Canada cho rằng sơ suất đó là một phần trong chính sách của họ. Nói một cách khác, nếu cộng đồng không biết thì cũng đừng động chạm đến sự ủng hộ của chính phủ liên bang tới ngành công nghiệp amiăng.
Hay ở Ấn Độ, một đất nước mà bao nhiêu amiăng cũng không thể thoả mãn, UTBM hầu như chẳng bao giờ được đề cập đến, nếu có thì cũng chẳng có quy trình nào để có thể thu thập được dữ liệu.
Về mặt y học, dựa theo các công trình nghiên cứu độc lập khác nhau của các nhà khoa học tại: Anh, Mỹ, Canada, Nhật, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Australia, WHO đã kết luận, amiăng là nguyên nhân duy nhất dẫn tới UTBM (cho tới nay chưa xác định được nguyên nhân khác). WHO cho biết tỷ lệ mắc bệnh UTBM hiện nay dao động trong khoảng từ 14 đến 35 trường hợp/1triệu dân/năm tại 11 nước công nghiệp phát triển.
Tình hình sản xuất và sử dụng amiăng trên thế giới
Hiện nay, số nước còn sử dụng amiăng trắng ngày càng giảm dần. Có 31 nước, chủ yếu là ở châu Á và Trung Đông sử dụng tới 99,5% lượng amiăng trắng toàn thế giới, trong đó có 27 nước sử dụng trên 400 tấn/năm; 7 nước sử dụng trên 50.000 tấn/năm.
Việt Nam nằm trong số 7 nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất gồm 3 nước có khai thác và xuất khẩu amiăng là Nga, Brazin, Trung Quốc và 4 nước nhập khẩu là Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Uzbekistan.
Số nước cấm sử dụng amiăng trắng cũng ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2000 có 25 nước cấm thì đến nay đã có 67 nước cấm hoàn toàn việc sử dụng amiăng, kể cả amiăng trắng (trong đó có 2 nước sản xuất và xuất khẩu amiăng trắng là Brazin và Canada)
Số người chết trung bình/năm có liên quan đến amiăng trong 10 năm (1996 - 2005) ở một số quốc gia trên thế giới. |
Việc cấm sử dụng amiăng không chỉ ở các nước phát triển (các nước khu vực Bắc Âu, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) mà cả ở các nước đang phát triển (Algeri, Uruguay, Jordan, Mozambic, Hondurat,..). Có quốc gia ban hành lộ trình cấm, như Canada, Brazin - cuối năm 2016, 2017 đưa ra lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng amiăng từ năm 2018.
Bên cạnh đó, do nhận thấy tác hại của amiăng hoặc do chi phí giải quyết hậu quả đối với những người bị bệnh dưới tác động của amiăng rất lớn, nhiều quốc gia cấm ngay việc sử dụng amiăng hoặc giảm dần đến mức tối thiểu.
Hiện nay có 60 nước không có báo cáo bất kỳ về lượng tiêu thụ amiăng trắng nào, đưa số nước cấm hoặc không tiêu thụ amiăng trắng lên con số 126 nước.
Theo đề nghị của chính phủ Pháp, Liên minh châu Âu đã ban hành Nghị định ngày 24 tháng 12 năm 1996, cấm amiăng và các sản phẩm có chứa amiăng, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu những sản phẩm này trong cộng đồng.
Tại khóa họp thứ 86, tổ chức tại London, Anh, tháng 6/2009, Uỷ ban An toàn Hàng hải (MSC) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua sửa đổi, bổ sung Quy định II-1/3-5 của Công ước SOLAS 74, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/1/2011, quy định việc cấm lắp đặt mới các vật liệu có chứa amiăng trên tất cả các tàu biển, không có trường hợp ngoại lệ.
Thông tin Covid-19 sáng ngày 18/8: Thêm 7 ca mắc mới Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 18/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 22 triệu, hơn 776 ... |
Công nhân KCN Bắc Thăng Long "bơi" trong biển nước sau trận mưa lớn Sau cơn mưa lớn chiều ngày 17/8, nhiều xóm trọ của công nhân trong KCN Bắc Thăng Long chìm trong biển nước khiến nhiều công ... |
Ai bảo vệ quyền lợi thuyền viên khi tham gia tàu hành trình quốc tế? Nghề đi biển vốn lênh đênh cùng sóng nước, nhiều rủi ro lại thêm tình trạng quỵt nợ lương, nợ chế độ khiến không ít ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.
- Cô Lê Thị Thanh Hảo - Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì giáo viên
- Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Đoàn viên mẫu mực của Trung tâm Thông báo tin tức hàng không
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
- "Lá chắn thép" của người Làng Nủ