Giảm thiểu sức ép Covid-19 đối với người lao động
Công đoàn - 01/06/2020 09:05 Nhóm PV
Ảnh minh họa.
Một tháng sau khi Việt Nam gỡ bỏ giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh dần trở lại với trạng thái “bình thường mới”. Nhưng, hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid-19 vẫn còn sâu rộng, nhất là với đời sống và việc làm của người lao động (NLĐ).
Tuy nhiên, trong khó khăn, đã có nhiều doanh nghiệp tìm ra hướng đi phù hợp để giữ vững sản xuất, ổn định đời sống, việc làm của NLĐ. Trong quá trình ấy, các cấp Công đoàn Việt Nam đã phát huy vai trò cầu nối, đồng hành cùng NLĐ với doanh nghiệp.
Bà Trương Thị Bích Hạnh, Ủy viên Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương
CẦN ĐẶC BIỆT QUAN TÂM ĐẾN NHÓM LAO ĐỘNG YẾU THẾ
Đến thời điểm này tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp của Bình Dương vẫn gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, như: thiếu nguyên liệu sản xuất, không xuất được hàng, không có đơn hàng mới…
Hiện có 270 doanh nghiệp có CĐCS với 192.104 công nhân lao động (CNLĐ), trong đó tổng số lao động bị ảnh hưởng là 140.650 công nhân. Trước khó khăn do dịch Covid-19, thời gian qua các cấp Công đoàn tỉnh Bình Dương đã có nhiều chương trình để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và đoàn viên, CNLĐ.
Cụ thể như, phối hợp với chủ doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh tại doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn cho CNLĐ trong giờ ăn ca; tận dụng các kênh như mạng nội bộ công đoàn, mạng xã hội, báo đài… để thông tin tuyên truyền, chỉ đạo và chia sẻ những cách làm hay để nhân rộng mô hình, giải pháp tốt trong phòng, chống dịch tại doanh nghiệp; nắm kịp thời tình hình doanh nghiệp, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Cùng đó, thực hiện hỗ trợ 500 ngàn đồng đối với các trường hợp đoàn viên, NLĐ bị ngừng việc, mất việc do dịch bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; vận động các chủ nhà trọ chia sẻ khó khăn, hỗ trợ NLĐ thông qua việc miễn, giảm, giãn tiền thuê nhà trọ cho NLĐ.
Để kịp thời chia sẻ khó khăn với NLĐ bị mất việc làm, giảm thu nhập do dịch bệnh, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam cho phép LĐLĐ tỉnh được sử dụng nguồn tài chính tích lũy 50 tỷ đồng nhằm hỗ trợ đoàn viên, CNLĐ vay với lãi suất ưu đãi thông qua Tổ chức tài chính vi mô CEP…
Trong thời gian tới, doanh nghiệp và NLĐ vẫn sẽ tiếp tục gặp những khó khăn nhất định do doanh nghiệp chưa phục hồi được sản xuất, NLĐ bị tạm hoãn hợp đồng với thời gian dài, bị chấm dứt hợp đồng lao động, khó tìm được việc làm mới…
Đặc biệt với nhóm lao động yếu thế như lao động lớn tuổi, lao động nữ nuôi con nhỏ, thai sản sẽ rất khó khăn khi tìm việc làm mới, nếu doanh nghiệp cũ không tiếp nhận lại.
Đi cùng với mất việc làm, giảm thu nhập, cũng cần chú ý rằng khi đời sống khó khăn sẽ phát sinh những vấn đề trong CNLĐ như vay tín dụng đen, bán sổ BHXH làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an sinh xã hội.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương tiếp tục nắm tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ để chủ động các biện pháp hỗ trợ và đề xuất với lãnh đạo đảng, chính quyền tỉnh Bình Dương và Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho NLĐ.
Ông Lê Nho Thướng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam
NLĐ NGÀNH DỆT MAY ĐANG NỖ LỰC VƯỢT KHÓ
Là ngành công nghiệp quan trọng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, song đại dịch Covid-19 đang khiến ngành Dệt may đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt là về vấn đề lao động việc làm.
Đến nay, tại 3 miền, các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có 514 người chấm dứt hợp đồng lao động, 8.980 người tạm ngừng việc hưởng lương tối thiểu vùng và tại rất nhiều đơn vị, NLĐ phải giảm giờ làm, làm việc luân phiên, thu nhập giảm 15-30%.
Trong đó, khu vực miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 3.901 lao động, tương đương 14,3% ngừng việc hưởng lương tối thiểu vùng; 17.240 lao động giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, thu nhập giảm tương ứng 20%; chỉ có 24,6% lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
Trước tình hình khó khăn của dịch bệnh, để giữ chân NLĐ, các doanh nghiệp đã tăng cường tuyên truyền để họ cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, bố trí NLĐ nghỉ luân phiên, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật, thậm chí có đơn vị còn bố trí NLĐ nghỉ thêm nửa ngày thứ Sáu...
