Một doanh nhân mê viết báo bằng cái nhìn khác biệt
Câu chuyện quanh tôi - 29/06/2021 18:00 Lê Kim Dũng
Doanh nhân Vương Văn Sự, người đam mê viết báo tại một hội thảo về chăn nuôi tại TP. Hồ Chí Minh. |
Tôi nhớ anh chơi máy ảnh từ rất sớm. Năm 1973-1974, khi học đại học ở Huế tôi đã mượn máy ảnh của Sự đi chụp phong cảnh, lăng tẩm rồi. Sau này, có điều kiện sắm máy ảnh cơ xịn, đi đâu anh cũng mang theo. Tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Cần Thơ năm 1979, anh kỹ sư trẻ về công tác tại Nông trại thực nghiệm Ô Môn của trường đến cả 10 năm! Kinh nghiệm thực tế trong thời gian lội ruộng, nuôi heo, chăn vịt, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm anh “lận lưng” khá nhiều. Đây cũng là vốn sống được phát huy, thể hiện qua một số bài báo khoa học như “Chống dịch rầy nâu bằng vịt chạy đồng”… Những kiến giải sâu sắc và đề xuất táo bạo về một số chủ trương chống dịch, nhất là đợt dịch lợn “tai xanh”, “cúm gà”… của anh qua cầu nối báo chí đã đến với công chúng.
Là Giám đốc một công ty , anh giỏi tiếng Anh lại có điều kiện đi đó đi đây, tìm kiếm đối tác, gặp gỡ khách hàng, tham dự hội chợ quốc tế hoặc tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Phong cảnh thiên nhiên, hoa lá, những sự kiện từ phòng họp đến đường phố đều được anh chụp lại, ghi chép. Với anh, đó là nguồn tư liệu quý cần dùng cho những bài viết.
Những bài báo hay với đề xuất từ cái nhìn khác
Năm 2004, trên đường công tác từ TP. Hồ Chí Minh ra Đồng Nai, anh bất bình về việc nên có bài viết kèm ảnh minh họa cảnh báo tình trạng xe lam ở Đồng Nai đưa đón học sinh. Các cháu bu bám hai bên thùng xe và cả ca bin rất nguy hiểm, đăng trên báo Tuổi Trẻ.
Năm 2008, sang Nam Phi, anh mua tour đi xem cá voi ở vùng biển Hemanus. Bài báo “Săn cá voi ở Nam Phi” (Báo Tuổi trẻ cuối tuần ra ngày 04/12/2008) của anh kể về chuyến tàu đưa gần 40 khách du lịch, hầu hết người châu Âu xem cá voi trên biển.
Đi, thấy và viết. Anh có nhiều như vậy. Tôi ấn tượng nhất là bài báo “Gập ghềnh giữa cũ và mới” (Báo Tuổi trẻ (24/11/2009), anh viết về Nông trường Sông Hậu. Vào thời điểm này chị Ba Sương (Trần Ngọc Sương), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới đồng thời là “Người phụ nữ ấn tượng châu Á” đã bị hai cấp xét xử ở Cần Thơ tuyên phạt 8 năm tù giam về tội “lập quỹ trái phép”. Anh kể về những điều tích cực, những đóng góp ân tình của nông trường và những kỷ niệm gặp ông Năm Hoằng, cha chị Ba Sương đã giúp đỡ Nông trại thực nghiệm Ô Môn và Đại học Cần Thơ, cả những người trong khu vực như thế nào vào những ngày khốn khó… “Trong cuộc sống khi những người tốt, là ân nhân gặp nạn thì người cầm bút có trách nhiệm lên tiếng”, anh chia sẻ.
Thích đọc báo, viết báo, anh còn là một tín đồ của “túc cầu giáo”. Anh dõi theo Đội bóng đá Quảng Nam - Đà Nẵng ròng rã mấy chục năm trời. Ở đâu có đội bóng quê nhà thi đấu, khi trung phong, đội trưởng Trần Vũ (bạn học cùng lớp với chúng tôi, sau này là huấn luyện viên) điện thoại gọi là có mặt Sự… Một lần đội bóng vào thành phố thi đấu, anh hào phóng chiêu đãi cả đội một bữa tiệc buffet 5 sao khiến đi đứt mấy tháng lương nhưng bù lại là thỏa niềm vui… ngộ cố tri! Nhiều SEA Games có đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu ở nước ngoài, anh đều cố gắng sắp xếp công việc đi cổ vũ.
Năm 2006, anh có bài báo ngắn tham gia chuyên mục “Làm thế nào để bóng đá Việt Nam phát triển?” trên báo Tuổi trẻ với tựa “Cần học tập Brazil”. Theo anh, Việt Nam và Brazil đều có hậu thuẫn cực kỳ tốt từ những người dân yêu bóng đá. Họ cũng có bờ biển Rio de Janerio rất dài. Ở những bãi biển của họ không hề có hàng quán bán đồ nhậu mà là vài chục sân bóng đá; ở một số công viên cũng có khu tập luyện bóng đá cho mọi người ham thích… Và anh đặt câu hỏi: “Vì sao họ thành công còn ta thì chưa?”.
Số bài báo của doanh nhân Vương Văn Sự trên Báo Tuổi trẻ. |
Trên những chuyến bay trở về TP. Hồ Chí Minh, từ trên cao nhìn xuống thấy những dòng sông, con rạch lượn quanh thành phố, anh đề xuất để góp phần giải quyết nạn ách tắc giao thông nên tận dụng hệ thống sông rạch để lập một mạng lưới giao thông công cộng trên sông nước. Người thành phố sẽ có thêm một phương tiện giao thông giá rẻ, từ Thủ Đức về quận 1, qua Cư xá Thanh Đa… tiết kiệm được thời gian, không bị ngửi khói do kẹt xe. Theo anh, việc lưu thông của tàu bè trên sông sẽ gia tăng lượng oxy hòa tan trong nước, từ đó làm giảm mức ô nhiễm của nguồn nước trên sông (“Tàu buýt trên sông”, Báo Tuổi trẻ Online, 29/3/2007). 10 năm sau, tháng 6/2017, TP. Hồ Chí Minh đã có chuyến tàu buýt trên sông đầu tiên chạy từ quận 1 đến quận 8 và Thủ Đức…
Khi dịch bệnh “tai xanh” ở lợn bùng phát năm 2015, anh có bài viết “Chỉ cần loại bỏ lợn đã chết” đăng trên Báo Nông thôn ngày nay với cái nhìn “mới lạ” và “khác biệt với quy định về Luật Thú y hiện hành”. Sau khi tận mắt nhìn những khuôn mặt đau khổ, những dòng nước mắt xót xa, tiếc nuối và thúc thủ của người nuôi lợn, bằng một số kiến giải có căn cứ khoa học, anh đặt vấn đề nếu chặn đứng sự lây lan của dịch bằng cách giết tất cả lợn nhiễm trong vùng thì có nên không; việc giết lợn bằng biện pháp chôn sống có cần thiết không… Sau khi bài đăng, một biên tập viên của báo đã thực hiện một bài phỏng vấn anh. Tiếp theo, báo mời anh ra Hà Nội làm một cuộc “đối chất” với cơ quan có thẩm quyền của ngành Nông nghiệp. Anh chuẩn bị lên đường thì có thông báo của Cục Thú y ngưng chôn sống lợn chờ… nghiên cứu thêm!
Khi bệnh lợn “tai xanh” bùng phát, anh nêu những thông tin khoa học có cơ sở của thế giới và thuyết phục người thực thi chính sách, cân nhắc có nên áp dụng các quy định lỗi thời hay không trong bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Lê Văn, Báo Nông thôn ngày nay “Nên chấp nhận sống chung”… Anh bộc bạch: “Chấm dứt chôn sống lợn, người chăn nuôi heo trên cả nước thở phào. Mấy ông bạn của mình nuôi heo ở Đồng Nai, Bình Dương điện thoại cho biết là cả triệu con lợn đã được cứu sống! Lúc ấy mình xúc động vô cùng. Đó cũng là thời điểm hạnh phúc nhất sau bao nhiêu năm tham gia cầm bút làm nhà báo không chuyên… bất đắc dĩ!”.
Có kiến thức chuyên môn, và có thời gian làm công tác kỹ thuật cho một tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y, anh được dịp tham quan và học hỏi các trang trại tiên tiến trên thế giới. Anh ghi chép cẩn thận để về phổ biến cho người chăn nuôi qua các bài báo, các cuộc hội thảo…
Thích viết báo giấy
“Cái cảm giác buổi sáng bên tách trà nóng đọc mấy tờ báo giấy đã bớt hấp dẫn. Trước đây, nếu đi công tác xa mình đều cố tìm mua cho bằng được vài tờ báo. Nay thì khác rồi. Tin tức trên mạng nóng sốt, tin trên báo giấy chẳng khác chi tách trà nguội lạnh. Nhưng uống trà vẫn thích hơn uống nước trong. Vẫn thích viết báo giấy, bạn ơi!”, Sự cười, thổ lộ với tôi.
Cứ đến ngày 21 tháng 6 hằng năm, nếu Sự không điện thoại cũng nhắn tin chúc mừng tôi. Hai người bạn thân. Người viết báo chuyên nghiệp, có thẻ với người viết báo không chuyên, không thẻ nhưng cùng mục tiêu. Viết để biểu dương cái đẹp, đề xuất cái hay, phê phán cái xấu, lên án cái ác, cùng bắc cầu cho tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân qua kênh báo chí đến với người có trách nhiệm, với cộng đồng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước.
Khi đến từ vùng đang có dịch, ai bị cách ly y tế? có phải thực hiện cách ly y tế hay không? Đây là vấn đề được nhiều địa ... |
Bình Dương yêu cầu dừng chợ tự phát, chuẩn bị tiêm vaccine cho công nhân Bình Dương hiện có khoảng gần 1,3 triệu lao động đang làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với ... |
"Vẫn còn hàng chục nghìn công nhân cần chúng tôi giúp đỡ" “Khi 67.000 công nhân phải cách ly tại nhà trọ, cách ly tập trung hay điều trị Covid-19, chúng tôi nhận nhiệm vụ phải chi ... |
Tin cùng chuyên mục
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
Câu chuyện quanh tôi - 14/05/2022 16:28
Người chị, người bạn của nữ công nhân
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.
Câu chuyện quanh tôi - 29/04/2022 14:07
Loại bỏ các mối nguy hiểm
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.
Câu chuyện quanh tôi - 21/04/2022 09:39
Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”
Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”