Dùng đũa quá lâu có thể gây ung thư?
Sức khỏe - 04/11/2021 11:53 MC
Ảnh minh họa. |
Đũa có thể gây ung thư?
Nhiều người nghĩ rằng đũa sẽ bị mốc và sinh ra độc tố aflatoxin sau khi sử dụng lâu ngày. Đây là một quan niệm sai lầm vì bản thân đũa không phải là thực phẩm và sẽ không phát triển độc tố aflatoxin.
Trong trường hợp bình thường, chỉ khi đũa bị nứt hoặc không được làm sạch, sau đó các loại ngũ cốc, hạt và các loại thức ăn có dầu,... bám lâu ngày vào đũa và bị mốc thì đũa mới có thể bị ố vàng, chứa độc tố gây ung thư.
Mặt khác, đũa rất dễ bị biến dạng, nứt vỡ khi sử dụng lâu ngày và cũng rất dễ bị mốc nếu bị ẩm. Nhưng bạn cũng không phải quá lo lắng vì nấm mốc là một loại vi sinh vật phổ biến trong tự nhiên.
Trên thực tế, hầu hết các loại nấm mốc không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, ngay cả khi đũa bị mốc thì không hẳn là do độc tố aflatoxin gây ra mà cũng có thể do các loại nấm mốc khác gây ra.
Đũa có thể bị mốc nhưng là một số loại nấm mốc không gây hại cho cơ thể. Nhìn chung, aflatoxin sinh ra với số lượng ít và chỉ khi chất độc đạt đến một liều lượng nhất định mới có nguy cơ gây ung thư.
Đũa kim loại, inox dễ thải ra kim loại nặng?
Ảnh minh họa. |
Có người cho rằng sử dụng đũa inox dễ thải ra các kim loại nặng độc hại như: crom, mangan, khi ăn vào cơ thể sẽ gây hại.
Trên thực tế, thép không gỉ có chứa crom nhưng tiêu chuẩn quốc gia có giới hạn nghiêm ngặt về chỉ số (chỉ số crom trong các sản phẩm thép không gỉ không được vượt quá 0,4 mg/dm). Nếu bạn bị nhiễm độc crom thì ít nhất phải dùng đũa suốt 24 giờ. Vì vậy, với việc sử dụng đũa bình thường, hoàn toàn không có nguy cơ nhiễm độc crom.
Cũng có người cho rằng đũa bằng thép không gỉ có thể giải phóng mangan, gây hại cho cơ thể. Trên thực tế, lượng kết tủa rất hạn chế trong quá trình sử dụng bình thường nên sẽ không có vấn đề ngộ độc.
Làm thế nào để sử dụng đũa đúng cách?
Trong cuộc sống hằng ngày, chỉ cần chúng ta lựa chọn, sử dụng, bảo quản và thay thế đũa hợp lý thì có thể giảm thiểu rủi ro đến mức cao nhất.
1. Thay đũa thường xuyên và sử dụng không quá ba tháng
Màu đũa sẽ đậm dần hoặc nhạt dần theo tần suất sử dụng. Việc đũa đổi màu chủ yếu do thức ăn, không khí, chất tẩy rửa và cặn bám trên đũa trong quá trình sử dụng. Tất nhiên, sự bám dính và tích tụ vi khuẩn lâu ngày cũng là một nguyên nhân chính khiến đũa bị đổi màu. Bạn nên thay đũa ba tháng một lần.
2. Lau khô đũa sau khi rửa để tránh nấm mốc phát triển.
Đũa sử dụng trong gia đình đa số là đũa tre, đũa gỗ. Nhiều người quen rửa đũa rồi cho trực tiếp vào tủ hoặc hộp đựng đũa, tuy nhiên trong môi trường ẩm ướt lúc này rất dễ sinh nấm mốc. Đây là mối đe dọa lâu dài đối với sức khỏe.
Nên rửa đũa hằng ngày và cho vào tủ sau khi phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra nên thường xuyên đun sôi, khử trùng (đun nước sôi nửa tiếng mỗi tuần) để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh minh họa. |
3. Luôn kiểm tra, quan sát xem đũa có bị mốc không
Đũa gỗ tre rất dễ bị nấm mốc trong môi trường ẩm ướt, trong trường hợp bình thường, chỉ cần độ ẩm đạt đến một mức nhất định là có thể bị mốc trong khoảng một ngày.
Khuyên bạn nên luôn chú ý đến đũa trong cuộc sống hằng ngày, bằng cách ngửi và nhìn, nếu thấy có sự thay đổi rõ ràng (vết nấm mốc, đốm khác với màu của thân tre) hoặc có mùi ẩm mốc, thì nên bỏ chúng đi.
4. Rửa sạch đũa mới mua
Vì đũa dễ bị nhiễm các chất độc hại trong quá trình sản xuất và vận chuyển nên đũa mới cũng cần được vệ sinh và khử trùng hợp lý. Đối với đũa mới mua về, nên chần qua nước sôi khoảng nửa tiếng rồi rửa lại bằng vòi nước.
5. Nên sử dụng giá đỡ đũa với đầu đũa úp ngược.
Sử dụng giá đựng đũa rỗng, có lỗ thoát nước bên dưới, tránh nước tiếp xúc lâu dài với đũa và dụng cụ cầm đũa.
Nên úp ngược đũa, để “đầu đũa” tiếp xúc nhiều nhất với cơ thể, như vậy có thể giảm thiểu số lượng vi sinh vật, giảm tác hại.
6. Vệ sinh ống đũa thường xuyên để tránh nấm mốc phát triển.
Hộp đựng đũa sẽ luôn bị bám nước trong quá trình bảo quản, và phần đáy dễ bị mốc theo thời gian, đặc biệt đối với đũa tre. Nên thường xuyên vệ sinh và đun sôi đúng cách để giảm hư hỏng.
Người làm ca đêm cần tránh ăn những thực phẩm nào? Đối với những người đi làm ca đêm cần phải bổ sung những dưỡng chất đầy đủ để bù đắp cho cơ thể trong trạng ... |
Nếp nhăn tố cáo tình trạng sức khỏe của bạn Nếp nhăn không chỉ phản ánh tuổi tác, nó còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh trong cơ thể mà có thể bạn không ... |
Những ai không nên sử dụng nước hoa? Các chuyên gia cho rằng sở dĩ hương thơm có sức hút kỳ diệu là do nó có tác dụng điều khiển cảm giác của ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.