Đối với các đơn vị may, một số doanh nghiệp đã chuyển đổi mặt hàng sản xuất do ảnh hưởng của dịch trên thế giới, nguồn hàng xuất khẩu đi các nước bị hoãn hoặc hủy vì các nước trên thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề về dịch, một số đơn vị sắp xếp lại dây chuyền sản xuất để sản xuất mặt hàng khẩu trang, bộ đồ bảo hộ y tế.
Đối với ngành sợi, dệt bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chi phí cho sản xuất luôn cao hơn chi phí xuất khẩu từ hơn 6% trở lên, các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục cho tổ chức sản xuất, chấp nhận lỗ để bố trí việc làm giữ chân NLĐ.
Để vượt qua thời điểm khó khăn này, các cấp công đoàn trong ngành Dệt may đã nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động, trong đó tích cực tuyên truyền, ổn định tư tưởng cho NLĐ, tạo sự cảm thông, chia sẻ khó khăn giữa NLĐ và NSDLĐ để NLĐ gắn bó hơn đối với doanh nghiệp, sẵn sàng chấp nhận giảm thu nhập, giảm thời gian sản xuất để cùng vượt qua mùa dịch.
Cùng với các hoạt động tặng khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, các cấp công đoàn đã cùng chia sẻ, hỗ trợ khó khăn với NLĐ qua 2 đợt xét duyệt và tặng quà cho trên 550 đoàn viên công đoàn thuộc 33 đơn vị số tiền trên 400 triệu đồng.
Ngoài ra, Công đoàn Dệt may Việt Nam đang thẩm định xét duyệt 06 bộ hồ sơ đề nghị xây nhà tình thương của những đoàn viên công đoàn đang gặp khó khăn về nhà ở, trong đó 02 bồ hồ sơ đã đáp ứng điều kiện hỗ trợ.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và NLĐ, các cấp công đoàn dệt may sẽ phối hợp với NSDLĐ phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, áp dụng sáng kiến cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; cùng NSDLĐ đẩy mạnh phong trào học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho NLĐ, chú trọng việc đào tạo, đào tạo lại cho NLĐ đảm bảo thích ứng với tiến bộ khoa hoc kỹ thuật và sự chuyển đổi sản xuất của doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch…
Ông Nguyễn Duy Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng
ĐÃ CÓ NHIỀU MÔ HÌNH, CÁCH LÀM HAY
Thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến nền kinh tế chung, tại Đà Nẵng, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, theo đó đã tác động đến nhiều mặt đời sống của NLĐ trên địa bàn.
Thống kê chưa đầy đủ, tính đến ngày cuối tháng 4 có 295 đơn vị, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19… dẫn đến hơn 37.000 đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, không có nguồn nguyên liệu, hàng hóa không xuất khẩu được (trong đó hơn 8.900 NLĐ bị tạm hoãn hợp đồng lao động, gần 13.000 NLĐ thỏa thuận nghỉ không lương, hơn 16.000 NLĐ phải luân phiên làm việc tại doanh nghiệp để có thu nhập và đảm bảo quá trình tham gia BHXH được liên tục (thu nhập bị giảm từ 20%-70% so với trước dịch).
Nhóm lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất do dịch bệnh là giáo viên, lao động tạp vụ, bảo vệ, bảo mẫu... tại các trường ngoài công lập; NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
Trước tình hình đó, bên cạnh những nỗ lực triển khai các hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, NLĐ của các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua như: tặng khẩu trang, nước sát khuẩn cho NLĐ; phun thuốc khử trùng ở các khu vực nhà trọ của công nhân; vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê nhà cho NLĐ; phối hợp tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho NLĐ khối du lịch, khách sạn; hỗ trợ cho gần 7.000 trường hợp NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi suất từ 500 - 1 triệu đồng…
Tại các CĐCS đã có nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong công tác phòng chống dịch và chăm lo tốt đời sống NLĐ như: đề xuất đơn vị tạo điều kiện cho NLĐ nghỉ dạy và làm việc tại trường vẫn được hưởng đủ lương; triển khai vách ngăn bàn ăn và khu vực làm việc cho NLĐ trực tiếp, chia bữa ăn giữa ca thành nhiều đợt để đảm bảo công tác phòng chống dịch; cấp phát khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn; tặng trái cây giải nhiệt để tăng sức đề kháng; tự may khẩu trang trang bị cho NLĐ ở những doanh nghiệp may mặc… Đặc biệt, CĐCS đã đồng hành, phối hợp cùng doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, đảm bảo giữ được thu nhập cho NLĐ để NLĐ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Có thể kể đến các đơn vị như CĐCS Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Công đoàn Công ty TNHH Fujikura Automotive Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Phú An Thịnh, Công ty CP Dệt may 29/3, Công đoàn Công ty TNHH MTV Kad Industrial S.A Việt Nam…
Thời gian tới, chúng tôi đã chỉ đạo các cấp công đoàn đặc biệt chú trọng đến việc chăm lo thiết thực cho đời sống NLĐ; tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vận động chủ doanh nghiệp chia sẻ, giữ và tạo việc làm cho NLĐ để đảm bảo rằng NLĐ vẫn duy trì ổn định mức thu nhập của mình. Bên cạnh đó, CĐCS chủ động phối hợp người sử dụng lao động phát động các phong trào thi đua nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển mới sau dịch.
