Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Chính sách mới - 29/12/2023 17:56 NGỌC TÚ
Bảo vệ truyền thống vẻ vang của Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định những năm qua, công tác truyền thông của các cấp công đoàn có nhiều đổi mới: nội dung được chọn lọc và ngày càng phong phú; đối tượng mở rộng và hướng mạnh về cơ sở; phương thức đa dạng và coi trọng ứng dụng công nghệ số.
Bên cạnh đó, đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm của đoàn viên, người lao động và hình ảnh Công đoàn Việt Nam được tuyên truyền và lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân đối với tổ chức Công đoàn và người lao động, góp phần quan trọng vào kết quả chung của Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ 2018 -2023.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tú |
Trong bối cảnh mới, nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa chiều, dân chủ xã hội tiếp tục được mở rộng, dân trí không ngừng nâng cao, sự bùng nổ của công nghệ và các hình thức truyền thông gắn với công nghệ đặt ra những yêu cầu mới và ngày càng cao đối với truyền thông công đoàn.
Chương trình “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028” do Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028.
Mục tiêu của Chương trình là tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trong và ngoài công đoàn, sử dụng đa dạng và hiệu quả các hình thức, phương thức truyền thông, lan tỏa mạnh mẽ đến đoàn viên, người lao động và toàn xã hội về hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
Tập trung quảng bá, giới thiệu vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đóng góp và những đổi mới của Công đoàn Việt Nam, bảo vệ các giá trị và truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam.
Bên cạnh đó, phản ánh kịp thời đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; tuyên truyền, vận động nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, góp phần phát triển cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị và đất nước.
Toàn cảnh Diễn đàn Người lao động năm 2023 - Ảnh: Hoàng Quân |
Tăng sản phẩm truyền thông trên nền tảng số
Chỉ tiêu đầu tiên được Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII xác định là hằng năm có 85% đoàn viên, người lao động được tiếp cận thông tin về chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động và công đoàn.
Ngoài ra, 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan công đoàn tuân thủ cơ chế phát ngôn về hoạt động công đoàn. Người phát ngôn của Tổng LĐLĐ Việt Nam cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chỉ tiêu đến năm 2028 có 100% cán bộ công đoàn làm công tác chỉ đạo và trực tiếp tham mưu công tác truyền thông ở các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; 70% trở lên cán bộ lãnh đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; 50% trở lên cán bộ lãnh đạo công đoàn cơ sở, ưu tiên trước hết cho khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước được bồi dưỡng nâng cao năng lực truyền thông.
Tỉ trọng các sản phẩm truyền thông về công đoàn trên nền tảng số chiếm 50% tổng số sản phẩm truyền thông của các cấp công đoàn.
Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2028 có 100% tài liệu phục vụ công tác truyền thông được số hóa, kết nối, sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng để lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn; phát hiện, xử lý 80% trở lên tin sai lệch, tin xấu độc về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phấn đấu đến năm 2028, ở cơ quan công đoàn cấp tỉnh và tương đương có cán bộ làm công tác truyền thông được đào tạo, bồi dưỡng cấp chúng chỉ về báo chí, truyền thông.
Chú trọng truyền thông các vấn đề người lao động quan tâm
Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII nêu rõ bên cạnh truyền thông về hoạt động công đoàn cần đẩy mạnh truyền thông các nội dung, vấn đề mà đoàn viên, người lao động quan tâm. Thông qua truyền thông công đoàn, phải đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động.
Đồng thời, bám sát Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các định hướng và nhiệm vụ công tác hằng năm, công tác truyền thông phải được cụ thể hóa nội dung, triển khai các thông điệp theo chủ đề và sự kiện. Trong đó, tập trung truyền thông các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng; truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Truyền thông về chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch hoạt động công đoàn, nhất là chính sách, pháp luật liên quan đến đoàn viên, người lao động, những quy định người lao động cần nắm vững để nâng cao năng lực tự bảo vệ; thông tin chỉ dẫn, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ đoàn viên, người lao động.
Truyền thông nâng cao nhận thức về tổ chức Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý; vừa là tổ chức chính trị - xã hội, vừa là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Hoạt động của công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng.
Truyền thông về hoạt động công đoàn, nhất là lợi ích công đoàn mang lại để người lao động hiểu rõ mục tiêu “vào tổ chức Công đoàn để làm gì và có quyền lợi gì?”; về công đoàn tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; thông tin đối ngoại và các hoạt động hợp tác quốc tế; về gương người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua; về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phản bác thông tin sai lệch, xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ giá trị cốt lõi và truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phản ánh tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, đời sống, việc làm của đoàn viên, người lao động; những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật và các sáng kiến, hiến kế phát triển đất nước của người lao động.
