Không có giao kết hợp đồng lao động: Xử phạt thế nào?
Kinh tế - Xã hội - 20/08/2022 10:33 HOÀNG LINH
Không có giao kết hợp đồng lao động: Xử phạt thế nào? |
Trả lời: Điều 13 và Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động số 45/2019/ QH14, quy định như sau:
“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18, Điểm a Khoản 1 Điều 145 và Khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
3. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
Cán bộ công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình tuyên truyền kiến thức pháp luật cho công nhân lao động Công ty TNHH Doosung Tech Việt Nam. Ảnh: H. Bình. |
Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a). Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
Điều 162. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình”.
Làm gì để có giao kết hợp đồng lao động?
Tại các điểm a, b, c Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐCP ngày 17/01/2022 quy định về biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm giao kết hợp đồng lao động, cụ thể:
“3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a). Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại Khoản 1 Điều này;
b). Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại Khoản 1 Điều này;
c). Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Như vậy, trường hợp của chị đã vào làm được hơn 6 tháng nhưng hiện vẫn chưa có giao kết hợp đồng là công ty đang vi phạm luật lao động. Chị cần trao đổi với công ty yêu cầu phải giao kết hợp đồng bằng văn bản để được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật, nếu công ty không giải quyết thỏa đáng chị có thể nhờ công đoàn công ty hỗ trợ để sớm có hợp đồng lao động.
Công nhân may Công ty TNHH May mặc Song Ngọc (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Mai Chi. |
Về hình thức xử phạt
Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt Vi phạm giao kết hợp đồng lao động như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a). Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b). Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c). Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d). Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ). Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.
Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 39 của Nghị định này cũng quy định mức phạt trường hợp công ty không đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
“Điều 39. Vi phạm quy định về đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định”.
Tóm lại, trường hợp công ty không giao kết hợp đồng với người lao động tùy mức độ vi phạm sẽ bị phạt theo quy định ở các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP; không đóng BHXH bắt buộc cho người lao động sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng...
Những trường hợp người lao động được nhận thêm tiền từ doanh nghiệp khi không đóng BHXH Trong những trường hợp dưới đây, thay vì đóng các loại bảo hiểm cho người lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả thêm ... |
Người lao động đóng đủ 20 năm có thể rút bảo hiểm xã hội một lần không? Khi không còn muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều người lao động sau khi nghỉ việc đã lựa chọn lĩnh ... |
Trường hợp nào người lao động sẽ được tính phụ cấp thâm niên vào lương hưu? Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp trả thêm cho người lao động làm việc lâu năm trong ngành. Vậy khi nào người lao ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 18/10/2024 10:13
Phát động cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số
Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, cần có logo ngành Dân số mới thay thế, Cục Dân số (Bộ Y tế) đã phát động cuộc thi sáng tác logo mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 20:16
Toyota Việt Nam ra mắt Land Cruiser Prado hoàn toàn mới
Mẫu xe Land Cruiser Prado hoàn toàn mới sẽ được trưng bày trong gian hàng Toyota tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2024 từ ngày 24/10 tới.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 13:50
[PVOIL VGC 2024] Tay đua nữ Thuỳ Dương: Vào chung kết là nhờ sự hỗ trợ của đồng đội
Tay đua nữ xuyên Việt từ Bình Dương vào Đại Nam đua gymkhana đã có những chia sẻ rất lạc quan với Otofun News trước thềm PVOIL VGC 2024 sắp diễn ra đầu tháng 11 tới.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 13:37
Công bố giá hai mẫu xe điện AION đầu tiên tại Việt Nam
Nhà sản xuất ô tô điện AION đến từ Trung Quốc đã chính thức giới thiệu mô hình showroom và hai mẫu xe đầu tiên bán tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 13:32
Lái thử 8 mẫu xe tại PVOIL VOC 2024 trên các cung đường địa hình
Tại giải đua PVOIL VOC 2024 tại Đồng Mô, người xem còn có dịp khám phá và lái thử 8 mẫu xe mới nhất từ 6 thương hiệu Ford, Toyota, Isuzu, Suzuki, Skoda và Nissan.
Kinh tế - Xã hội - 17/10/2024 06:50
Thầy giáo về hưu kể về chuyến phượt đầu tiên bằng Lada 1988
"Năm 1999, tôi thực hiện chuyến đi dài đầu tiên hơn 1.800 km, chiếc Lada 1988 vỡ rô-tuyn lái, đứt cua-roa cam, thủng bình xăng… nhưng vẫn về được đến nhà".
- “Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”
- Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế
- Niềm hạnh phúc trong những nghiệp đoàn vé số đầu tiên
- Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc
- Phát động cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số