Cần có chiến lược để đối phó với chất độc amiang
Kinh tế - Xã hội - 31/08/2020 18:20 Ngọc Bích
Phần 3: Cơ sở pháp lý của việc dừng sản xuất amiăng tại Việt Nam Phần 2: Các vật liệu thay thế amiăng trắng trong sản xuất Phần 1: Amiăng là nguyên nhân duy nhất dẫn tới bệnh U trung biểu mô |
Hội thảo “Xử lý các chất thải nguy hại trong đó có amiang” diễn ra tại Hà Nội. |
Ngày 31/8, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn – Vệ sinh lao động Việt Nam (VOSHA) phối hợp với Viện Tài nguyên và Môi trường; Tổ chức Nhân dân Úc vì Y tế, Giáo dục và Phát triển hải ngoại (APHEDA) tổ chức Hội thảo “Xử lý các chất thải nguy hại trong đó có amiang”. Tại đây, nhiều chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo về sự nguy hiểm của amiang đối với sự an toàn của cuộc sống trong tương lai.
Việt Nam đang có 10 triệu tấn amiang đã và đang trở thành chất thải
ThS Trương Thị Yến Nhi, Khoa Bảo hộ Lao động, Đại học Công đoàn cho biết, Việt Nam nằm trong top 7 nước sử dụng nhiều amiang nhất thế giới. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong nhiều năm, lượng amiang nhập vào khoảng trên dưới 60 nghìn tấn/năm.
Amiang trắng được dùng để sản xuất tấm lợp amiang xi măng, vật liệu cách nhiệt, gioăng phớt chịu nhiệt, má phanh phương tiện giao thông và một số lĩnh vực khác.
“Riêng trong lĩnh vực tấm lợp, sản lượng sản xuất và tiêu thụ trung bình khoảng 75 - 80 triệu m2/năm. Khi những tấm lợp này hư hỏng hay bị thay thế thì việc xử lý để bảo đảm an toàn không hề đơn giản”, ThS Trương Thị Yến Nhi cho hay.
Từ năm 2005, amiang đã bị cấm hoàn toàn ở châu Âu và đến nay đã có 66 nước cấm sử dụng.
Nhiều chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo về sự nguy hiểm của amiang trong tương lai. |
Tại Việt Nam, GS. TS. Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn – Vệ sinh Lao động Việt Nam cho biết, vấn đề lớn nhất hiện nay là chưa coi vật liệu xây dựng từ tấm lợp amiang - xi măng là chất thải nguy hại.
Sau khi không sử dụng nữa, họ lại đập các tấm này vụn để lát đường mà không biết hạt bụi amiang sẽ phát tán, gây nguy hại cho sức khỏe. Hiện có khoảng 10 triệu tấn amiang đã và đang trở thành chất thải.
“Ở miền Trung, người dân dùng tấm amiang thả xuống nước làm giá thể nuôi hàu, đó là nguy cơ gây nên những bệnh do màng bụng”, GS Trình cảnh báo.
WHO xác định không có giới hạn an toàn nào cho sợi amiang. Sợi amiang không gây bệnh ngay mà 20 - 40 năm sau mới phát bệnh. Theo thống kê của thế giới, có hơn 80% ung thư trung biểu mô là do nhiễm độc amiang.
GS Trình cho biết, thế giới ghi nhận hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm do amiang. Việt Nam hiện mới ghi nhận ba người mắc bệnh phổi do amiang gây nên. Tuy nhiên, số liệu này chưa thể thống kê hết.
“Việt Nam chỉ có có bốn đơn vị xác định bệnh phổi do amiang gồm Viện Sức khỏe nghề nghiệp môi trường, Bệnh viện Xây dựng, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động Hà Nội và Viện Sức khỏe cộng đồng TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để xác định có ung thư trung biểu mô do amiang hay không, chúng ta phải gửi cả mẫu sinh thiết sang Nhật Bản. Đó là lý do tại sao Việt Nam xác định ung thư phổi do amiang ít”, GS Trình cho hay.
Tại châu Âu, mặc dù đã cấm sử dụng amiang từ năm 2005 nhưng đến nay nhiều nước khu vực này vẫn đang phải xử lý chất thải và bệnh do amiang gây nên. Nếu Việt Nam dừng sớm nhập khẩu amiang, cấm sử dụng amiang thì chúng ta cũng phải mất nhiều năm mới xử lý được chất thải nguy hại này.
Cần có chiến lược để xử lý chất độc amiang
GS Lê Vân trình cho biết, mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý chất thải nguy hại của nước ta đã khá đầy đủ, nhưng trong đó không nói nhiều về amiang.
Thông tư 36/2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường có xếp “vật liệu xây dựng thải chứa amiang” là chất thải nguy hại, nhưng lại không kể “tấm lợp amiang – xi măng”, đồng nghĩa với việc, hàng tỷ m2 tấm lợp chứa amiang đã được sản xuất, sử dụng, phá vỡ, phân hủy, làm phát tán bụi và sợi amiang ra môi trường lại không được coi là chất thải nguy hại như Tiêu chuẩn Việt Nam 6706:2009. Điều này thể hiện sự không nhất quán của văn bản quy phạm pháp luật về phân loại, quản lý, xử lý chất thải nguy hại ở nước ta.
GS nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải đưa amiang vào loại rác thải nguy hại ở bất kỳ dạng nào để có cách bảo quản, vận chuyển, xử lý đúng cách nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và cho môi trường xung quanh”. GS cũng đề xuất, những người làm luật sớm đưa amiang vào là một loại chất thải nguy hại, có biện pháp cảnh báo người dân không sử dụng tùy tiện, tiến tới dừng sử dụng amiang theo đúng lộ trình.
Ông Nguyễn Văn Khuông, Hội An toàn – Vệ sinh Lao động Việt Nam cũng đưa ra cảnh báo, nếu chúng ta không đưa vấn đề này vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây thì sự an toàn của cộng đồng tiếp tục bị đe dọa.
Và để giải quyết được dứt điểm việc cấm amiang tại Việt Nam, PGS. TS Bùi Thị An nhấn mạnh chúng ta cần phải có một chiến lược, có chính sách quy định cụ thể về loại chất độc này.
“Chúng ta phải khẳng định chất amiang là độc hại, cần phải xử lý như chất thải nguy hại, không được phép lách như chất thải bình thường, có như vậy mới giải quyết vấn đề sức khỏe cho người dân. Nếu không có chiến lược sẽ là vấn đề lớn đối với Việt Nam khi xử lý chất thải do amiang vì nó liên quan đến an sinh xã hội của đất nước. Chúng ta không đánh đổi kinh tế lấy môi trường bẩn”, PGS. TS Bùi Thị An nhấn mạnh.
ThS Trương Thị Yến Nhi, Đại học Công đoàn cũng bày tỏ quan điểm, trước mắt, khi vẫn chưa dừng sử dụng các vật liệu có chứa amiang cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa người lao động bị phơi nhiễm với amiang. Trong đó chú ý việc vận chuyển, xử lý đúng cách, tránh gây phát tán sợi amiang ra môi trường.
“Ngành Y tế cần nâng cao kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho các bệnh liên quan đến amiang. Đồng thời, thiết lập các trung tâm nguồn dữ liệu amiang để đăng ký, theo dõi và giám sát điều trị cho những người bị phơi nhiễm với amiang”, ThS Yến Nhi nhấn mạnh.
Ước tính mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua. Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi nilong của cả nước chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt, dẫn tới thảm họa “ô nhiễm trắng”. Chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc hiện nay khoảng 800 nghìn tấn/năm. Ước tính trong chất thải rắn công nghiệp, lượng chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ khoảng 20-30%. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tăng trung bình hằng năm khoảng 12%. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng đáng kể ở các địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao và du lịch tăng nhanh chiếm hơn 50% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh là 9.128 tấn/ngày; Hà Nội là 6.500 tấn/ngày; Thanh Hóa 2.246 tấn/ngày… |
Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực Tình trạng trộm cắp khu nhà trọ đã được nói đến nhiều, song vấn nạn này vẫn có xu hướng gia tăng trong sự bất ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 25 triệu, gần 846 ... |
Hai chuyện nhỏ về ông Nguyễn Đức Chung Khi một người nào đó vừa "", trong thiên hạ thường lập tức chia làm hai luồng dư luận. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 15:34
Không phô trương, ồn ào, Nissan Navara âm thầm trở thành chiếc xe bán tải có chỗ đứng vững vàng trong lòng khách Việt.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:33
Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:28
Tin đồn Suzuki Swift ngừng bán rộ lên sau khi website của Suzuki Việt Nam không còn xuất hiện tên sản phẩm này.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 12:34
Kia Carnival k hông đơn thuần là một bản facelift mà đã thay đổi với diện mạo trẻ trung, hiện đại hơn, cùng hàng loạt trang bị công nghệ mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:30
Có 5 loại hình bảo hiểm giao thông phổ biến tại Việt Nam hiện nay, trải rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, bao quát toàn bộ lợi ích liên quan đến người và phương tiện mà họ đang sử dụng.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:08
GX thế hệ mới không giống bất cứ một chiếc Lexus nào trước đây. GX 550 mang dáng vẻ vuông vức độc đáo, động cơ tăng áp kép V6 cùng khả năng vượt mọi giới hạn.