"Con vua thì lại làm vua", con công nhân làm gì?
Đời sống - 13/11/2020 18:15 Minh Hoàng
Đâu là ý nghĩa cuộc sống người công nhân? Lương công nhân và căn biệt thự Đâu là tâm hồn con công nhân khu công nghiệp? |
"Con vua thì lại làm vua", vậy con công nhân cứ mãi làm công nhân? Đất nước mới phát triển kinh tế thị trường mấy chục năm, phần lớn người giàu hiện nay cũng xuất thân từ người lao động nghèo mà nên. Trong ảnh, những nữ công nhân đang thả hết tâm trí vào công việc. Ảnh internet |
Một bạn công nhân viết như vậy trên mạng xã hội. Chắc bạn lấy vế đầu câu ca “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa lại quét lá đa”... gắn với nỗi lo về tương lai của con em mình.
Xưa, vua là “thiên tử’, con trời. Giang sơn đất nước, con dân trăm họ đều là tài sản của vua. Vua cho dân sống được sống, bắt dân chết phải chết. Vua này băng hà, vua khác nối ngôi. “Sướng như vua” là câu chỉ cảnh giới cao nhất của
Nay không còn vua nhưng khoảng cách người giàu người nghèo là rất lớn. Người giàu có điều kiện cho con cái ăn học, trang bị đầy đủ tri thức, hành trang để chúng làm chủ số phận, làm chủ cuộc đời. Những đứa trẻ nhà giàu cũng sướng gần như vua, mà như nhiều người nói “sinh ra đã ở vạch đích”.
Con em công nhân phần lớn đều nghèo. Thu nhập nói chung đều ở mức thấp, chỉ đủ chi dùng cho những nhu cầu tối thiểu. Các cháu không có điều kiện học những trường tốt, đắt tiền ngay trong nước, nói gì đến du học. Trong cuộc đua marathon vào đời, hiển nhiên con công nhân đuối sức.
Từ những người công nhân, lao động nghèo, nhiều người giàu hiện nay đã nắm bắt cơ hội, quyết chí vươn lên trở thành giàu. Đâu phải chỉ "con vua thì lại làm vua". Trong ảnh, công nhân Nhà máy điện tử Samsung. Ảnh cafebiz |
Con em gia đình có điều kiện có quyền được thụ hưởng thành quả lao động, kinh doanh, tích lũy của cha mẹ mình. Con em công nhân không có điều kiện ấy, nhưng “con không chê cha mẹ khó”; chúng vẫn hăm hở vào đời dù xuất phát điểm thấp hơn.
Con cái nhà giàu được trang bị tốt kiến thức, kỹ năng, lại được gia đình đầu tư tiền bạc mở doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng, tiếp tục làm ông chủ. Con công nhân ít kiến thức, kỹ năng hơn lại đi làm thuê cho con nhà giàu. Liệu có ai thoát được vòng xoay ấy?
Các cụ xưa cũng nói: “Không ai giàu ba họ/ Không ai khó ba đời”. Các triều đại phong kiến hùng mạnh nhất vẫn thường kết thúc sau vài trăm năm. Ở đỉnh cao quyền lực, hưởng thụ cái có sẵn, con cái các ông hoàng bà chúa ỷ lại, tự mãn, đi dần vào suy thoái, tàn lụi.
Trái lại, con em nhà nghèo, ý thức được sự khổ nghèo, luôn . Họ vẫn hay thất bại, họ cũng không dễ thoát nghèo ngay. Nhưng “trời có mắt”, không quá ba đời nỗ lực, cố gắng hết mình, mẫu số chung là họ không còn nghèo nữa.
Và làm công nhân cũng có vẻ đẹp, niềm tự hào chính đáng. Nếu con em công nhân tiếp tục nối nghiệp công nhân ở trình độ cao hơn thì có sao đâu. Họ vẫn là những người lao động đáng kính và có ích cho xã hội. Trong ảnh, anh công nhân ngành Điện đang làm việc. Ảnh congdoandlvn.org.vn |
Xã hội hiện đại chứng kiến sự thành đạt phổ biến của con em gia đình có điều kiện. Khác các ông hoàng bà chúa xưa, con em gia đình giàu có được giáo dục tự đi trên đôi chân mình. Gia thế, gia cảnh chỉ là điều kiện, bệ phóng để họ bay cao.
Xã hội cũng chứng kiến sự bùng nổ số lượng, tỷ lệ cao con em con nhà nghèo, trong đó có con công nhân nghèo học giỏi. Ở các kỳ thi đại học, chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối số thủ khoa là con em người lao động các vùng quê.
Và may mắn, trí thông minh được trời ban cho tất cả, không riêng đối tượng nào. Khát vọng làm chủ tri thức để làm chủ số phận mình cũng cháy bỏng trong con em công nhân. Việc tiếp thu kiến thức cũng không chỉ thông qua cánh cửa nhà trường, mà diễn ra suốt đời, mọi lúc mọi nơi. Con em công nhân nghèo, chỉ với điều kiện hạn chế của mình, bằng ý chí, quyết tâm vẫn có thể .
Tương lai con em công nhân phần lớn ở trong chính sự giáo dục của cha mẹ, ý chí vươn lên của chúng, chứ không phải ở sự giàu nghèo. Trong ảnh, nữ công nhân một doanh nghiệp may. Ảnh kinhtedothi.vn |
“Con vua thì lại làm vua”, luật cha truyền con nối phong kiến là thế nhưng các triều đại vẫn không dài mãi vì không cố gắng. Được hưởng thụ, đó là đặc quyền của con vua, nhưng không giữ được ngai, đó là lỗi của họ.
“Con sãi ở chùa” có thể không phải quét lá đa nếu nỗ lực vươn lên. Sinh ra trong khổ nghèo là do không được chọn. Nhưng lớn lên vẫn khổ nghèo thì chỉ có thể trách chính ta.
Tôi nhìn vào tỷ lệ bạn trẻ thi đỗ đại học, các thủ khoa con em công nhân, người lao động nghèo và hy vọng.
Trách nhiệm của thuyền trưởng khi có tai nạn hàng hải gây tổn thất thân thể thuyền viên Khi xảy ra tai nạn hàng hải gây tổn thất về thân thể thuyền viên thì thuyền trưởng, chủ tàu, người sử dụng lao động, ... |
Hà Nội, khẩu trang và ‘cuộc chiến’ chưa hồi kết Hôm qua, UBND TP Hà Nội đã ra tuyên bố yêu cầu về 5 khu vực bắt buộc phải đeo khẩu trang ở Hà Nội. ... |
Lao động ngành Du lịch vẫn gặp khó khăn vì “thời điểm vàng” đã qua Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước đã có những dấu hiệu khả quan , thế nhưng người lao động trong lĩnh ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
- 5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam
- Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền
- Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động
- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”