Hôm nay, TP.HCM dự kiến công bố gói hỗ trợ 7.500 tỷ đồng
Kinh tế - Xã hội - 19/09/2021 10:26 Duy Chương
TP.HCM dồn lực xét nghiệm, xử lý dứt điểm từng vùng đỏ TP HCM có thể không kiểm soát được dịch trước 15/9, xin thêm thời gian tới hết tháng 9 "Rã băng” cho TP HCM |
Cán bộ phường Cầu Kho, quận 1 (TP. HCM) đến nhà trao tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn |
Theo Sở LĐTB&XH TP.HCM, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, thành phố đã nâng mức độ giãn cách xã hội cao hơn Chỉ thị 16 và thực hiện các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch nên người dân gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở thống kê sơ bộ từ TP. Thủ Đức và các quận, huyện, Sở LĐTB&XH vừa đề xuất UBND thành phố hỗ trợ cho 2 triệu hộ thường trú, tạm trú với khoảng 7,1 triệu người và hơn 450.000 người đang lưu trú bị mất việc làm, không còn thu nhập do giãn cách, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Tổng kinh phí đề xuất hơn 7.500 tỷ đồng. Gói hỗ trợ đợt 3 này nhằm tiếp tục chăm lo an sinh xã hội trong thời gian thực hiện giãn cách, bảo đảm tất cả người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố gặp khó khăn đều được hỗ trợ; không để người dân bị thiếu đói, người lao động gặp khó khăn không được hỗ trợ.
Dẫn đầu danh sách số người cần hỗ trợ là TP.Thủ Đức với gần 857.000 người, huyện Bình Chánh hơn 856.000 người, quận 12 hơn 644.000 người, huyện Củ Chi gần 500.000 người… Các quận khu vực trung tâm như: Quận 1, 3, 4, 5, 10 cũng dao động từ 90.000 - 150.000 người, thấp nhất là huyện Cần Giờ với hơn 66.000 người (khoảng 87% dân số toàn huyện).
Đối tượng được hỗ trợ là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sinh sống (có mặt) trên địa bàn xã, phường, thị trấn; người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do mất việc làm, không có thu nhập, bị giãn cách kéo dài để phòng chống Covid-19 (không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú); những người phụ thuộc trong hộ có hoàn cảnh thật sự khó khăn (cha/mẹ, con và trẻ em) đang sinh sống, có mặt tại xã, phường, thị trấn và người lưu trú có hoàn cảnh thật sự khó khăn tại địa bàn.
Dự kiến, có hơn 7,5 triệu người không phân biệt thường trú, tạm trú và lưu trú cần được hỗ trợ với mức 1 triệu đồng/người/lần; chi trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản khi có yêu cầu. Việc chi hỗ trợ cho đối tượng nêu trên được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp, không bỏ sót, không trục lợi...
Đáng chú ý, chủ trương của các gói hỗ trợ theo hướng “chính sách nào - đối tượng đó”, không hồi tố (đã nhận 2 gói trước, vẫn được nhận gói 3) để xã, phường, thị trấn công khai, tạo sự đồng thuận trong người dân.
Trong hai đợt hỗ trợ trước đó, TP. HCM đã giải quyết cho 587.558 đối tượng với số tiền gần 2.160 tỷ đồng |
Trong đợt hỗ trợ lần 3 này, TP.HCM không hỗ trợ đối với người đang hưởng lương hưu, người đang tham gia bảo hiểm xã hội và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8/2021. Do vậy, trên cơ sở thống kê ban đầu khoảng hơn 110.000 người, các phường trên địa bàn phải rà soát, đối chiếu với danh sách của cơ quan bảo hiểm xã hội để loại những trường hợp này ra, tránh tình trạng hỗ trợ không đúng đối tượng.