Đặc biệt, các cấp công đoàn sẽ tham gia giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, NLĐ gặp khó khăn do dịch Covid-19, chú trọng việc nắm tình hình tư tưởng, tâm tư NLĐ đối với những đơn vị không đảm bảo điều kiện hưởng theo Quyết định 15/QĐ-TTg và Nghị quyết 42/NQ-CP để đề xuất NSDLĐ và công đoàn cấp trên hỗ trợ thêm cho NLĐ.
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Diligo Holdings
LINH HOẠT THÍCH ỨNG, BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CHO NLĐ
Ông Nguyễn Quyết Thắng - Phó Giám đốc Nhà máy sản xuất Công ty Cổ phần Diligo Holdings
Công ty Cổ phần Diligo Holdings được thành lập từ năm 2006 với 100% vốn của người Việt, chuyên sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng tại Việt Nam với 02 nhãn hàng chính là NIVA và LIPZO các sản phẩm tăm bông, khăn ướt, khăn, tất, gel sát khuẩn, bông y tế, khẩu trang... mang nhãn hiệu NIVA; các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chất lượng, được khách hàng tín nhiệm như bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng mang nhãn hiệu LIPZO.
Dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh số các mặt hàng truyền thống của công ty trong tháng 3 và 4 giảm rất lớn. Tuy nhiên, trước những tác động của dịch bệnh, công ty đã nhanh chóng bắt kịp thị trường, tìm ra được hướng đi mới nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đảm bảo đời sống việc làm cũng như thu nhập của hơn 150 công nhân lao động.
Cụ thể, khi dịch bệnh bùng phát, nhận thấy các sản phẩm mặt hàng truyền thống gặp khó khăn, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định chuyển hướng đầu tư, nhập dây chuyền sản xuất khẩu trang, phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
Cùng với đó, công ty đã bố trí lại lực lượng lao động, NLĐ được chuyển sang dây chuyền sản xuất khẩu trang. Trong mùa dịch, các máy hoạt động hết công suất 24/24 giờ, sản phẩm của công ty được phân phối ở thị trường trong nước và quốc tế, từ đó tạo việc làm ổn định cho NLĐ.
Việc công ty nỗ lực ổn định việc làm, thu nhập cho NLĐ trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra đã tiếp thêm niềm tin, động lực để NLĐ gắn bó, nâng cao tay nghề, đồng lòng cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Cập nhật thông tin 6h30 sáng ngày 1/6, thế giới ghi nhận 109.532 trường hợp mắc Covid-19 và 3.205 ca tử vong trong 24 giờ ... |
Từ năm 2021, có một số trường hợp được hưởng đặc quyền nghỉ việc mà không cần báo trước. |
Ngày mai bắt đầu từ hôm nay, nhưng hiện trạng trẻ em - con công nhân, nhất là công nhân khu công nghiệp còn thiếu ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 11/09/2024 16:47
Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Các cấp Công đoàn Việt Nam vận động ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 với mức phấn đấu là mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động một ngày lương/thu nhập trở lên.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 12:43
Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
Do tình hình mưa lũ rất phức tạp, các cấp công đoàn tỉnh Thái Nguyên cùng với doanh nghiệp đã ngay lập tức có những phương án hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên và người lao động, vừa đảm bảo an toàn và sản xuất kinh doanh.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 10:00
Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
Cô giáo Trần Thị Hoàng Yến - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Trường THCS Trần Quốc Toản (phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là một cán bộ Công đoàn năng động, đổi mới, sáng tạo trong công việc.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 06:53
Công đoàn Agribank CN thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc - ngôi nhà thân yêu của tôi
Cho đến khi tôi được gặp các anh chị đồng nghiệp của mình - Công đoàn Agribank Chi nhánh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), tôi mới nhận ra rằng, ngay cả những người từng xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ cho mình.
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 16:58
Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
Bão số 3 (Yagi) tàn phá nghiêm trọng nhiều nhà xưởng trong các khu công nghiệp tại TP Hải Phòng.
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 08:02
Công đoàn Bệnh viện 108: Nâng cao chất lượng cuộc sống và khích lệ nỗ lực chuyên môn
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) từ lâu là một biểu tượng của sự tận tụy và đầy tình người. Trong đó, Công đoàn Bệnh viện 108 là người bạn đồng hành không thể thiếu, là cây cầu kết nối và là điểm tựa vững chắc cho tất cả các cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng