Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt: "Biến hiện tượng thành xu hướng"
Kinh tế - Xã hội - 06/10/2020 15:30 Nhóm PV
Vì sao nên thanh toán không sử dụng tiền mặt? Không dùng tiền mặt: Dùng thẻ, ví điện tử… trả tiền sao cho an toàn? |
Toàn cảnh chương trình tọa đàm "Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt tại các khu công nghiệp". |
đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Thói quen này đã chứng minh được nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí, tốc độ thanh toán nhanh, nhận được nhiều ưu đãi khi mua sắm... Do đó, việc đẩy mạnh chi tiêu không tiền mặt trong công nhân lao động là điều cần thiết.
Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thanh toán và chi tiêu không dùng tiền mặt tiếp tục bùng nổ tại Việt Nam. Từ năm 2016 đến nay, tốc độ tăng trưởng các kênh chính được tính bằng đơn vị hàng nghìn phần trăm.
Sự bùng nổ trên được đáp ứng bởi các hệ thống thanh toán phủ khắp cả nước và ngày càng tiện ích.
Cụ thể, đến tháng 7/2020, đã có 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động, 37 tổ chức không phải là ngân hàng đã được NHNN cấp Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trong xu hướng "bùng nổ" trên, để giúp người tiêu dùng, đặc biệt là công nhân lao động có thể nhìn nhận rõ hơn về những lợi ích của việc chi tiêu không dùng tiền mặt, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt tại các khu công nghiệp”.
Hôm nay, chương trình tọa đàm diễn ra tại Hội trường Công ty Yamaha Việt Nam, với sự tham gia của các vị khách mời: Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, đại diện LĐLĐ Hà Nội, Vietcombank, Agribank và TS. Lê Thẩm Dương.
Phát biểu tại tọa đàm, đại diện Ban tổ chức, Nhà báo Trần Duy Phương – TBT Tạp chí Lao động và Công đoàn, cho biết: Chi tiêu không tiền mặt đang trở thành một xu hướng có tính tất yếu đã được cụ thể hoá bằng chủ trương của Chính phủ, đang triển khai đồng loạt trong các cơ quan, ban, ngành và địa phương, đã có sự thay đổi rất lớn trong kinh tế tiêu dùng và hiện trong tương lai rất gần, tất cả các dịch vụ công như y tế, giáo dục, điện, nước…. trên toàn quốc sẽ chấm dứt hoàn toàn việc thu chi bằng tiền mặt.
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giãn cách xã hội đã diễn ra trên quy mô toàn cầu, không riêng ở Việt Nam. Và đây trở thành thời điểm tiên quyết để mọi ứng dụng trên nền tảng công nghệ có cơ hội trỗi dậy, từ đó tiến trình “chi tiêu không tiền mặt” được hiện thực hoá nhanh hơn tại Việt Nam.
Nhà báo Trần Duy Phương – TBT Tạp chí Lao động và Công đoàn phát biểu khai mạc buổi tọa đàm. |
Nhà báo Trần Duy Phương nhấn mạnh: "Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức tọa đàm với mong muốn đoàn viên, công nhân lao động có cơ hội thích nghi với những thay đổi, đặc biệt là thói quen chi tiêu không tiền mặt"
Bà Đặng Thị Vân Hòa – Phụ trách khu vực Hà Nội và miền Bắc Khối bán lẻ trụ sở chính của Vietcombank: Chi tiêu không tiền mặt đang dần phổ biến. Mục tiêu của Vietcombank mong muốn mở rộng kênh giao dịch, kết nối với các đối tác uy tín nhằm mang lại các dịch vụ chất lượng cao, bảo mật tối ưu thông tin cho khách hàng. Vietcombank hiện cung cấp hàng loạt các dịch vụ thanh toán miễn phí trên các ứng dụng thông minh, thanh toán điện, nước một cách chủ động hàng tháng. Ngoài ra, về giáo dục, Vietcombank cũng liên kết, kết hợp với nhiều trường học để học sinh, sinh viên có thể đóng học phí qua ngân hàng điện tử.
Qua buổi tọa đàm, Vietcombank mong muốn giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng tới công nhân lao động trong các khu công nghiệp, hy vọng lan tỏa được những lợi ích thiết yếu của việc chi tiêu không dùng tiền mặt.
Đại diện Agribank phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Tư vấn hướng dẫn sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. |
Công nhân Công ty Yamaha Việt Nam hào hứng lắng nghe trao đổi về chi tiêu không dùng tiền mặt của các chuyên gia. |
Chi tiêu thông minh là như thế nào?
TS. Lê Thẩm Dương trao đổi với công nhân lao động về chủ đề “Quản trị kinh tế gia đình và chi tiêu thông minh”. |
Tại toạ đàm “Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt tại các khu công nghiệp”, TS. Lê Thẩm Dương cũng đã mang tới bài trình bày với chủ đề “Quản trị kinh tế gia đình và chi tiêu thông minh”. TS. Lê Thẩm Dương cho biết, để chi tiêu thông minh thì cần quản lý chi tiết các khoản chi tiêu của mình. Việc chi tiêu không dùng tiền mặt sẽ giúp bạn nắm rõ những khoản chi của mình hơn.
Đứng ở góc độ cá nhân cần chi tiêu thông minh, phải có tư tưởng “tăng thu” chứ không phải “giảm chi”. “Chi tiêu thông minh đầu tiên là phải tìm giải pháp tăng thu. Nhiều người có quan điểm ‘giảm chi’ đó là bằng lòng với chính mình”, TS. Lê Thẩm Dương nhìn nhận.
Phải xác định những việc đáng làm trong một ngày của gia đình, đó là những hoạt động phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân, gia đình.
Trong cuộc sống, mọi hành vi của con người: Chi tiêu, lãnh đạo, quản lý đều phải hướng tới hiệu quả. Hiệu quả khác kết quả bởi nó không đơn giản là chi tiêu một cách mơ hồ mà phải xác định những nhu cầu thiết yếu nhất để chi tiêu và mang lại hiệu quả cho cá nhân mỗi người và gia đình. Trong bối cảnh của kinh tế 4.0, các doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra hệ sinh thái, kinh tế kết nối được đề cao. Khi môi trường thay đổi thì hành vi thay đổi, nhất là hành vi tiêu dùng.
Công nhân tham gia chương trình tọa đàm. |
Về vấn đề chi tiêu, TS. Lê Thẩm Dương nhấn mạnh có 3 trạng thái: “Bần tiện”, “Lãng phí” và “Tiết kiệm”. Trong đó, tiết kiệm là trạng thái mà chúng ta cần hướng đến, cố gắng chi tiêu chuẩn mực tiết kiệm, không bần tiện và cũng không hoang phí.
Theo vị chuyên gia này, chi tiêu thông minh gồm các nguyên tắc: Nhất quán trong danh mục chi tiêu; Suy nghĩ trước khi tiêu tiền; Hạn chế ở mức thấp nhất, Lập tiến độ mua sắm và cuối cùng là cân nhắc kỹ trước khi mua sản phẩm gì? Khoản chi tiêu của mỗi cá nhân cần chia cho các danh mục: 10% cho giáo dục, 10% cho hưởng thụ, số còn lại là để chi tiêu cho các khoản thiết yếu và đầu tư. Mỗi ngày nên tiết kiệm những chi phí không cần thiết.
Biến hiện tượng thành xu hướng
Vậy, chi tiêu và thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện qua những kênh nào?
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc chi nhánh Vietcombank Đông Anh, cho biết, theo quy định tại Thông tư số 46/2014 của NHNN, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt gồm có qua các thiết bị đọc thẻ như POS/EDC, qua Internet Banking, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi...
Trước đây, những năm 1990, thanh toán ở Việt Nam chủ yếu là bằng tiền mặt, người dân hầu như không có tài khoản ngân hàng. Sau đó, các ngân hàng ở Việt Nam bắt đầu thay đổi, có thêm các dịch vụ, sản phẩm và phương thức thanh toán đa dạng, trong đó nổi bật là xu hướng chi tiêu không dùng tiền mặt.
Nhìn lại cả quá trình đó để thấy đã có thay đổi rất lớn trong hoạt động thanh toán và chi tiêu tại Việt Nam. Thay đổi mà TS. Lê Thẩm Dương gọi là “sự bùng nổ trong hội nhập”.
“Như chúng ta đã thấy, vào cuối năm 2019, đầu năm 2020, doanh số chi tiêu không dùng tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng đột ngột với sự vào cuộc của 45 tổ chức tiêu dùng. Đây chính là sự bùng nổ trong hội nhập của nền kinh tế, dựa trên nỗ lực của các tổ chức cũng như sự cải thiện trong nhận thức của người dân”, TS. Dương nói.
Tuy nhiên, theo ông, đây mới chỉ dừng ở mức “hiện tượng” và nhiệm vụ hiện nay của chúng ta là cần phải thúc đẩy để việc thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng thực sự mở rộng.
TS. Lê Thẩm Dương cùng đại diện các ngân hàng tham gia tọa đàm. |
"Khi thấy quyền lợi, người ta sẽ làm"
Theo đại diện Vietcombank, xu hướng đó, thanh toán và chi tiêu không dùng tiền mặt đã trở thành một xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là trong một xã hội có nhu cầu kết nối, chia sẻ lớn, thương mại điện tử đang bùng nổ, đi cùng là sự phát triển của các phương tiện thanh toán trung gian.
“Tôi tin rằng, không chỉ trong giai đoạn này mà ngay cả sau khi Covid-19 qua đi, thương mại điện tử vẫn là một xu hướng, việc thanh toán không dùng tiền mặt có cả lợi ích vi mô và vĩ mô. Với đời sống hàng ngày, như TS. Lê Thẩm Dương đã nhấn mạnh, bên cạnh việc tăng thu thì chúng ta tính đến giảm chi. Và việc tận dụng các chương trình khuyến mại lớn trên các trang thương mại điện tử, đặc biệt là thông qua các kênh thanh toán không tiền mặt chính là một cách tốt để chúng ta giảm chi”, ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc chi nhánh Vietcombank Đông Anh tư vấn.
Đại diện các ngân hàng tư vấn và giải đáp thông tin về chi tiêu không dùng tiền mặt với người lao động tại tọa đàm. |
Bà Đặng Thu Thủy, đại diện Agribank cũng cho biết, trong xu hướng trên, các ngân hàng luôn tập trung và không ngừng xây dựng, phát triển các dịch vụ, tiện ích tốt nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo đó, như với khách hàng của Agribank, chỉ với một chiếc điện thoại di động họ có thể thực hiện thanh toán hầu hết các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, như các loại phí, chi trả cước viễn thông, truyền hình, đặt vé máy bay, thanh toán QR Code,…
"Chúng tôi cũng hiểu rằng, trong thời đại 4.0, nhu cầu sử dụng dịch vụ không dùng tiền mặt ngày càng tăng cao, đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 vừa qua. Theo thống kê, tại Agribank, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đã tăng tới 150% trong thời gian qua, điều này chứng tỏ các dịch vụ ngân hàng số của ngân hàng đang ngày càng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn", đại diện Agribank cho biết.
Tại buổi tọa đàm, thực tế đặt ra, trước đây công nhân thường phải xếp hàng nhận lương, nhưng giờ đây chỉ sau một cú “click” doanh nghiệp đã trả lương một cách dễ dàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian cho cả doanh nghiệp và công nhân.
Tương tự, các dịch vụ công như y tế, giáo dục, điện nước... đều được thanh toán thông qua chuyển khoản. Và ở đây, mỗi người cũng dễ dàng “click” qua phím bấm để xử lý nhanh chóng, thuận tiện, thay vì phải xếp hàng đi nộp như trước.
Tiện ích là vậy, môi trường thay đổi thì hành vi phải thay đổi. Tuy nhiên, việc chi tiêu bằng tiền mặt đã ăn sâu vào người dân. Vậy làm thế nào để thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng?
Trước câu hỏi trên, TS. Lê Thẩm Dương trả lời ngắn gọn: “Về nguyên tắc, chúng ta nên áp dụng lý thuyết quyền lợi, tức là khi thấy quyền lợi thì người ta sẽ làm”.
Tư vấn hướng dẫn sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho công nhân bên lề tọa đàm. |
Thẻ tín dụng là một lựa chọn
Một quyền lợi rất cụ thể, TS. Lê Thẩm Dương gợi ý với các công nhân lao động tham dự tọa đàm có thể sử dụng thẻ tín dụng trong chi tiêu, thanh toán không dùng tiền mặt - một sản phẩm rất phổ biến tại các nước phát triển.
Tư vấn thêm về sản phẩm này, ông Nguyễn Việt Hưng - chuyên viên tư vấn của Hội sở Vietcombank cho rằng đây còn là một lựa chọn để tránh và hạn chế tình trạng tín dụng đen thường gặp trong đời sống công nhân.
Theo chuyên viên của Vietcombank, tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi, không nằm trong kiểm soát của pháp luật, lãi suất rất cao. Thủ tục cho vay của tín dụng đen rất đơn giản, cách thức vay có thể qua các app vay tiền bằng một vài thông tin cá nhân… Thủ tục vay đơn giản dễ dẫn đến những kẽ hở, mang lại rủi ro cho người vay.
“Ngân hàng cho vay khác tín dụng đen ở điểm là được pháp luật ủy quyền, lãi suất hợp lý, thủ tục rõ ràng. Trong đó, nổi bật là sử dụng thẻ tín dụng. Nếu như biết cách chi tiêu hợp lý thì người tiêu dùng thậm chí còn không mất một đồng lãi nào trong sử dụng nguồn tiền của ngân hàng để chi tiêu, thanh toán”, ông Nguyễn Việt Hưng tư vấn, với thực tế thẻ tín dụng của các ngân hàng hiện nay phổ biến chi trả hộ, tạm ứng thanh toán cho người dùng với chính sách miễn lãi từ 45 - 55 ngày…
Đại diện ngân hàng và doanh nghiệp tặng quà cho công nhân lao động tham dự tọa đàm. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/10 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 6/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 35,6 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Hà Nội Xin chào ngày mới và chúc ông một tuần mới may mắn, vui khoẻ, thành công trong trọng trách lãnh đạo thành phố của mình! |
"Em ở đâu khôn thiêng về trả tiền thuê phòng cho chị" Hàng vạn công nhân phải đi thuê trọ là hàng vạn hoàn cảnh. Đã xảy ra biết bao tình huống dở khóc dở cười; trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 08:20
Tasco Auto là nhà phân phối thương hiệu ô tô điện Zeekr tại Việt Nam
Zeekr - thương hiệu ô tô điện cao cấp thuộc Tập đoàn Geely Holding, đã ký kết thỏa thuận phân phối chính thức với Tasco Auto – nhà phân phối ô tô tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 09/09/2024 12:46
Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sập: 1 xe khách và 1 xe tải rơi xuống sông
Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, từ nhiều góc quay khác nhau.
Kinh tế - Xã hội - 09/09/2024 11:35
Hãng xác nhận ra mắt Hyundai Santa Fe vào 18/9
Hyundai Santa Fe thế hệ mới chính thức được hãng xác nhận và công bố ngày ra mắt là 18/9 tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 09/09/2024 10:55
Sập cầu Phong Châu khi có nhiều ô tô, xe máy đang lưu thông
Theo thông tin từ hiện trường, tại thời điểm sập cầu Phong Châu (Tam Nông, Phú Thọ) vào sáng nay, có cả ô tô và xe máy đi qua.
Kinh tế - Xã hội - 09/09/2024 08:54
7 mô tô phân khối lớn của Honda cùng lúc ra mắt tại Việt Nam
Bên cạnh loạt xe phân khối lớn thế hệ 2024 được giới thiệu, Honda Việt Nam cũng lần đầu tiên giới thiệu công nghệ ly hợp điện tử E-Clutch tích hợp trên các mẫu xe có mặt.
Kinh tế - Xã hội - 09/09/2024 08:53
Honda Lead 125cc 2025 ra mắt, giá từ 40,29 triệu đồng
Honda Lead 125 cc 2025 được giới thiệu với ba phiên bản Đặc biệt, Cao cấp và Tiêu chuẩn, cùng mức giá khởi điểm từ 40,29 triệu đồng.
- Đắk Lắk: Gần 1.200 vận động viên tham gia hội thao do công đoàn tổ chức
- Tasco Auto là nhà phân phối thương hiệu ô tô điện Zeekr tại Việt Nam
- Công đoàn Bệnh viện 108: Nâng cao chất lượng cuộc sống và khích lệ nỗ lực chuyên môn
- Cô giáo nghèo vượt qua nghịch cảnh ở vùng cao Na Rì
- Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?