Bài trí bàn thờ ngày Tết
Đời sống - 21/01/2020 16:05 Dương Minh Hoàng
Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc tôn nghiêm, trước đây chỉ chủ gia đình mới được làm. Ảnh giadinh.net |
Cách bài trí bàn thờ ngày Tết sao cho đúng cách là điều được rất nhiều người quan tâm. Với ý nghĩa tỏ lòng thương nhớ và kính trọng ông bà tổ tiên cũng như cầu mong ông bà ban phước cho năm mới bình an và hạnh phúc, bài trí bàn thờ ngày Tết vì vậy là việc không thể tùy tiện.
Không phải đến Tết người ta mới lau dọn và trang hoàng lại bàn thờ cho sạch sẽ nhưng đây là công việc được đặc biệt chú ý mỗi dịp Tết đến xuân về. Thông thường, sau lễ tiễn ông Công ông Táo, các gia đình sẽ mở toang các cửa để đón ánh nắng và gió cũng như luồng khí tốt vào nhà. Bàn thờ thường được bày ở trên cao nơi vị trí trang trọng nhất trong phòng khách. Khi quét dọn người ta bắc ghế cao, dùng chổi lông gà sạch phủi bụi bặm hoặc các côn trùng chết. Tiếp đến dùng khăn và nước sạch nhẹ nhàng lau chùi cho sạch sẽ các vật dụng trên bàn thờ. Sau đó mang tất cả các loại vật dụng trên bàn thờ xuống lau chùi cẩn thận rồi để lên theo thứ tự như cũ.
Đối với những loại đồ vật quá cũ hoặc có nhiều vết rạn nứt hoặc vỡ, cần tiến hành thay loại mới và bỏ loại cũ đi. Quá trình lau dọn bàn thờ phải hết sức tỉ mỉ, chi tiết để các đồ vật thực sự được làm sạch và tránh vô ý làm vỡ bởi đây là điều đại kỵ. Ngoài ra, tất cả đồ dùng lau dọn bàn thờ phải là đồ sạch sẽ. Bước quan trọng nhất trong cách bày bàn thờ ngày Tết là sắp xếp các loại đồ cúng sao cho đúng phong thủy, gọn gàng và đầy đủ nhất. Ở một số vùng miền, người thực hiện nghi lễ bày và cúng phải là người lớn nhất trong dòng họ hoặc gia chủ có vai vế trong gia đình.
Bài trí bàn thờ ngày Tết theo thứ tự chú không được tùy tiện. Ảnh sapthogomit.com |
Các loại đồ vật trưng bày thường được sắp xếp như sau: Đĩa đựng hoa quả đặt ngay chính giữa bàn thờ; bát nhang đặt chính giữa bàn thờ ngay phía trước đĩa hoa quả; trên bất hương cắm cây trụ vòng lớn hoặc vòng nhang lớn với mùi thơm dễ chịu. Cây nhang này thường được cắm trong đêm 30 Tết và suốt trong các ngày mùng 1, mùng 2. Cũng có thể cắm thêm các loại hương nhang khác. Hai phía bên của bát hương là hai ngọn nến hoặc cây đèn dầu; phía bên góc phải của bàn thờ trong cùng là vị trí đặt lo hoa; bộ ấm chén và các li nước có thể đặt phía dưới ngay cạnh đĩa hoa quả hoặc đặt ngang hàng song song với đĩa hoa quả.
Thường người ta bày rất nhiều thứ lên bàn thờ cúng ngày Tết, từ các món ăn mặn đến món ăn ngọt. Nếu không đủ chỗ, người ta bày thêm một chiếc mâm phía dưới ngay bàn thờ để dọn các đồ cúng lên. Thư tự các loại món ăn mặn và ngọt như sau: Đĩa xôi gà và chút muối phía trên thường bày chính giữa mâm; khoảng 7 đến 10 chén chè đậu xanh hoặc chè nếp cẩm nhỏ bày hai bên; đĩa trái cây với 5 loại trái cây khác nhau được bày biện theo hình tròn gồm các loại quả như chuối, phật thủ, bưởi, táo, cam, quýt, mận…
Phía trên mâm hoa quả sẽ bày biện xấp giấy gồm vàng mã, tiền, quần áo hoặc các loại giấy tờ khác; nước trong, ấm được rót đầy và cũng rót đầy các li nước để ngay phía trước đĩa hoa quả; đĩa kẹo bánh và mứt Tết thường được bày biện một bên. Ngoài ra, các món ăn khác như nem cuốn, chả giò, thịt kho, cá kho, cơm trắng, trứng luộc… được bày biện xung quanh.
Bài trí bàn thờ ngày Tết thể hiện tấm lòng gia chủ kính vọng tổ tiên; ngoài ra, còn đòi hỏi khiếu thẩm mỹ. Ảnh hoitruongson.vn |
Dân gian quan niệm mâm đồ cúng càng nhiều thứ, càng đầy đủ càng thể hiện được sự thành kính và kính trọng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Sau khi cúng tàn một tuần hương, mâm cỗ cũng mới được hạ xuống để mọi người thưởng thức. Tuy nhiên hoa quả vẫn thường được để lại khoảng 1 đến 2 ngày sau mới dùng.
Nhằm chăm lo cho công nhân, người lao động Tết Canh Tý 2020 được sum vầy, đủ đầy, được về quê ăn Tết, LĐLĐ thành ... |
Nhọc nhằn mưu sinh những ngày cuối năm cũng để mong có được một cái Tết đủ đầy, con cái có thêm tấm áo mới. ... |
Nghỉ tết nên hàng trăm người dân đã tranh thủ đến Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/09/2024 09:25
"Lá chắn thép" của người Làng Nủ
Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.