Cùng với đó là tổ chức các hoạt động, sự kiện nổi bật hằng năm: Chương trình Tết Sum vầy và hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động; Tháng Công nhân – Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5; các chương trình lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền, đại biểu dân cử các cấp gặp gỡ, đối thoại, tiếp xúc với đoàn viên, người lao động; kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và trao các giải thưởng, tôn vinh cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động; Công đoàn kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước, của Đảng.
Một trận đấu sôi động trong Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc 2023 - Ảnh: Ngọc Tú |
Căn cứ nội dung truyền thông cụ thể, các cấp công đoàn tiến hành phân chia đối tượng truyền thông thành các nhóm nhỏ dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, lĩnh vực công tác và làm việc, vùng miền, thói quen tiếp cận thông tin, thời gian làm việc và nghỉ ngơi… để thiết kế thông điệp, lựa chọn công cụ, phương tiện tác động, tổ chức chiến dịch truyền thông và đánh giá, đo lường hiệu quả.
Đẩy mạnh sự hiện diện của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong các doanh nghiệp
Thảo luận tại Hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 27/12/2023 vừa qua, các ý kiến cho rằng 5 nhiệm vụ và hệ thống các giải pháp của Chương trình bám sát các văn bản chỉ đạo mới của Đảng, Nhà nước về công tác truyền thông chính sách, truyền thông về quyền con người, truyền thông chính trị và bổ sung truyền thông hình ảnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Cụ thể, nâng cao nhận thức của cán bộ công đoàn các cấp về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác truyền thông trong hoạt động công đoàn; tập trung hoàn thiện các văn bản về công tác truyền thông. Lãnh đạo công đoàn cấp trên quán triệt, đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo công đoàn cấp dưới về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và đóng góp của công tác truyền thông trong hoạt động công đoàn, nhất là trong bối cảnh hiện nay; tiếp tục thay đổi tư duy, nhận thức về chuyển đổi số và văn hóa số. Người đứng đầu công đoàn các cấp chịu trách nhiệm định hướng nội dung, yêu cầu công tác truyền thông ở cấp mình, đưa vào chương trình công tác hằng năm giải pháp truyền thông phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.
Đoàn viên, công nhân lao động tham dự Chương trình Tháng Công nhân năm 2023 - Ảnh: Ý YÊN |
Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương tiện truyền thông, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới trong công tác truyền thông công đoàn. Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khuyến khích các cấp công đoàn tiếp tục phát huy hiệu quả các hình thức truyền thông đang được đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động đón nhận; linh hoạt kết hợp các phương pháp, công cụ, kênh, nền tảng truyền thông đa dạng, từ truyền thống (báo in, truyền hình, phát thanh, pa-nô, loa truyền thanh, bảng tin nội bộ, hội nghị, hội thảo...) đến hiện đại (báo điện tử, các nền tảng tương tác trên internet, các ứng dụng di động), từ truyền thông đại chúng chính thống (các cơ quan báo chí được thành lập theo quy định) đến truyền thông xã hội (các diễn đàn online, các nhóm mạng xã hội) và tổ chức các sự kiện để đảm bảo hiệu ứng tốt và đạt kết quả cao.
Cùng với đó là đẩy mạnh truyền thông trên môi trường internet, tăng cường sự tương tác của đoàn viên, người lao động, tăng cường sản xuất và phát hành các sản phẩm truyền thông hiện đại, đa nền tảng, chất lượng cao góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho đoàn viên, người lao động…
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị truyền thông để kịp thời phát hiện, phân tích các luồng thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, tham mưu các giải pháp ứng phó; truyền thông chủ động, điều hướng thông tin, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin sai lệch, xuyên tạc, bảo vệ nền tảng của Đảng, bảo vệ giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Ra mắt Hệ thống Fanpage Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng. Ảnh: Phan Nguyên |
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi trực tuyến thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia. Tiếp tục đổi mới phương thức truyền tải thông tin thông qua mạng xã hội đảm bảo nguyên tắc “nhanh”, “ngắn” để đoàn viên, người lao động tiếp cận, “sâu”, “rõ” để người lao động hiểu, làm theo. Có giải pháp tiếp cận các nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội của đoàn viên, người lao động, cung cấp thông tin chính xác, tuyên truyền các nội dung phù hợp đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và các vấn đề liên quan đến công nhân thông qua mạng xã hội.
