Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng

Câu chuyện quanh tôi - Đức Thiệm

Hiệu trưởng Trường Mầm non Đạ K’nàng tự hào khi nói về cô giáo Trần Thị Mai Trâm: "Trâm là tấm gương sáng về tinh thần tự học tập, sáng tạo và phấn đấu không ngừng nghỉ. Xứng đáng là "người mẹ" ở trường của con trẻ, người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng".
undefined
Cô giáo Trần Thị Mai Trâm (áo trắng) cùng trẻ hoạt động trong ngày Tết Trung thu.

Từ ước mơ được trở thành cô giáo

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ bé của người thân tại xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông khi ngoài trời đã nhá nhem tối. Những câu chuyện về cái duyên đến với nghề "gõ đầu trẻ" của cô giáo Trâm, về nỗi gian truân nhưng đáng trân trọng trong công việc của những người giáo viên mầm non ở vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn này… cứ mênh mang, hòa vào không gian yên tĩnh của màn đêm nơi núi rừng Tây Nguyên.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở thôn Hòa Lạc, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Trâm nhỏ bé nhưng có phần lanh lẹ hơn bạn bè cùng trang lứa. Như bao đứa trẻ khác ở vùng quê này, ngoài giờ cắp sách đến trường Trâm cùng cha mẹ tần tảo sớm hôm mưu sinh với ruộng lúa, rẫy cà phê,.... Trâm cũng ấp ủ miềm mơ ước lớn lên sẽ làm cô giáo dạy con chữ, nết người cho các em nhỏ người dân tộc thiểu số nơi đây.

Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm ĐồngCô giáo Trần Thị Mai Trâm cùng các em nhỏ trong một buổi hoạt động ngoại khóa.

Được cha mẹ động viên, khích lệ, mong cho cô con gái mảnh mai sau này có công ăn việc làm, không phải chân lấm, tay bùn với công việc đồng áng, cô học trò nhỏ ngày ấy đã chuyên tâm học hành, kết quả học tập cũng khá cao, luôn trong tốp đầu của lớp, của trường.

“Có lẽ cho đến bây giờ, quyết định khó khăn nhất đối với tôi là lúc lựa chọn trường để thi vào đại học. Ngành Sư phạm thì chọn rồi, nhưng cấp ba, cấp hai, tiểu học hay mầm non thì tôi cũng phải đắn đo suy nghĩ mãi. Khi nộp hồ sơ đăng ký thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM với chuyên ngành Sư phạm Mầm non, biết cha mẹ không vừa lòng nhưng vẫn vui vẻ chiều theo ý con gái.” – cô Trâm tâm sự.

Mọi sự cố gắng, nỗ lực, vượt qua gian khó của cô sinh viên từ vùng quê lên thành phố học rồi cũng được đền đáp xứng đáng với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Nhưng cũng chính từ đây, lại một lần nữa cô giáo trẻ phải đấu tranh với chính bản thân mình để đưa ra quyết định, giữa một bên là ở lại nơi phố thị phồn hoa và một bên là trở về với vùng quê nghèo.

Thế rồi những ký ức tuổi thơ của đứa trẻ thời chăn trâu, cắt cỏ, đội cả nắng mưa tới trường… đã thôi thúc cô giáo trẻ trở lại quê nhà với công việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng

Cô giáo Trâm cùng học sinh trong một tiết học.

Đến "người mẹ" ở trường của con trẻ Tây Nguyên

Vẫn giữ ánh mắt nhìn xa thẳm hướng dãy núi sừng sững bao bọc buôn làng của người Tây Nguyên nơi đây, như tìm lại ký ức xưa, sau chút trầm lặng, Trâm chậm rãi chia sẻ, cô sẽ không quên ngày khai giảng năm học 2014 – 2015 của Trường Mầm non Đạ K’nàng, cũng là năm học đầu tiên mà cô chính thức được trở thành người giáo viên.

Dù nhà ở xa trường, phải vượt hơn 40 km đường đèo nhưng cô vẫn đến rất sớm để cùng các cô giáo khác chuẩn bị lễ khai giảng. Hơn thế nữa là niềm vui sướng và hạnh phúc tràn đầy khi ước mơ từ thời ấu thơ nay đã hiện thực.

Dù đã cố gắng chuẩn bị rất kỹ hành trang tích lũy suốt thời sinh viên Sư phạm, sẵn sàng đón trẻ ngày đầu đến trường nhưng điều đó hoàn toàn không có ý nghĩa khi trẻ đến trường hầu hết chưa hiểu tiếng Việt, mà cô thì hoàn toàn không biết "tiếng mẹ đẻ" của các con…

Buổi đầu tiên vào nghề là như thế, những con trẻ rời vòng tay người thân, vào lớp học, mếu máo khóc - cô giáo loay hoay dỗ dành trẻ, bất lực, rưng rưng tròng mắt,…

Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng

Cô giáo Trần Thị Mai Trâm dẫn học sinh đi tham quan Trạm Y tế xã K’nàng.

Không thể bỏ cuộc, vì đây là nghề mình đã chọn, thế là ngày Trâm làm cô giáo của mấy đứa nhỏ, tối về làm học trò của phụ huynh mấy đứa trẻ. Lân la làm quen cha mẹ học sinh để học những từ ngữ đơn giản sử dụng thường ngày, hỏi han đồng nghiệp nhờ chỉ bảo những từ chuyên môn bằng tiếng địa phương… rồi cô và trò cũng giao tiếp được cả tiếng Việt và tiếng địa phương.

Cứ như vậy, với tình “yêu nghề, mến trẻ”, những kiến thức về tâm sinh lý trẻ mầm non và phương pháp mới về chăm sóc giáo dục trẻ được trang bị trên giảng đường sư phạm đã được cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết áp dụng linh hoạt vào công việc hằng ngày...

Những đứa trẻ ngơ ngác, lấm lét nhìn cô giáo ngày nào nay đã quây quần, chờ được cô dạy vẽ tranh, múa hát, đọc thơ, kể chuyện… Chúng vội vã sà vào lòng cô giáo mỗi sáng sớm khi đến trường, hay bịn rịn bên cô mỗi chiều tà tan lớp… Cô Trâm như là "người mẹ" thứ hai của những đứa trẻ nơi đây.

Theo tháng ngày, những tố chất năng động của cô học trò mảnh mai, nhanh nhẹn ngày nào cũng dần được khẳng định trong môi trường mới. Từ việc hăng hái đăng ký tham gia các hoạt động chuyên môn, chuyên đề của tổ, tham gia hội giảng, hội thi giáo viên giỏi cấp trường đến tham gia thi và đọat giải Nhất Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm trẻ cấp huyện. Rồi tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và các hoạt động văn hóa, xã hội của công đoàn, chi đoàn trong trường hay ở địa phương,…

Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm ĐồngCô giáo Trần Thị Mai Trâm (áo dài trắng) chụp hình với đồng nghiệp.

Và “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ

Biết được năng lực của cô Trâm nên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng tin tưởng phân công làm Tổ trưởng Tổ Công nghệ thông tin của bậc học Mầm non trong toàn tỉnh. Không chỉ các giáo viên trong trường mà nhiều cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường khác trong tỉnh đã liên hệ để được học hỏi về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.

Cũng chính từ ngôi nhà nhỏ bé nơi vùng xa này, mỗi buổi tối hay ngày nghỉ cuối tuần, cô giáo nhỏ nhắn nhưng đầy nghị lực và tâm huyết với nghề ấy lại cùng “sóng và máy tính” hướng dẫn cho biết bao giáo viên về thiết kế bài giảng Powerpoint nâng cao, chèn, cắt video, ghi âm trực tiếp trên PPT, thiết kế game trên PPT.

Các phần mềm thiết kế, hỗ trợ tạo các bài giảng như: Elearning Storyline 3, Activlnspire, hay khai thác các phần mềm, ứng dụng trong dạy trẻ như: Kỹ năng thoát hiểm cho bé, Bút chì thông minh, Bé học mầm non, Trò chơi ghép hình,…

Như thấu hiểu suy nghĩ của tôi, cô Trâm chia sẻ, mặc dù không được đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin nhưng với những kiến thức cơ bản được học ở trường sư phạm và tự học tập, nghiên cứu trên sách, báo, internet,… mới có thể tự tin ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non như ngày hôm nay.

"Khi ở môi trường gia đình và xã hội, trẻ đã sớm được tiếp cận với công nghệ thông tin, nếu trong nhà trường chỉ có bảng đen phấn trắng thì không thể hấp dẫn đối với trẻ, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Ứng dụng công nghệ thông tin là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức...", Trâm tâm sự.

Chia tay cô giáo Trâm đầy nhiệt huyết, tôi tin tưởng rằng thông qua công nghệ thông tin, tình yêu nghề trong cô ngày càng lan tỏa đến nhiều giáo viên khác.

Như lời bà Võ Thị Bích, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đạ K’nàng tự hào khi nói về cô: "Trâm là tấm gương sáng về tinh thần tự học tập, sáng tạo và phấn đấu không ngừng nghỉ. Xứng đáng là "người mẹ" ở trường của con trẻ, người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng".

Người “truyền lửa” công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non ở Lâm Đồng

Cô giáo Trần Thị Mai Trâm.

Tám năm trong nghề, cô giáo Trần Thị Mai Trâm đoạt giáo viên giỏi cấp trường, trong đó hai năm đoạt giáo viên giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp huyện; Năm học 2016-2017 đoạt giải Nhất cấp huyện, giải Khuyến khích cấp tỉnh và được chọn gửi bài tham dự hội thi thiết kế bài giảng điện tử Elearning cấp Trung ương; năm học 2020–2021 đoạt giáo viên giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; được tặng thưởng nhiều giấy khen của cấp trường, cấp huyện, cấp sở, Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiếp sức cho cô giáo mầm non vượt lên số phận Tiếp sức cho cô giáo mầm non vượt lên số phận
Cô giáo mầm non Trần Thị Hồng Thái, ngọn hải đăng rực rỡ Cô giáo mầm non Trần Thị Hồng Thái, ngọn hải đăng rực rỡ
Cô giáo vượt khó, Cô giáo vượt khó, "giỏi việc trường, đảm việc nhà"
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đọc thêm

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Nét đẹp Người lao động -

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Lạc quan với mùa Xuân

Câu chuyện quanh tôi -

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Câu chuyện quanh tôi -

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Cù lao thương nhớ

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Tự tình với Tây Nguyên

Câu chuyện quanh tôi -

Tự tình với Tây Nguyên

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.