PGS.TS Nguyễn Văn Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường nói về tác hại của Amiăng đến sức khoẻ cộng đồng. |
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tất cả các loại Amiăng, trong đó có Amiăng trắng đều là chất gây ung thư cho con người. Dù vậy, Việt Nam là một trong 7 nước đứng đầu thế giới về sử dụng Amiăng trắng và tấm lợp có chứa Amiăng đang “chảy dồn” về vùng dân tộc thiểu số. |
Nói về tác hại của Amiăng đến sức khoẻ cộng đồng, PGS.TS Nguyễn Văn Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường cho biết, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư có đủ bằng chứng cho thấy tất cả các dạng Amiăng gây ung thư trung biểu mô, phổi, thanh quản, buồng trứng và bệnh bụi phổi Amiăng. |
Chất gây ung thưnghề nghiệpđộc hại nhất |
Ông Sơn nêu rõ cơ chế gây bệnh ung thư do Amiăng: “Khi sợi Amiăng được hít vào qua đường hô hấp, sợi Amiăng sẽ xâm nhập vào phổi và tồn tại trong một thời gian dài do quá trình thanh thải thường thất bại. Sợi Amiăng không được thanh thải sẽ gây tổn thương tế bào biểu mô dẫn tới ung thư”. GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn, vệ sinh lao động Việt Nam đánh giá: “Điều nguy hiểm ở chỗ Amiăng có thời gian ủ bệnh từ 10 năm, thậm chí đến 40 năm”. GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn, vệ sinh lao động Việt Nam nói về tác hại của Amiăng. Tổ chức Y tế thế giới thống kê, mỗi năm có hơn 100.000 người tử vong do các bệnh liên quan phơi nhiễm Amiăng và 1,5 triệu người phải sống chung với bệnh tật do Amiăng gây ra. 80% các trường hợp ung thư trung biểu mô có liên quan đến Amiăng và cứ thêm 1kg Amiăng được sử dụng trên bình quân đầu người một năm thì số trường hợp mắc ung thư tăng gấp 2,4 lần. |
Tổ chức Y tế thế giới thống kê, mỗi năm có hơn 100.000 người tử vong do các bệnh liên quan phơi nhiễm Amiăng và 1,5 triệu người phải sống chung với bệnh tật do Amiăng gây ra. |
PGS.TS Nguyễn Văn Sơn khẳng định: “Amiăng được coi là chất gây ung thư nghề nghiệp độc hại nhất với hơn một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp”. Mặc dù vậy, Việt Nam hiện là một trong 7 nước đứng đầu thế giới về sử dụng Amiăng trắng, đơn thuần nhập khẩu. Số liệu báo cáo năm 2020 cho thấy, Việt Nam nhập khẩu và tiêu thụ khoảng 20.000 tấn Amiăng trắng, được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất tấm lợp Amiăng – xi măng (chiếm trên 95%). |
“Tấm lợp có chứa Amiăng "chảy dồn" về vùng dân tộc thiểu số” |
TS Hoàng Xuân Lương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc thiểu số, miền núi (HRC) cho hay, vùng dân tộc thiểu số đang là “rốn nghèo” của cả nước. “Chính vì bà con nghèo nên tấm lợp có chứa Amiăng chảy dồn về vùng dân tộc thiểu số, chiếm tới 95%”, ông Lương nói và cho biết, tấm lợp này thậm chí còn được đưa vào các chương trình trợ giúp nhân đạo cho miền núi. |
TS Hoàng Xuân Lương: "Tấm lợp có chứa Amiăng "chảy dồn" về vùng dân tộc thiểu số" |
Theo khảo sát của HRC, tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, năm 2019 có 35% số hộ gia đình dùng tấm lợp chứa Amiăng để lợp nhà ở, 60% số hộ dùng tấm lợp này vào các công trình phụ. Ông Lương nói thêm: "Điều đáng lo ngại là người dân vẫn dùng nước mưa chảy từ mái tấm lợp Amiăng để ăn uống, trong khi các tấm lợp vỡ vụn được tận dụng làm nền nhà, rải đường đi…" PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, Chủ tịch Hội Y học lao động Việt Nam cho biết đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, họ vốn nghèo và nhận thức về bảo vệ sức khoẻ không được tốt. Trong khi đó tấm lợp chứa Amiăng lại rẻ, bền nên được ưa chuộng sử dụng. PGS.TS Nguyễn Khắc Hải. “Cần phải giúp đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức rõ tác hại của tấm lợp có chứa Amiăng và dừng sử dụng, càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nếu đang sử dụng thì làm thế nào để chung sống an toàn, khi muốn thải bỏ thì cũng cần chú ý thao tác an toàn. Bên cạnh đó chúng ta cần phải phát triển vật liệu thay thế”, PGS.TS Nguyễn Khắc Hải nhấn mạnh. Theo Chủ tịch Hội Y học lao động Việt Nam, việc nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của Amiăng đến sức khoẻ và việc giảm thiểu, tiến tới ngừng sử dụng Amiăng, trong đó có tấm lợp Amiăng – xi măng là một biện pháp quan trọng để dự phòng các bệnh liên quan đến Amiăng cho cộng đồng nói chung và cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
|
Ý Yên - Sỹ Công |