Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là quy định bắt buộc
Pháp luật lao động - 03/08/2023 10:56 HỒNG MINH
Đối thoại tại nơi làm việc chính là giải pháp quan trọng để tổ chức Công đoàn cũng như chủ doanh nghiệp tạo sự thấu hiểu, xây dựng niềm tin giúp người lao động (NLĐ) gửi gắm tâm tư, nguyện vọng nhằm cải thiện môi trường làm việc tốt hơn.
Theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ (ví dụ như tổ chức Công đoàn) về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Đối thoại giữa công nhân, công đoàn, và lãnh đạo doanh nghiệp tại nơi làm việc. Ảnh: LĐLĐ Vĩnh Phúc |
Quy định về đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định NSDLĐ phải tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc ít nhất 01 năm một lần, hoặc khi có yêu cầu của một hoặc các bên hay khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các Điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019.
NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Thành phần tham gia đối thoại định kỳ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thành phần tham gia đối thoại định kỳ là đại diện hai bên NSDLĐ và bên NLĐ.
- Bên NSDLĐ: Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, NSDLĐ quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Bên NLĐ: Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
+ Ít nhất 03 người, nếu NSDLĐ sử dụng dưới 50 NLĐ;
+ Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 50 đến dưới 150 NLĐ;
+ Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 150 đến dưới 300 NLĐ;
+ Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 300 đến dưới 500 NLĐ;
+ Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 NLĐ;
+ Ít nhất 24 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 1.000 NLĐ trở lên.
Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên NSDLĐ và bên NLĐ nêu trên được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc.
Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.
Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ
- Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ do hai bên sắp xếp phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.
Điều kiện tiến hành đối thoại định kỳ
Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi: Bên NSDLĐ có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền; BênNLĐ có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện.
Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện tổ chức đại diện NLĐ (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có).
Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại.
Tổ chức đại diện NLĐ (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến NLĐ là thành viên.
Cán bộ công đoàn tỉnh Thái Nguyên phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức đối thoại với NLĐ. Ảnh: LĐLĐ Thái Nguyên |
Mức xử phạt đối với doanh nghiệp không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Khoản 2, Điều 15, Chương II Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt về vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau: Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị NLĐ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong nghị định này bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức), đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ từ 5 - 10 triệu đồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội với công nhân lao động (CNLĐ) vừa được tổ chức chiều 18/5 ... |
Lắng nghe công nhân lao động để thấu hiểu và chia sẻ Không chỉ lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ; những ý kiến, kiến nghị của công nhân lao động (CNLĐ) còn được quan tâm giải ... |
Hiến kế giải pháp nâng cao vai trò công đoàn cơ sở trong đối thoại người lao động Theo đồng chí Ngô Trần Tố Uyên - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam, thực tế ở một số ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 10/09/2024 08:29
Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?
Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?
Pháp luật lao động - 06/09/2024 21:00
Lệ phí trước bạ là gì?
Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.
Sổ tay pháp luật - 06/09/2024 18:05
Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Sổ tay pháp luật - 04/09/2024 17:16
Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
Pháp luật lao động - 02/09/2024 13:08
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?
Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.
- LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát động hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão số 3
- Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Nữ VĐV duy nhất tại VGC PVOIL CUP 2024: "Phấn khích vì lần đầu thử sức ở giải lớn"