Về nơi “ba không, một có”
Câu chuyện quanh tôi - 03/12/2021 18:58 Việt Hải
Bản Xốp Cháo như là "ốc đảo" trong vùng hồ thủy điện Bản Vẽ. Bản có 109 hộ dân thì có đến 104 hộ nghèo |
Nhiều ngôi nhà của bản Xốp Cháo nằm rải rác trên những ngọn núi thấp. Đây là nơi quây quần sinh sống của 109 hộ với 457 người dân Khơ Mú. Tổng diện tích đất tự nhiên ở đây rộng tới 6.972 héc ta.
Cụ Lô Tấn Đào, năm nay tuổi đã ngoài tám mươi tuổi, nguyên Trưởng bản Xốp Cháo và đã trải qua 4 nhiệm kỳ làm Bí thư chi bộ, tâm sự: “Bây giờ cuộc sống của đồng bào đã khác trước kia, con cháu biết chữ, từ tiểu học lên cấp hai, cấp ba đến đại học, chứ trước đây vất vả lắm. Những năm 60 của thế kỷ trước, một năm thiếu ăn từ 5 đến 6 tháng, chỉ sống nhờ củ khoai, củ sắn. Sau đó có chủ trương hỗ trợ của Nhà nước, kinh tế của đồng bào đã khá hơn nhiều. Nhưng tư duy làm ăn của người dân không phải thay đổi từ đó, bởi phần vì hủ tục, phần vì ngăn sông cách trở, lại không có vốn, không biết cách làm ăn, giao thương hầu như không có nên người dân cũng không thiết tha làm kinh tế. Cuộc sống vì thế mà bữa no, bữa đói, nhiều người dân không có sinh kế, phó mặc cuộc sống cho trời, trông vào bữa nay, bữa mai quăng chài, lên rừng bẻ măng, chặt củi, làm nương rẫy".
Thật vậy, nghe kể bây giờ còn có thuyền máy mà đi, chứ trước vào bản khó lắm mới tìm được cái thuyền. Cấp ủy, chính quyền các cấp và NHCSXH từ tỉnh đến huyện, xã đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các bản nghèo, nhất là những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, là những hộ ở vùng lõi nghèo nhất của tỉnh Nghệ An như Xốp Cháo. Đó là đảm bảo cho các hộ dân có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn đầy đủ, kịp thời.
Cùng với việc lặn lội, vượt khó đưa vốn tín dụng về bản, NHCSXH xem việc phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền để thay đổi hủ tục, quan điểm sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Xốp Cháo là một trong những điểm mấu chốt để tạo đột phá trong hành trình giảm nghèo. Đồng thời, NHCSXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền các cấp và cánh tay nối dài của NHCSXH đó là Tổ tiết kiệm vay vốn để hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Bởi thế, nguồn vốn tín dụng chính sách từ những ngày đầu triển khai vào cuộc sống đã trở thành một nguồn lực không thể thiếu, đánh thức bà con vùng đất này thay đổi nếp nghĩ, cách làm để giảm nghèo.
Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, người dân Xốp Cháo họp bình xét công khai, dân chủ, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn chính sách |
“Từ những món cho vay đầu tiên của NHCSXH huyện triển khai ngày ấy chỉ 5 triệu đồng, không lãi suất, nhiều gia đình đã mua trâu bò chăn nuôi hiệu quả, ổn định cuộc sống. Hiện tại, những hộ nào được vay vốn hầu như đều có trâu bò để nuôi. Nhiều hộ vay vốn chính sách để sản xuất, kinh doanh đã nâng cao thu nhập, nuôi con cái học hành. Diện mạo bản Xốp Cháo từ đó cũng "thay da, đổi thịt", bà con phấn khởi làm ăn" - Ông Lô Văn Hưng -Trưởng bản Xốp Cháo cho biết.
Đơn cử như gia đình chị Lô Thị Quyên, trước đây chỉ hai bàn tay trắng. Sinh kế duy nhất là thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ. Thế nên khi được NHCSXH và xã, bản giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo, gia đình chị đã nhanh chóng quyết định vay vốn nuôi trâu bò. Con bò đầu tiên gia đình chị Quyên mua với số tiền 5 triệu đồng từ nguồn vốn vay chính sách và khoản tiền tiết kiệm từ đánh bắt cá. Trải qua thêm 2 chu trình vay 30 triệu đồng rồi 50 triệu đồng, chị đã gây được đàn trâu bò hơn chục con. Mặc dù vừa qua đã bán một số trâu bò để thêm vào sửa lại ngôi nhà sàn hết 80 triệu đồng, song hiện tại tài sản của chị vẫn còn 13 con trâu và bò.
“Cuộc sống giờ đã đỡ hơn nhiều. Lúc trước không có gì nhưng được NHCSXH cho vay tiền nên cuộc sống tạm ổn, dựng được ngôi nhà sàn mới vui lắm”, chị Lô Thị Quyên phấn khởi kể.
Tết này, gia đình chị Lô Thị Quyên rất vui vì sẽ là hộ thứ 6 ở Xốp Cháo không còn là hộ nghèo |
Cũng như gia đình chị Quyên, gia đình anh Moong Văn Hiền ở bản Xốp Cháo đã an cư lạc nghiệp nhờ có nguồn vốn chính sách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới để chuẩn bị vui Xuân đón Tết, anh khoe “vừa xây xong hết 80 triệu đó”, rồi trầm ngâm bảo “10 năm trước không dám mơ”. Bởi trước đây khi chưa tiếp cận vốn chính sách, cuộc sống gia đình anh rất vất vả, khó khăn. Cả gia đình chỉ trông vào làm rẫy, không có nương để trồng lúa, trồng sắn nên bữa no, bữa đói thất thường. Vào mùa thì lên rừng hái măng và kiếm thêm ít thức ăn.
“Cuộc sống bấp bênh, tạm bợ nên ngày ấy khi được NHCSXH cho vay tiền cũng chỉ dám vay 5 triệu đồng. Từ số tiền đó, gia đình đầu tư vào chăn nuôi, lấy công làm lãi, tích lũy dần dần. Rồi NHCSXH cho vay vốn các lần sau tăng lên 20 triệu đồng và mới đây là 50 triệu đồng, gia đình tôi đã gây dựng được đàn trâu bò để chăn nuôi ổn định. Đó là tài sản lớn chúng tôi đang có được nhờ sự giúp sức của NHCSXH" - Anh Moong Văn Hiền nói.
Cán bộ NHCSXH huyện Tương Dương luôn gần gũi, tuyên truyền, giải thích về cách vay vốn cho bà con trong bản Xốp Cháo |
Tính đến nay, NHCSXH huyện Tương Dương đang cho 76 hộ ở bản Xốp Cháo vay vốn, chiếm tỷ lệ 69,7%, trong đó có 58 hộ nghèo, 16 hộ cận nghèo và 2 hộ mới thoát nghèo, với dư nợ 2,8 tỷ đồng. Nguồn vốn chính sách đã và đang tạo điều kiện cho bà con vay để mua trâu bò, nuôi cá lồng bè..., sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bản Xốp Cháo không có nợ quá hạn, nợ khoanh, tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt trên 98%. Các tổ viên tham gia tiết kiệm đều đặn ở mức tối thiểu 100.000 đồng/hộ. Điều đó cho thấy người dân Xốp Cháo chăm chỉ làm lụng, hiệu quả kinh tế tốt. Đến nay, cả bản có gần 1.000 con trâu và bò, gần 1.400 con gia cầm, cùng với đó là 40 lồng cá bè của 9 hộ gia đình mang lại mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng. Xã Lượng Minh cũng khuyến khích người dân bản Xốp Cháo tận dụng diện tích đất trồng trọt để trồng thêm các loại rau màu có giá trị kinh tế, sản xuất theo hướng hàng hóa.
“Nhờ làm tốt công tác phát triển kinh tế nên đời sống của bà con trong bản từng bước được ổn định, thu nhập bình quân đầu người hiện nay ước đạt 8 - 10 triệu đồng/khẩu/năm. Hộ làm ăn khá ngày càng tăng, góp phần cùng cả xã từng bước giảm hộ nghèo một cách bền vững. Chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm, giúp sức nhiều hơn nữa cho bà con vùng đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn chính sách" - Trưởng bản Lô Văn Hưng cho biết.
Đánh giá về hiệu quả của nguồn vốn chính sách đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện 30a Tương Dương, ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Huyện ủy Tương Dương nhấn mạnh: “Thành quả lớn nhất từ vốn vay chính sách là thay đổi tư duy, nhận thức của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới. Khi tư tưởng của người dân thay đổi, biết tư duy, biết xây dựng ý chí tự lực vươn lên thì đó là một thành quả và là tiền đề để mở ra một tương lai mới tươi sáng hơn cho bà con”.
Ngày 01/9/2021 vừa qua, Bộ Công Thương đã phê duyệt xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020, phân kỳ 2021. Trong đó, bản Xốp Cháo cũng nằm trong số các bản được xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia và nếu không có gì thay đổi người dân Xốp Cháo sẽ có điện lưới Quốc gia để đón Tết Nhâm Dần 2022. Bí thư Huyện ủy Tương Dương cũng cho biết, huyện đã có kế hoạch tu bổ lại con đường bộ 12km từ bản vào huyện.
Có điện, có đường, có sóng điện thoại, cùng với sự quan tâm của Đảng và sự đoàn kết của bà con nhân dân trong bản, tin tưởng rằng một ngày không xa Xốp Cháo sẽ sớm thoát nghèo bền vững.
Gia hạn trách nhiệm Mặc dù Bộ Y tế đã trấn an dư luận và lên tiếng chính thức cùng các văn bản đi kèm khẳng định đảm bảo ... |
Cách ly người nghi nhiễm Covid cả đêm trên xe cấp cứu: Vô cảm! Một đêm và nửa ngày là khoảng thời gian một người có kết quả test nhanh dương tính với Covid-19 bị “cách ly” trên một ... |
Cựu quan chức ra tòa và đắng cay phải chịu Tại tòa hôm nay, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM - Nguyễn Thành Tài cho rằng bản thân chỉ cố gắng làm ... |
Tin cùng chuyên mục
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
Câu chuyện quanh tôi - 14/05/2022 16:28
Người chị, người bạn của nữ công nhân
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.
Câu chuyện quanh tôi - 29/04/2022 14:07
Loại bỏ các mối nguy hiểm
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.
Câu chuyện quanh tôi - 21/04/2022 09:39
Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”
Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.
- 5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam
- Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền
- Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động
- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”