Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Những người đi “xuyên dịch Covid-19”, có nhà mà không thể về

Công đoàn - Kim Vân

Nhà là nơi để trở về. Nhưng với các điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trở về nhà thời dịch Covid-19 không hề dễ bởi trách nhiệm về sinh mạng người bệnh và cả sự kì thị.       
nhung nguoi di xuyen dich covid 19 co nha ma khong the ve
Các bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: ST

Khi mới yêu nhau, có cô điều dưỡng đành phải giấu người yêu là mình làm việc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bởi sợ chuyện tình đẹp chớm nở đã phai tàn vì công việc mà nhiều người ái ngại, dè chừng và ác cảm với những người thường xuyên tiếp xúc với các bệnh dễ lây trong bệnh viện. Thế rồi, cũng có người, ít thì đôi ba lần ngậm ngùi nghe bố mẹ chồng khuyên nhủ bỏ nghề, hay “căng” hơn là dọa vợ chồng li tán.

Điều dưỡng - những Blouse trắng thầm lặng, có số lượng chiếm tới 2/3 nhân lực của ngành Y tế. Họ có riêng một ngày “Quốc tế điều dưỡng” (ngày 2/3) là ngày thế giới tôn vinh những người chăm sóc sức khỏe cho người bệnh từ ban đầu đến khi phục hồi.

Làm nghề điều dưỡng, trước hết phải yêu thương người bệnh, nhẫn nại, lắng nghe, thấu hiểu như chính người thân của bệnh nhân. Nhất là những bệnh nhân phải cách ly và điều trị đặc biệt bởi mắc Covid-19. Với không ít người, việc phải thực hiện cách ly y tế bắt buộc tương tự việc bị “nhốt” và phải xa người thân. Do vậy, họ thường xuyên bồn chồn, buồn bực trong 4 bức tường. Cho dù, những căn phòng cách ly của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được trang bị đầy đủ ti vi, internet, trang thiết bị y tế để người bệnh nguôi ngoai.

Đồng chí Đoàn Thu Nguyệt - Phó Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ: "Với những người bệnh do Covid-19 được cách ly, điều trị tại bệnh viên luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất, sự cảm thông và tận tình của bác sỹ, điều dưỡng".

Hơn 20 năm làm nghề, ngoài những bài giảng nghiệp vụ cho thế hệ sau, chị luôn động viên những đồng nghiệp trẻ tận tình, yêu nghề và yêu người bệnh như chính người thân của mình.

Điều khó khăn là, dù xã hội đã tiến nhiều bước về bình đẳng giới, nhưng trong mỗi gia đình, những người phụ nữ Á Đông vẫn đóng vai trò giữ lửa gia đình. Nhưng các điều dưỡng của bệnh viện, khi không phải ngày trực thì làm ca, hầu như không có ngày nghỉ. Đặc biệt kể từ trước Tết Nguyên đán, khi ngành Y tế sẵn sàng với phòng chống dịch thì trừ trường hợp đặc biệt, những bác sỹ, điều dưỡng có sức khỏe tốt đều phải luôn luôn có mặt tại bệnh viện.

Với không ít người, trong cuộc chiến chống dịch như chống giặc, người bệnh thì không thể bỏ mặc, nhưng con của không ít bác sỹ, điều dưỡng lại không có người trông nom. Có những người hàng chục năm mới tính chuyện sinh tiếp con thứ hai, một phần bởi không gửi được con cho ai chăm sóc.

Vất vả, cũng có người sợ bẩn vì phải giặt giũ, dọn dẹp chất thải của người bệnh nên tự chuyển đổi nghề nghiệp. Nhưng hầu hết các điều dưỡng đã xác định vào làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thì đã chấp nhận.

nhung nguoi di xuyen dich covid 19 co nha ma khong the ve
Điều dưỡng trưởng khoa Cấp cứu, chị Nguyễn Thị Thu Hà. Ảnh: ST

Mình luôn động viên các bạn trong khoa đừng nghĩ làm mà người bệnh phải trả ơn. Vì người bệnh không chủ động tự làm được nên họ phải nhờ cậy điều dưỡng. Hãy cứ nghĩ cho đi rồi cuộc sống sẽ bù đắp lại cho bạn” - đồng chí Đoàn Thu Nguyệt chia sẻ.

Đã xác định làm điều dưỡng chuyên ngành truyền nhiễm, khi có dịch bệnh, họ không hề sợ hãi và sẵn sàng làm việc vất vả hơn ngày thường để đáp ứng với các tình huống xảy ra. Những điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân cách ly còn được “đảo qua nhà”. Còn những điều dưỡng chăm sóc các ca dương tính với Covid-19 phải hoàn toàn ở lại bệnh viện.

Nguyễn Xuân Vương - điều dưỡng Khoa Cấp cứu của bệnh viện, người tham gia chuyến bay chở 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán về nước chưa bao giờ nghĩ mình làm việc vì tiền. Vương kể: "Khi làm những công việc như chuẩn bị bữa ăn cho bệnh nhân, giúp cho giặt giũ quần áo bẩn, thấy người bệnh buồn chán, kiếm đủ trò để được tiếp xúc, trò chuyện nhiều hơn với mình cho 14 ngày trôi nhanh…". Vương luôn tận tình giúp đỡ. Thậm chí, người bệnh đặt hàng online trên mạng, cũng nhờ Vương hoặc đồng nghiệp nhận giúp.

Đã 14 năm làm việc tại bệnh viện, lo bữa ăn giấc ngủ của bệnh nhân, Điều dưỡng trưởng Khoa Cấp cứu Nguyễn Thị Thu Hà luôn mở đầu ngày mới với tâm thái tươi vui truyền cảm hứng cho người bệnh. Trong dịch Covid-19, chị đã chăm sóc một phụ nữ 55 tuổi và 3 bệnh nhân khác ở Vĩnh Phúc dương tính nCoV.

Chị là một trong 20 điều dưỡng tuyến trong của bệnh viện chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19. Cả tháng trời, chị không về nhà. Các con phải gửi ông bà chăm sóc để tập trung chăm sóc bệnh nhân. Bởi chị hiểu nỗi mong ngóng của người bệnh nhanh chóng có kết quả xét nghiệm Covid-19. Cứ mỗi bệnh nhân ra viện, chị lại tự tay sắp xếp quần áo cho họ, lưu luyến chia tay để họ đoàn tụ với gia đình.

Chăm sóc người bệnh, nhưng chính các điều dưỡng lại gặp sự kì thị khiến họ không khỏi áp lực và buồn tủi. Có người, dù không làm việc ở khu cách ly hoặc khu điều trị trực tiếp, khi về phòng trọ chủ phòng trọ không cho về, rắc vôi bột “khử khuẩn” phòng ở. Có người, nhà ở Nam Từ Liêm, bị hàng xóm dè chừng, cảnh giác, chính quyền địa phương gọi điện yêu cầu lãnh đạo bệnh viện giữ người ở lại, không cho về nhà. Đó là những nỗi buồn, những áp lực mà các bác sỹ cùng điều dưỡng phải vượt qua.

Chia sẻ về công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ người lao động ngành Y trước áp lực dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết: "Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ trực tiếp bằng vật chất, kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm về chế độ chính sách cho các y bác sỹ phòng chống dịch Covid-19. Trong thời gian tới, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý với người dân không hợp tác với ngành Y tế trong cách ly dịch bệnh, tung tin giả gây hoang mang lo lắng trong dư luận, kì thị nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch".

Nhiều vụ tai nạn đau lòng khi để trẻ nhỏ ở nhà một mình khiến nhiều bậc cha mẹ lo sợ. Mới đây nhất là ...

Tờ Korea Herald hôm nay đã cảnh báo về tình trạng quá tải ở tâm dịch Daegu. Trong đó thiếu nhất là giường bệnh và ...

Khi được đưa tới Trung tâm Y tế Daegu, cô gái người Hàn Quốc nhiễm virus corona buông lời mắng chửi và nhổ nước bọt ...

Tại cuộc họp báo ngày 28/2 về tình hình dịch Covid -19 trên thế giới, bên cạnh việc nâng mức cảnh báo cao nhất với ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Bệnh viện 108: Nâng cao chất lượng cuộc sống và khích lệ nỗ lực chuyên môn

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Bệnh viện 108: Nâng cao chất lượng cuộc sống và khích lệ nỗ lực chuyên môn

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) từ lâu là một biểu tượng của sự tận tụy và đầy tình người. Trong đó, Công đoàn Bệnh viện 108 là người bạn đồng hành không thể thiếu, là cây cầu kết nối và là điểm tựa vững chắc cho tất cả các cán bộ, nhân viên của bệnh viện.

Cô giáo nghèo vượt qua nghịch cảnh ở vùng cao Na Rì

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo nghèo vượt qua nghịch cảnh ở vùng cao Na Rì

Cô La Thị Thắm, giáo viên Trường Mầm non Yến Lạc, thị trấn Yến Lạc (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) đã vươn lên trong nghịch cảnh, trở thành tấm gương vượt khó của Công đoàn trường.

Công đoàn Phú Thọ khẩn trương nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Phú Thọ khẩn trương nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu

LĐLĐ tỉnh Phú Thọ nhanh chóng rà soát, nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu. Thời điểm hiện tại chưa có công nhân lao động trong danh sách nạn nhân.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Cuộc đời cô giáo Vui không còn buồn nhờ mái ấm Công đoàn che chở

Hoạt động Công đoàn -

Cuộc đời cô giáo Vui không còn buồn nhờ mái ấm Công đoàn che chở

Cô Đinh Thị Vui, giáo viên dạy môn Mĩ thuật Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) có cuộc đời nhiều sóng gió, nhưng nhờ sự đùm bọc của tổ chức Công đoàn đã giúp gia đình cô “cập bến bờ hạnh phúc”.

Cô giáo Trần Thị Thúy Vân - tấm gương học tập và làm theo Bác Hồ

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Vân - tấm gương học tập và làm theo Bác Hồ

Cô giáo Trần Thị Thúy Vân – Khối trưởng khối 5, Trường Tiểu học Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những đoàn viên Công đoàn tiêu biểu, một tấm gương điển hình trong việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9 Video

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương? Tôi công nhân

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương?

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9 Video

Cảnh báo ngập lụt tại Thủ đô Hà Nội ngày 10/9

Đọc thêm

Kịp thời thăm hỏi, động viên công nhân Thủ đô làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3

Hoạt động Công đoàn -

Kịp thời thăm hỏi, động viên công nhân Thủ đô làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 8/9, dù Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã cùng đoàn công tác đội mưa, trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho 90 công nhân ngành Xây dựng với số tiền 90 triệu đồng.

Phố núi Pleiku: Điểm sáng phát triển đoàn viên, công đoàn ở Gia Lai

Công đoàn -

Phố núi Pleiku: Điểm sáng phát triển đoàn viên, công đoàn ở Gia Lai

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng từ đầu năm tới nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Pleiku đã thành lập 14 công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn cơ sở, vượt 233% chỉ tiêu LĐLĐ tỉnh Gia Lai giao năm 2024. Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Đỗ Xuân Quý – Chủ tịch LĐLĐ thành phố Pleiku về hoạt động này.

Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề

Từ một sinh viên mới ra trường, thiếu kinh nghiệm đứng lớp và vấp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống, tôi đã được Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường “uốn nắn” và tiếp thêm niềm tin, sự lạc quan trong sự nghiệp “trồng người”.

Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173

Công đoàn -

Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173

Nhiều năm qua, Công đoàn cở sở Nhà máy Z173 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tập trung triển khai hiệu qua việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên Công đoàn.

Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn

Đây là một thông tin đáng chú ý được lãnh đạo LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng cho biết trong Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 9 tháng đầu năm 2024 và tổng kết hoạt động công đoàn khối trường năm học 2023-2024 diễn ra ngày 7/9.

Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới

Công đoàn -

Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới

Đó là khẳng định của đồng chí Ngô Văn Sơn, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng; cũng là quyết tâm của các công đoàn cơ sở thuộc đơn vị này khi bước vào năm học mới 2024 – 2025.

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Công đoàn -

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt

Hoạt động Công đoàn -

Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt

Thầy K'Rang là công đoàn viên mẫu mực; tạo sự khích lệ và gợi mở cho sự phát triển và tiến bộ của người đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất Đắk Plao (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông).

Kỳ 1: Thầy giáo người Mạ giàu tình cảm và lương thiện

Hoạt động Công đoàn -

Kỳ 1: Thầy giáo người Mạ giàu tình cảm và lương thiện

Có một câu thơ rất hay của nhà thơ Tố Hữu, rằng: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Quả đúng như vậy, cuộc sống là một hành trình dài với muôn vàn khó khăn thử thách, nhưng bằng nghị lực phải vượt qua để tiếp tục dâng cho đời những “trái ngọt”. “Thầy giáo làng” K’Rang của Trường TH&THCS Đắk Plao là một người như thế.

Chủ động triển khai kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Chủ động triển khai kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động

Nội dung chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động được thảo luận sôi nổi tại Hội nghị lần thứ 6, khóa XIII của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ngày 6/9.