Vì sao hàng trăm lao động ở Công ty Nobland kêu cứu?
Đời sống - 25/08/2023 15:15 TRẦN LƯU
Theo trình bày của công nhân, ngày 19/8 vừa qua, Công ty Nobland đã có Thông báo nội bộ về việc giảm lao động theo Điều 42 Bộ luật lao động năm 2019. Cùng với đó, doanh nghiệp này cũng gửi văn bản đến Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM về việc cho thôi việc đối với nhiều lao động.
Cụ thể, Công ty Nobland lấy lý do ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19 nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rơi vào khủng hoảng tài chính, không cạnh tranh được đơn giá gia công để thu hút đơn hàng, nguồn hàng bị cắt giảm nên buộc phải thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động. Tổng số lao động bị nghỉ việc là 611 người.
Công ty Nobland đưa ra cho công nhân 2 lựa chọn. Thứ nhất, Công ty chuyển đổi cơ cấu cho công nhân từ ăn lương thời gian sang ăn lương thưởng vượt mức (sản phẩm) và bị hạ 1/2 lương cơ bản hiện có. Nếu công nhân muốn tiếp tục làm việc tại Công ty thì chấp nhận chuyển sang hạ mức lương cơ bản theo hợp đồng lao động của từng người lao động.
Bên trong Công ty Nobland. Ảnh: P.V. |
Lựa chọn thứ 2, nếu công nhân không đồng lý với lựa chọn 1 thì họ sẽ tự nguyện nghỉ việc và nhận 02 tháng lương cơ bản theo theo hợp đồng lao động của từng người lao động.
“Nếu chúng tôi không chấp nhận 02 lựa chọn trên thì Công ty Nobland buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng với chúng tôi và chúng tôi sẽ không được Công ty thanh toán bất kỳ khoản nào khi bị buộc thôi việc”, một công nhân cho biết.
Theo tìm hiểu của PV, đến thời điểm hiện tại, đã có một số người lao động đã bị công ty Nobland gọi lên để yêu cầu nhận Thông báo chấm dứt Hợp đồng lao động. Họ cũng được yêu cầu ngày 23/9 tới sẽ phải chấm dứt làm việc tại doanh nghiệp này.
Trước diễn biến trên, chiều 24/8, nhiều công nhân Công ty Nobland Việt Nam đã rời xưởng sản xuất, kéo xuống văn phòng phản ứng khi đơn vị này công bố danh sách lao động bị cắt giảm. Công nhân cho rằng, Công ty lấy lý do ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh rơi vào khủng hoảng… là không đúng với thực tế. Bởi từ sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra tới nay tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rất ổn định, thậm chí còn phát triển hơn giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
“Bằng chứng là từ năm 2021 tới nay, chúng tôi làm tháng nào cũng tăng ca liên tục để kịp đơn hàng để Công ty giao cho đối tác. Vậy nên việc Công ty cho rằng tình hình kinh doanh bị suy giảm để giảm lao động là không đúng thực tế. Từ trước ngày 19/8 vừa qua, chúng tôi không hề biết việc Công ty có kế hoạch giảm lao động, nên khi thấy thông báo chúng tôi thật sự bất ngờ”.
Công nhân Công ty Nobland ngừng việc trong năm 2021. Ảnh: P.V. |
Một công nhân khác nói và cho biết thêm: “Chúng tôi đều là những người lao động làm việc lâu năm tại Công ty Nobland. Tất cả chúng tôi đã gắn bó cả thanh xuân của mình để đưa Công ty ngày càng phát triển. Vậy mà giờ đây, lãnh đạo Công ty thay vì ghi nhận những đóng góp của chúng tôi thì họ lại tìm đủ mọi cách để buộc chúng tôi thôi việc mà không hề quan tâm đến cuộc sống của chúng tôi sau khi mất việc”.
Do đó, công nhân đã làm đơn cứu xét đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu Công ty Nobland hủy các văn bản và thông báo trước đó, đồng thời ra thông báo mới cho người lao động được ở lại làm việc.
Theo phương án Nobland Việt Nam đưa ra, lao động bị cho nghỉ việc sẽ nhận tiền phép năm chưa sử dụng và trợ cấp mất việc - người nhận thấp nhất là hai tháng lương.
Với những công nhân lâu năm, trừ thời gian hưởng trợ cấp từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (từ năm 2009 đến nay), mỗi năm làm việc trước 2009 được trả một tháng lương. Ví dụ, công nhân làm từ năm 2005, đến nay 18 năm, sẽ được công ty trả trợ cấp mất việc cho giai đoạn 2005 đến trước 2009, tức 4 tháng lương. Thời gian còn lại (2009 đến nay), họ nhận trợ cấp từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Trước đó, Công đoàn cơ sở Công ty Nobland đã có văn bản gửi lãnh đạo Công ty này, cho biết, trong những ngày qua, các công nhân khi được mời đến để thông báo thanh lý hợp đồng thì tất cả họ đều rất bức xúc. Họ cho rằng Công ty đã làm không đúng theo quy trình, người lao động không được thông báo trước để có thời gian thỏa thuận nghỉ việc với Công ty. Mặc dù Công ty đã tổ chức cuộc họp đối thoại với ban đối thoại cũng như Ban Chấp hành Công đoàn, nhưng Công ty không công khai danh sách những người nằm trong diện bị cắt giảm, do đó người lao động không biết được bản thân có nằm trong diện cắt giảm để có thể chủ động thỏa thuận nghỉ việc.
Được biết, Công ty Nobland Việt Nam có 100% vốn Hàn Quốc, hoạt động tại TP.HCM từ năm 2003, ngành May mặc, hiện có 2.504 lao động. Ban đầu, Công ty trả lương theo thời gian (ngày làm 8 tiếng). Mức lương thấp nhất cho công nhân mới sẽ cao hơn tối thiểu vùng 7%. Sau đó, cứ mỗi năm lương trả cho lao động tăng thêm 5%. Người thâm niên sẽ có lương cơ bản và đây cũng là mức lương cao làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Mấy năm trở lại đây, Công ty bắt đầu chuyển đổi sang tính lương sản phẩm. Tất cả công nhân cùng nhận mức lương cơ bản khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng và phụ cấp 150.000 đồng. Ngoài ra, họ sẽ được chia thưởng năng suất dựa trên mức độ hoàn thành công việc của cả chuyền và từng người. Những công nhân được tuyển mới đều áp dụng cách tính này. Tuy nhiên, cách tính bị công nhân lâu năm phản ứng khi lương cơ bản giảm mạnh. Cuối năm 2021, hơn 1.000 công nhân đã ngừng việc phản đối.
TP.HCM: 200 công nhân ngừng việc yêu cầu công ty giải quyết 9 kiến nghị Làm việc 12 giờ/ngày nhưng chỉ được nhận lương 11 giờ; tiền thưởng tháng 13 không được công bố minh bạch... là một trong số ... |
Chia sẻ khó khăn nhưng công nhân không đồng ý cắt giảm tiền thưởng cuối năm Sau cuộc ngừng việc tập thể của gần 1.580 công nhân vào sáng hôm qua (5/7/2023), sáng nay (6/7/2023), tại văn phòng Công ty CP ... |
Vụ ngừng việc ở Long An: Công nhân lao động đã trở lại làm việc Ngày 12/7, trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Quí, chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An, cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/09/2024 09:25
"Lá chắn thép" của người Làng Nủ
Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
- Cô Lê Thị Thanh Hảo - Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì giáo viên
- Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Đoàn viên mẫu mực của Trung tâm Thông báo tin tức hàng không
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
- "Lá chắn thép" của người Làng Nủ