Gói hỗ trợ đợt 3 được đánh giá là chưa có tiền lệ, lập “kỷ lục” về số lượng người cần nhận hỗ trợ và “phủ sóng” đến phần lớn người dân, khoảng 7,5 triệu người, so với khoảng 9 triệu dân TP.HCM tại thời điểm tổng điều tra dân số vào năm 2019.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, gói hỗ trợ tuy không nhiều, nhưng là sự cố gắng của thành phố nhằm chia sẻ với những khó khăn, thiếu thốn của người dân khi giãn cách kéo dài. Khoản hỗ trợ này được trích từ ngân sách kết dư mà thành phố tiết kiệm được từ các năm trước, dự kiến sẽ chi đầu tư phát triển; tuy nhiên trước tình thế khó khăn vì dịch bệnh nên phải dùng để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân.
Trong hai đợt hỗ trợ trước đó, TP. HCM đã giải quyết cho 587.558 đối tượng với số tiền gần 2.160 tỷ đồng. Đây là số người được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của HĐND TP. HCM.
Đối với hộ nghèo, cận nghèo, lao động có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thành phố đã hỗ trợ cho gần 2 triệu lượt người với số tiền gần 3.217 tỷ đồng. Trong đó, số hộ nghèo, cận nghèo đã hỗ trợ 100%, còn hộ lao động có hoàn cảnh khó khăn đã giải quyết gần 98%, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) khoảng 97%.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM, trong quá trình thực hiện, người gặp khó khăn phát sinh nhanh. Do đó, UBND thành phố đã ban hành các chính sách kết hợp nguồn lực nhà nước với nguồn lực xã hội hóa và chính quyền, mặt trận, các đoàn thể xã, phường, thị trấn để kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ này cũng gặp nhiều khó khăn do dịch chuyển biến nhanh, áp dụng giãn cách xã hội kéo dài. Thành phố phải tăng cường áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế việc đi lại, nhiều khu vực bị cách ly, phong tỏa, các quận, huyện, TP. Thủ Đức phải tăng cường nhân lực để vừa bảo đảm nhiệm vụ phòng chống dịch vừa bảo đảm công việc chuyên môn nên tiến độ chi hỗ trợ thời gian đầu gặp nhiều khó khăn. Nhân lực ngày càng mỏng do quá trình làm nhiệm vụ, nhiều công chức xã, phường, thị trấn; cán bộ khu phố, tổ dân phố bị nhiễm Covid-19. Trong khi đó, đối tượng, số lượng chăm lo ngày càng mở rộng nên phải rà soát kỹ để tránh trùng lặp.
Bộ trưởng Tài chính: Không có chuyện “ngân sách cạn kiệt” Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc khẳng định: Không có chuyện ngân sách cạn kiệt, ngân sách vẫn hoàn toàn bảo đảm được ... |
Sẽ xử lý vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty Giày Rieker Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, Công ty Giày Rieker không tuân thủ thực hiện các quy định phòng, chống dịch theo Phương án ... |
Tổ ấm của đoàn viên nơi thâm sơn cùng cốc Năm học 2021-2022 đã bắt đầu, nơi thâm sơn cùng cốc, giữa mênh mông biển nước, đoàn viên Trường Tiểu học Hữu Khuông (huyện Tương ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/09/2024 06:29
Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì chuyên sâu, toàn diện, đa mô thức thuộc hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc mới trong công cuộc chống lại đại dịch béo phì tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 19/09/2024 21:00
Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?
Các chủ xe sở hữu ô tô thắc mắc nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không có thể tìm câu trả lời trong phần dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 19/09/2024 07:53
Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4
Làng Nủ (Lào Cai), nơi từng chịu những hậu quả khốc liệt từ thiên tai, mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách ứng phó trước các thảm họa tự nhiên. Khi bão số 4 đang đến gần, chúng ta không thể không nhìn lại kinh nghiệm xương máu từ những thảm kịch đã qua để chuẩn bị kỹ càng hơn.
Kinh tế - Xã hội - 18/09/2024 13:33
Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng
Sáng 18/9, thị trường ô tô Việt Nam một lần nữa trở nên sôi động với sự ra mắt của Hyundai Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 20:00
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ
Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP HCM, cùng gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 16:27
Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm
Thị trường Indonesia vừa ra mắt Honda Spacy 2024 nhưng khác hoàn toàn với những gì người Việt quen thuộc về mẫu xe được coi là huyền thoại này.
- Người đảng viên khơi dậy khát khao sáng tạo trong công nhân
- Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy
- Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam
- Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?
- 5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam