Ai không đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Kinh tế - Xã hội - 21/06/2021 10:00 Minh Hằng
Bộ Y tế đưa ra quy định về những trường hợp đủ điều kiện để tiêm vắc xin... Ảnh: VGP |
Theo đó, ngày 20/6, tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra quy định rõ về những trường hợp đủ điều kiện để tiêm chung, cần thận trọng khi tiêm chủng, những trường hợp trì hoãn tiêm chủng và các chống chỉ định tiêm chủng.
Cụ thể, những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng là những người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng vắc xin của nhà sản xuất và không quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong thành phần của vắc xin.
Những trường hợp sau phải cẩn trọng, khám sàng lọc kỹ và cần phải được tiêm chủng ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:
1. Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
2. Người có bệnh nền, bệnh mãn tính được điều trị ổn định.
3. Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
4. Người trên 65 tuổi.
5. Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.
6. Người có bệnh mãn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg và huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg, nhịp thở dưới 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94% (nếu có).
Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca. Mỗi người sẽ được tiêm 2 mũi, cách nhau 12 tuần. Ảnh: TL |
Những trường hợp trì hoãn tiêm chủng bao gồm những người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được. Bên cạnh đó, còn có những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù...
Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao, hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ trì hoãn tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ trì hoãn tiêm chủng. Ảnh: Global Look Press |
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những trường hợp không chỉ định tiêm chủng gồm người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào, có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 hiện đang được Bộ Y tế triển khai quyết liệt để đáp ứng phòng, chống dịch. Nhằm đảm bảo an toàn, Bộ Y tế cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng. Cụ thể, mỗi điểm tiêm cần phải có 1 bác sĩ lâm sàng.
Ngoài ra, các điểm tiêm phải có những trang thiết bị tối thiểu để cấp cứu cơ bản, gồm cần chuẩn bị hộp chống sốc; chuẩn bị sẵn 1 bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin (chống sốc phản vệ) 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp). Theo đó, nếu có sự cố thì phải tiêm luôn, nhanh nhất có thể.
Sau khi kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến thì cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml. Đồng thời, đội cấp cứu hỗ trợ, xử trí cấp cứu tai biến nặng sau tiêm chủng cũng phải sẵn sàng.
Sau khi tiêm vắc xin, mỗi người cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm. Ảnh: TTXVN |
Tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Covid-19
Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm. Ảnh: SKĐS |
Chiều qua (20/6), tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế đã phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Covid-19 Vero-Cell của Sinopharm (Trung Quốc) cùng với 502.400 chiếc bơm kiêm tiêm dùng trong tiêm chủng (loại dùng 1 lần, 1ml). Đây chính là lô vắc xin và vật tư y tế do Trung Quốc trao tặng.
Theo dự kiến, 500.000 liều vắc xin Vero-Cell này sẽ được tiêm cho 3 nhóm đối tượng, gồm: Công dân nước Trung Quốc làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc; người dân có nhu cầu sử dụng vắc xin này, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.
Tính đến sáng 21/6, Bộ Y tế ghi nhận có thêm 46 ca nhiễm trong nước và 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Trong đó, TP HCM có 33 ca, Bắc Giang 5 ca, Bắc Ninh 4 ca, Tiền Giang 2 ca, Nghệ An 1 ca, Trà Vinh 1 ca. Trong số này, 41 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.
Như vậy, số ca mới đã nâng tổng số ca nhiễm tại lên 5.411, TP HCM 1.651, Bắc Ninh 1.529, Tiền Giang 45, Nghệ An 28 và Trà Vinh 3.
Từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm cộng đồng ghi nhận ở 42 tỉnh, thành phố là 9.990.
Trên thực tế, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang rất phức tạp với số ca mắc tăng nhanh và xuất hiện nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây. Tính đến nay, số lượng ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM đang cao thứ 2 trên cả nước, chỉ sau Bắc Giang.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đánh giá đợt dịch lần này ở TP.HCM khác biệt hơn so với những lần trước khi không thể hoàn toàn truy vết được tất cả nguồn lây. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của các chùm ca nhiễm, mầm bệnh có thể phát tán và lây lan nhanh, dẫn đến xảy ra tình trạng bỏ sót ca bệnh tiềm ẩn.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh về việc nâng cao năng lực xét nghiệm là một trong những giải pháp chiến lược để TP.HCM có thể nhanh chóng khống chế, ngăn chặn dịch bệnh. Cụ thể, TP.HCM cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực xét nghiệm với công suất 500.000 mẫu gộp mỗi ngày. Kịch bản này cũng đã được đề ra từ trước nhưng cần thực hiện ngay nhằm nhanh chóng chặn đứng nguồn lây.
Tính đến hết ngày 20/6, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 2.422.643. Trong số đó, số người hiện được tiêm đủ 2 mũi là 121.683.
Đà Nẵng: Ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại KCN An Đồn Chiều 20/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết đã ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ... |
Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã nâng cao mức độ giãn cách. Chợ tự phát đã được yêu ... |
Điệu nhảy cổ vũ ở tâm dịch Bắc Giang của những người vận hành “Siêu thị 0 đồng” Giữa , nhiều người cảm thấy như được tiếp thêm động lực nhờ bài nhảy đáng yêu của ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 18:46
Doanh nghiệp, người lao động Đà Nẵng hỗ trợ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng cử nhân lực và vận động thành công nhiều hàng hóa và tiền; người lao động ủng hộ 1 ngày công hỗ trợ các tỉnh, thành miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 13:12
Tay đua Tô Phước Dương: "Sắm được xe là đi đua gymkhana ngay"
Tay đua trẻ nhất tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 sẽ mang Toyota Corolla Altis 2005 tới trường đua Đại Nam (Bình Dương) thi đấu trong ngày 14/9 tới.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 10:00
Tay đua Cao Duy Thanh: Từ văn phòng đến đường đua gymkhana
Cao Duy Thanh với chiếc Toyota Altis 2005 đã sẵn sàng chinh phục những thử thách trên đường đua gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 07:21
Đại lý nhận đặt cọc Hyundai Tucson nâng cấp, ra mắt vào tháng 10, giá tăng khoảng 20 triệu đồng
Các đại lý đã bắt đầu nhận cọc Hyundai Tucson phiên bản nâng cấp, báo giá có thể tăng ít nhất 20 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 18:21
Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Vietcombank đã ủng hộ số tiền 2 tỷ đồng, cùng Công đoàn ngành Ngân hàng chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 16:57
Công đoàn ngành Giáo dục TP Đà Nẵng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Cơn bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta, gây thiệt hại lớn. Trước tình hình đó, Công đoàn ngành Giáo dục TP. Đà Nẵng đã có công văn kêu gọi toàn ngành vận động ủng hộ.
- Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
- Doanh nghiệp, người lao động Đà Nẵng hỗ trợ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
- Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI
- Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