Kiều hối từ lao động xuất khẩu và câu chuyện về tiềm năng vốn con người
Kinh tế - Xã hội - 09/01/2023 19:33 PHẠM THUỶ
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ kiều bào tiêu biểu năm 2023. Ảnh: PV |
Việt Nam là nước nhận kiều hối top 10 thế giới
Ở nước ta, kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích kiều bào, người lao động ở nước ngoài chuyển tiền về trong nước. Lượng kiều hối chuyển qua 2 kênh chính thức và phi chính thức. Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hằng năm, Mỹ là quốc gia có số lượng người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp đó là Anh, Úc, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Bộ LĐ - TB - XH cho biết, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là 142.779 người, đạt 158,64% kế hoạch. Đây là con số tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Trong đó, Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận lao động thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất năm 2022 với 67.295 người, tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 58.598 lao động, Hàn Quốc 9.968 lao động, Singapore 1.822 lao động, Trung Quốc 910 lao động, Romania 721 lao động, Hungary 775 lao động, Nga 467 lao động, Ba Lan 494 lao động và các thị trường khác.
Lao động nước ngoài rèn luyện tác phong lao động công nghiệp
Có ý kiến cho rằng, lợi ích thiết thực nhất khi người lao động làm việc tại nước ngoài là được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp; nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình. Bên cạnh lợi ích quan trọng khác là giải quyết nhu cầu việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân tại quê hương.
Ở những năm 90 Việt Nam chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp mỗi năm tổ chức khoảng 10.000 lao động đi làm việc ở 15 thị trường. Đến nay đã có trên 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức trên 100.000 lao động/năm đi làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thu nhập của lao động Việt Nam ở nước ngoài bình quân đạt 200 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập trên, những người lao động ở nước ngoài đã vượt trội so với trong nước. Thu nhập bình quân một người/tháng năm 2021 đạt hơn 4,2 triệu đồng ở trong nước; thu nhập bình quân một người/tháng năm 2021 ở khu vực thành thị đạt gần 5,4 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn (gần 3,5 triệu đồng). Tuy vậy, theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động kỹ thuật bậc cao, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều, hiện không quá 10%, 90% lực lượng lao động còn lại là chưa qua đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, năng lực tiếp nhận những kỹ thuật cao ở những đất nước phát triển rất hạn chế. Đặc biệt, những năm gần đây, Việt Nam đã chọn lọc và đưa lao động sang các thị trường chiến lược như Nhật Bản. Hiện nước này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thị trường và vẫn còn nhiều tiềm năng, cho thu nhập cao.
Tỷ lệ lao động tay nghề thấp vẫn còn… cao
Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ mới ở mức 25% và tỷ lệ này vẫn giữ nhiều năm nay. Tổng quan các ngành nghề, đặc biệt ở các ngành có ưu thế thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thâm dụng lao động như May mặc, Giày da vẫn đang loay hoay ở khâu gia công, lắp ráp. Là khâu mang lại giá trị thấp nhất, xét về lợi nhuận kinh tế và giá trị thì chúng ta đang tìm kiếm lợi ích ở đáy của chuỗi sản xuất.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tiềm năng vốn con người của Việt Nam chưa phát huy hiệu quả. Điểm Chỉ số vốn con người của Việt Nam giảm đáng kể, từ 0,69 xuống 0,37, phản ánh số lượng công việc chất lượng cao còn hạn chế - hay tiềm năng vốn con người của đất nước sử dụng chưa hiệu quả. Công ăn việc làm chủ yếu vẫn đòi hỏi tay nghề thấp và trung bình. Khảo sát của tổ chức này chỉ ra, năm 2021, mới có 9% nghề ở nước ta đòi hỏi tay nghề cao. Trong khi đó, các công việc đòi hỏi tay nghề cao chiếm hơn một nửa số nghề nghiệp ở Anh và tới hơn 65% tại Singapore.
Hằng năm, lao động ở nước ngoài và các chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỷ USD, song chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ người có tay nghề còn thấp.
Để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao đòi hỏi phải chuyển đổi cơ cấu việc làm sang các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả năng suất cao, tỷ lệ ngành nghề yêu cầu kỹ năng, kiến thức nhiều hơn và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Tuy vậy, trong khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 80% là ở các nước phát triển. Hiện có từ 5 đến 600.000 doanh nhân, trí thức có trình độ cao (chiếm 10-12% trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đang tham gia góp ý, tư vấn hỗ trợ cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiều vấn đề quan trọng, như nhân lực chất lượng cao, tài chính, thương mại và đầu tư, công nghệ, trí tuệ nhân tạo, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, phòng chống dịch bệnh, mô hình phát triển kinh tế.
Làm sao để tiếp tục duy trì, phát triển thêm nhiều các doanh nhân, trí thức kiều bào với tâm thế sẵn sàng, khao khát trở về đầu tư làm giàu và xây dựng quê hương, đất nước hơn nữa, góp phần phát triển nguồn nhân lực, dịch chuyển tỷ lệ lao động sang khu vực giá trị cao hơn là vấn đề cần lưu tâm.
* Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình. Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Doanh nhân Việt kiều Johnathan Hạnh Nguyễn: "kiều hối đối với nền kinh tế quan trọng như FDI". Ảnh: PV |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 08:00
TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
Tọa lạc tại Quận 7 với diện tích “khủng” 24.000m2, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh sở hữu hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại đẳng cấp quốc tế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hùng hậu.
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 00:00
Những mẫu xe mới sắp ra mắt trong tháng 9/2024 tại Việt Nam
Những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9/2024 hầu hết đều là ô tô gầm cao của các thương hiệu quen thuộc, duy nhất một là xe Trung Quốc.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 13:30
Honda Dream 50 - phiên bản hoài cổ của Honda RC110
Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 11:30
Honda CR-V và Honda City giảm giá niêm yết cao nhất 80 triệu đồng từ ngày 1/9
Từ ngày 1/9, Honda CR-V và Honda City giảm giá niêm yết lần lượt 60-80 triệu đồng và 40-60 triệu đồng, đưa mức giá niêm yết của hai mẫu xe này xuống chỉ còn từ 1,029 tỷ đồng và 499 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 10:00
VinFast VF 8 đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA ở Mỹ
Chiếc VF 8 đã đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA, với việc đánh giá tiến hành vào trung tuần tháng 7/2024.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 09:00
Giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước từ 1/9
Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ trong ba tháng, từ 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024.
- TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
- Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ
- Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
- Những mẫu xe mới sắp ra mắt trong tháng 9/2024 tại Việt Nam
- Ấm áp những "Bữa cơm Công đoàn" chia sẻ yêu thương ở An Giang