Doanh nghiệp tạikhu công nghiệp với công tác chăm sócsức khỏe chocông nhân |
Quyết định số 659/QĐ-TTg, ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe NLĐ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp (BNN) giai đoạn 2020 - 2030 nêu rõ: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe NLĐ là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia; là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ)…, NSDLĐ có trách nhiệm thực thi đầy đủ quy định về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật”. Bài viết dưới đây là kết quả việc khảo sát trên 1.200 công nhân về công tác CSSK của doanh nghiệp cho công nhân tại các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội, Quảng Ngãi, Đồng Nai và TP. Cần Thơ. |
còn nặng về hình thức |
Kết quả điều tra cho thấy, đa số công nhân được hỏi cho rằng, tại doanh nghiệp họ đang làm việc đã có những hoạt động CSSK cho NLĐ. Theo đó, 92,5% doanh nghiệp tổ chức khám ; 90,2% doanh nghiệp thực hiện hoạt động tư vấn sức khỏe cá nhân; 80,8% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; 79,2% doanh nghiệp tổ chức các buổi hội thảo nói chuyện về sức khỏe cho công nhân; 79,0% doanh nghiệp tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao sức khỏe cho công nhân và 76,2% doanh nghiệp phát tài liệu truyên tuyền, tư vấn về sức khỏe và nâng cao sức khỏe cho công nhân. Trong số các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho công nhân, các hoạt động được tổ chức thường xuyên hàng tháng gồm: tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện về sức khỏe (30,4%); các hoạt động ngoại khoá nâng cao sức khỏe (29,1%). Các hoạt động được tổ chức định kỳ sáu tháng một lần phổ biến nhất là khám sức khỏe định kỳ (59,3%); hoạt động phòng, chống bệnh dịch (33,1%). Tại một số doanh nghiệp, việc thực hiện các hoạt động CSSK cho công nhân còn chưa được , theo định kỳ. Chẳng hạn, những hoạt động lẽ ra cần phải thực hiện với tần suất thường xuyên hơn (sáu tháng một lần đối với hoạt động khám sức khỏe định kỳ ở những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay theo tháng hoặc theo quý với những hoạt động như tư vấn sức khỏe cá nhân hay phun thuốc phòng ngừa dịch bệnh), thì có tới 47,5% công nhân cho rằng nơi họ làm việc thực hiện hoạt động tư vấn sức khỏe cá nhân với tần suất một năm một lần; 31,1% nói doanh nghiệp thực hiện hoạt động phòng, chống dịch bệnh một năm một lần; 37,0% ý kiến cho rằng, doanh nghiệp thực hiện hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho công nhân một năm một lần. Theo quy định của Bộ luật Lao động, hàng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm , độc hại, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ cao tuổi... phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. NLĐ làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc BNN phải được khám BNN theo quy định của Bộ Y tế. Tuy vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, công ty, NSDLĐ không thực hiện nghĩa vụ này, nếu có, chỉ khám qua loa, hình thức nhằm đối phó với các quy định của pháp luật về lao động. |
Công ty VPIC1 (Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc) tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, người lao động trong công ty. |
Chất lượng CSSK NLĐchưa cao |
Theo điều 19, Nghị định số 47/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nếu doanh nghiệp vi phạm những quy định về bảo đảm an toàn sức khỏe cho NLĐ (không thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không tổ chức khám BNN cho NLĐ hoặc khám sức khoẻ định kỳ không đủ số lượng lao động...) sẽ bị phạt thấp nhất là 300.000 đồng đối với doanh nghiệp vi phạm dưới 10 lao động và cao nhất là 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp vi phạm với 500 lao động trở lên. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp có nhiều lao động có thể mất hàng trăm triệu đồng để chi trả cho việc khám, chữa bệnh cho NLĐ mỗi năm. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện khám và phát hiện BNN cho NLĐ phải thực hiện việc chuyển đổi, bố trí vị trí làm việc cho NLĐ mắc BNN. Do đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chần chừ, chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác này. Bảng 1. Các hoạt động CSSK công nhân của doanh nghiệp:
Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự (2019). |
Trên thực tế, tại nhiều doanh nghiệp, bộ phận y tế được ví như một trạm y tế thu nhỏ. Ngoài việc theo dõi, báo cáo tình hình sức khỏe, tai nạn, ốm đau, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tổ chức khám BNN, phòng, chống dịch bệnh, theo dõi và hướng dẫn an toàn vệ sinh thực phẩm nhà ăn; bộ phận y tế của doanh nghiệp còn kiểm tra đôn đốc hướng dẫn việc chấp hành các biện pháp vệ sinh lao động, phối hợp với bộ phận phụ trách bảo hộ lao động quản lý hồ sơ ATVSLĐ của cơ sở, tổ chức việc giám sát đo đạc môi trường lao động, đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao sức khỏe cho NLĐ; thực hiện các thủ tục để giám định tai nạn lao động và BNN cho NLĐ. Kết quả điều tra cho thấy, trong số những công nhân được khảo sát, có 51,5% người đã và đang sử dụng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tại doanh nghiệp. Kết quả này đồng nghĩa với việc, có tới gần 50% công nhân còn lại chưa hoặc không sử dụng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề đáng quan tâm bởi phòng y tế của doanh nghiệp có thể coi như một “cơ sở khám chữa bệnh ban đầu” của NLĐ; thời gian NLĐ làm việc tại doanh nghiệp chiếm hầu hết một ngày của họ. Những dịch vụ mà công nhân thường xuyên sử dụng nhất là khám sức khỏe định kỳ (58,1%); tư vấn sức khỏe (49,7%); khám, theo dõi bệnh (22,7%). Những kết quả này phản ánh hoạt động khám chữa bệnh và CSSK cho công nhân tại các doanh nghiệp vẫn chưa đạt được kết quả tốt. Tỉ lệ công nhân sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh và CSSK tại doanh nghiệp không cao, chỉ trên dưới 50%, thậm chí có những hoạt động chưa đến ¼ công nhân tham gia sử dụng các dịch vụ. Điều này một mặt vừa xuất phát từ việc chất lượng chưa cao và các loại hình dịch vụ CSSK cho NLĐ tại doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đa dạng; mặt khác xuất phát cả từ thói quen tự điều trị hoặc khi có bệnh tật, ốm đau mới quan tâm đến việc khám sức khỏe của NLĐ. Theo tìm hiểu thực tế của chúng tôi, công tác khám, tư vấn và CSSK cho NLĐ ở một số doanh nghiệp chưa thực hiện một cách thực chất, bác sĩ khám rất qua loa, chủ yếu hỏi, ghi chép, siêu âm, xét nghiệm máu... và sau đó thông báo đủ sức khỏe làm việc. Biểu đồ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tại doanh nghiệp mà công nhân sử dụng. Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự (2019) |
Một số khuyến nghị |
Nhìn chung, các doanh nghiệp tại KCN bước đầu đã thực hiện trách nhiệm của mình trong việc CSSK cho công nhân, song tỉ lệ tham gia sử dụng các dịch vụ CSSK của công nhân không cao do chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh và tư vấn sức khỏe vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế đó và để nâng cao sức khỏe công nhân, xin được đề xuất một số giải giải sau: Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp và NLĐ về lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ và khám BNN. Khi hiểu được ích lợi của hoạt động này, NLĐ sẽ tự giác tham gia và đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của mình. Thứ hai, doanh nghiệp nên đầu tư cơ sở vật chất, máy móc khám chữa bệnh và nhân lực phụ trách hoạt động khám chữa bệnh tại doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ sức khỏe cho công nhân trong những tình huống khẩn cấp. Đa dạng hóa các loại hình tư vấn, thăm khám sức khỏe cho công nhân theo từng tính chất, lĩnh vực ngành nghề sản xuất và theo từng đối tượng. Thứ ba, thường xuyên thanh kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong chăm sóc sức khỏe NLĐ. Thứ tư, cần nghiên cứu hoàn thiện thêm các quy định pháp luật, hướng dẫn thực hiện việc khám sức khỏe nghề nghiệp tại các doanh nghiệp hiện nay. |
Phòng Y tế của Công ty TNHH Namuga Phú Thọ như một “Trạm Y tế thu nhỏ”, được đầu tư trang bị cơ sở vật chất và thiết bị y tế đầy đủ, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động. |
TS. Nguyễn Tuấn Anh Viện Nghiên cứu Thanh niên |