Xây dựng hệ thống báo chí, xuất bản, các kênh truyền thông nội bộ của công đoàn đủ mạnh; tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông bên ngoài để chủ động thông tin đến đoàn viên, người lao động. Trong đó, đề ra giải pháp định kỳ tổ chức Giải thưởng báo chí về đề tài công nhân, người lao động và hoạt động công đoàn. Triển khai thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn trên báo chí, xuất bản phẩm.
Nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng thông tin tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử (gọi chung là website) và mạng xã hội của các cấp công đoàn. Trong đó, website đóng vai trò cung cấp thông tin và tư liệu chuẩn xác về chủ trương, chính sách, hoạt động của các cơ quan công đoàn, kênh liên thông, trao đổi thông tin trong hệ thống công đoàn.
Để tăng cường nguồn lực cho công tác truyền thông công đoàn, trong Chương trình, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII đặt ra yêu cầu đối với việc bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn làm công tác truyền thông, nhất là cấp tỉnh, ngành Trung ương; tuyển dụng, bố trí nhân sự có đủ năng lực, trình độ chuyên môn về báo chí, truyền thông, về tuyên truyền để triển khai công tác truyền thông công đoàn. Nghiên cứu xác định tỷ trọng chi cho công tác truyền thông trong tổng kinh phí chi hoạt động của các cấp công đoàn. Đầu tư, đổi mới trang thiết bị, phương tiện truyền thông ứng dụng công nghệ hiện đại và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong các hoạt động truyền thông công đoàn.
Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động, đẩy mạnh truyền thông công đoàn cơ sở. Trong đó, tập trung tạo lập các diễn đàn, cộng đồng để kết nối với đoàn viên, người lao động thông qua mạng xã hội và các ứng dụng di động. Định kỳ khảo sát nhu cầu về nội dung, mô hình tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động, cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng bằng các hình thức phù hợp giúp đoàn viên, người lao động chủ động tìm hiểu, khai thác, sử dụng thông tin hiệu quả.
Một trong những điểm nhấn của nhiệm vụ là đẩy mạnh sự hiện diện của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong các doanh nghiệp. Theo đó, các công đoàn cơ sở có từ 100 đoàn viên trở lên thương lượng, đề xuất với chủ doanh nghiệp bố trí không gian sinh hoạt công đoàn (Văn phòng Công đoàn), có huy hiệu và hình ảnh, màu sắc nhận diện Công đoàn Việt Nam để tổ chức hội họp và tiếp đoàn viên, người lao động.
Phối hợp với bộ phận truyền thông của doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động truyền thông công đoàn, đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, chú trọng xây dựng bảng tin công đoàn đặt tại các địa điểm đoàn viên, người lao động dễ quan sát, tiếp cận và bản tin (điện tử hoặc âm thanh) để nghe, xem trên thiết bị điện thoại.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, để Chương trình đạt mục tiêu và kỳ vọng đề ra thì công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam phải tăng cường nguyên tắc “1 chạm” trong tương tác với đối tượng đã được xác định: cán bộ công đoàn các cấp; đoàn viên, người lao động; các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; cán bộ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động; cộng đồng xã hội và mọi người dân; cộng đồng quốc tế, các đối tác quốc tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Mục tiêu thêm 1 triệu đoàn viên năm 2024: khó nhưng không phải không có giải pháp Để thực hiện tốt một trong 3 khâu đột phá, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 2023 - 2028 cả nước có 15 triệu đoàn ... |
Hiệu quả từ mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân Giai đoạn 2018-2023, mô hình "Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân" đã được triển khai nhân rộng và phát huy hiệu quả góp ... |
Chương trình "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024" Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Chương trình "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 24/09/2024 18:45
Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3, lũ lụt năm 2024.
Chính sách mới - 21/06/2024 15:03
Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn
Một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.
Chính sách mới - 12/06/2024 09:34
Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn
Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.
Chính sách mới - 14/02/2024 07:06
Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn - 11/02/2024 16:00
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Chính sách mới - 10/02/2024 18:47
6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024
Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.
- Người bảo vệ gần gũi, thân thiện của Trường Tiểu học Trung Yên
- Vòng tay Công đoàn tiếp thêm động lực, lan tỏa yêu thương
- LĐLĐ Bình Phước tổ chức hội nghị báo cáo viên
- Vietcombank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 - Yagi
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch