Câu chuyện về những ông bà cụ trích lương hưu góp sức chống dịch
Đời sống - 01/05/2020 07:00 Xuân Hậu
Cụ Ngự với nụ cười hiền hậu. |
Kỷ niệm những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi ghé thăm Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng (Phan Tứ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) để được nghe câu chuyện về những tấm lòng của các cụ ông, cụ bà đau đáu hướng về tuyến đầu chống dịch.
Đón chúng tôi với nụ cười hiền hậu và cái ôm trìu mến, cụ bà Trương Thị Ngự (84 tuổi) mở lời dặn dò: “Dịch này các con làm gì cũng phải cẩn thận, khẩu trang, rửa tay đầy đủ hết nghe”. Cụ Ngự cũng như nhiều cụ ông, cụ bà khác ở trung tâm đã tham gia đóng góp để gửi tuyến đầu chống dịch.
Ở tuổi 84, mỗi ngày, cứ đều đặn các khung giờ: 5h, 8h, 9h, 14h, 20h, cụ Ngự lại nghe thông tin thời sự qua ti vi và đài. Đặc biệt là thời gian dịch vừa qua, cụ lại càng chăm chú cập nhật tin tức hơn. Kể về thông tin dịch bệnh, cụ Ngự nói vanh vách số ca nhiễm và được chữa khỏi, tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới khiến chúng tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Cũng bởi theo dõi tin tức thường xuyên, các cụ ông, cụ bà tại trung tâm càng dành nhiều tình cảm cũng như tấm lòng hướng về tuyến đầu chống dịch. “Ngày trước bà và mọi người ở đây nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động ủng hộ chống Covid-19, bà hào hứng lắm nhưng không biết chỗ nào gởi. Khi trao đổi với Giám đốc trung tâm, Giám đốc đồng ý rồi mọi người trên tinh thần tự nguyện đóng góp. Hơn nữa, đóng góp này còn giúp một phần những người khó khăn, người ta nói truyền thống của dân tộc Việt Nam là luôn luôn giúp đỡ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều. Do đó, dân tộc Việt Nam có tình cảm sâu nặng. Đó là nghĩa cử cao cả của dân tộc”, bà Ngự chia sẻ.
Những năm tháng tuổi trẻ, bà Ngự từng vào Nam, ra Bắc tham gia nhiều chiến trường chống giặc, vậy nên, trong cuộc chiến chống Covid-19, bà lại càng cảm phục các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. “Nghe tin các y bác sĩ thấy tội lắm chứ, tội mấy bà mới thương, mới tự nguyện quyên góp. Trước đây đánh địch, ai bị thương, hy sinh có đồng đội cõng đi. Giờ người dân bị virus, bác sĩ mới là những người chữa bệnh, ai dám "cõng" được, mà muốn "cõng" bệnh nhân thì phải có khẩu trang, có đồ bảo hộ mới có thể "cõng" bệnh nhân đi được", bà Ngự cho biết.
Chúng tôi hỏi cụ Ngự về người phát động chương trình và được cụ tận tình chỉ dẫn tìm đến cụ ông Huỳnh Đăng Chúc (90 tuổi), người đã có ý tưởng quyên góp tiền lương hưu để chung tay chống dịch Covid-19.
Khi biết lý do chúng tôi đến thăm, cụ Chúc vui vẻ: "Có bao nhiêu đâu các cháu, nhiều tấm lòng còn ủng hộ nhiều hơn. Các cụ nghe thông tin ai cũng mong muốn được đóng góp. Cụ già rồi, nếu trẻ cũng mong được xông ra tuyến đầu góp sức cho cuộc chiến này. Tuổi này chỉ có bấy nhiêu tấm lòng, mong các y bác sĩ, công an, bộ đội, tình nguyện viên và Chính phủ mình sớm chiến thắng dịch bệnh".
Với cụ Chúc, cụ Ngự thì đóng góp này còn chứa đựng niềm tin đất nước sẽ sớm chiến thắng dịch. "Trước đây, đánh giặc, khâu chuẩn bị mà tốt thì trăm trận trăm thắng, còn khâu chuẩn bị mà không tốt thì thất bại. Cái kinh nghiệm đó chúng ta có, cho nên, chúng ta khi nghe tình hình đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần chống dịch. Mình có kinh nghiệm, mỗi người góp một chút thì ông tin là mình sẽ chiến thắng được dịch bệnh", cụ Chúc chia sẻ.
Mắt đã kém nhưng cụ Chúc vẫn cập nhật tin tức về dịch bệnh thường xuyên. |
Không chỉ đóng góp cho tuyến đầu, các cụ ông, cụ bà ở đây còn tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu về cách ly của Chính phủ. Anh Trần Văn Hải, Trưởng phòng Chăm sóc sức khỏe của trung tâm cho biết: "Từ ngày có yêu cầu cách ly, các cụ không ra khỏi trung tâm, cũng như không về nhà. Nhiều cụ tóc dài muốn cắt nhưng cũng chấp hành yêu cầu nên chịu khó một thời gian".
Rời trung tâm khi đã đến giờ cơm của các cụ, chúng tôi lại nhận được nhiều lời dặn dò và mong muốn gửi gắm. "Các cháu làm việc cẩn thận tiếp xúc. Còn trẻ, không có của, mình góp công góp sức chống dịch cũng được. Cố gắng các cháu nhé", cụ Chúc động viên.
Có lẽ, dòng máu "chiến sĩ" luôn chảy trong huyết quản của các cụ suốt bao năm qua vẫn không ngưng nghỉ. Bất cứ lúc nào đất nước kêu gọi, các cụ luôn sẵn sàng cho những trận chiến và trận chiến chống "giặc Covid-19" này cũng vậy. Trước tấm lòng của các thế hệ đã đi qua năm tháng khói lửa của dân tộc, chúng tôi, những thế hệ trẻ hôm nay thật sự kính phục.
Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 30/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,2 triệu ... |
Nhiều doanh nghiệp, cơ quan đã chia sẻ những giải pháp, cách làm hay về quản trị thông minh để duy trì sản xuất an toàn ... |
Đó không chỉ là thắc mắc của tôi mà có lẽ hàng triệu người dân đất nước này đang cùng câu hỏi như thế? Họ ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 26/09/2024 07:44
Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang
Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.
Đời sống - 25/09/2024 16:46
Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.
Đời sống - 25/09/2024 12:45
Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân
Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.
Người lao động - 24/09/2024 12:56
Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?
Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?
Người lao động - 23/09/2024 20:57
Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi
Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.
Đời sống - 23/09/2024 15:57
Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim
Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...