Trong thời gian giãn cách xã hội, những trường hợp nào người dân Hà Nội được ra ngoài?
Kinh tế - Xã hội - 24/07/2021 09:44 Minh Hằng
Gắn bó suốt 18 năm, nữ công nhân bị công ty nợ 56 tháng bảo hiểm xã hội Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19 |
Từ 6h00 ngày 24/7/2021, Hà Nội chính thức áp dụng Chỉ thị 16 về việc giãn cách xã hội toàn thành phố. Ảnh: Minh Sơn |
Theo đó, tối 23/7, nhằm đảm bảo an toàn cho Thủ đô, đồng thời an toàn và sức khỏe cho nhân dân là trên hết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, TP Hà Nội thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày (kể từ 6h00 ngày 24/7/2021) trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng.
Áp dụng Chỉ thị 16, TP Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Ảnh: N.H |
Đặc biệt, TP Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như:
- Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng;
- Các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
- Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
- Trường hợp người dân khi di chuyển vào thành phố vì lý do công vụ, phòng, chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của Thành phố.
Thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...
Hà Nội giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 áp dụng 15 ngày (kể từ 6h00 ngày 24/7/2021). Ảnh: TTXVN |
TP Hà Nội cũng yêu cầu đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp sau:
- Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân trên địa bàn;
- Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng, chống dịch
- Cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.
- Hoạt động tang lễ: Chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng.
Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu phải đáp ứng điều kiện phòng, chống dịch theo quy định và chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode.
Trong thời gian giãn cách xã hội, có thể ra ngoài để mua lương thực, thực phẩm. Ảnh: H.N |
TP Hà Nội yêu cầu đối với các cơ quan, công sở, doanh nghiệp, tập đoàn (trừ các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp bách, quan trọng được cơ quan có thẩm quyền cho phép; các lực lượng và các hoạt động phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh) bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như:Trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.
Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch.
Đối với các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo các quy định phòng, chống dịch bệnh.
Hà Nội cũng yêu cầu dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ô tô, đường thủy: Xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe mô tô (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe "ôm"); trừ trường hợp: Phục vụ công tác phòng, chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.
Công tác vận tải hàng hóa phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải (vận tải hàng hóa thiết yếu được ưu tiên "luồng xanh" vào thành phố).
TP Hà Nội yêu cầu đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng trọng điểm cấp bách phải đảm bảo: Đăng ký hoạt động sản xuất với UBND xã, phường, thị trấn (số lượng, danh sách lao động, phương án đảm bảo sản xuất an toàn phòng, chống dịch, thời gian hoạt động sản xuất) và đảm bảo thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch của đơn vị.
Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất an toàn "3 tại chỗ: sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến" được UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt và thực hiện nghiêm theo phương án đã được phê duyệt. Sẵn sàng phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy bị phong tỏa, cách ly, lấy nhà máy là nơi cách ly và ổn định sản xuất.
UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì phối hợp với MTTQ, LĐLĐ tại cơ sở, chủ doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu cho công nhân.
TP Hà Nội yêu cầu chỉ đạo công an thành phố chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải duy trì các chốt kiểm soát để giám sát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch của người dân theo đúng nguyên tắc như trên; người, phương tiện từ các tỉnh vào Hà Nội; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Sự khác biệt của Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: HCDC |
Tính đến sáng 24/7, Bộ Y tế ghi nhận có 4 ca nhập cảnh và 3.987 ca ở 19 tỉnh thành, trong đó có 2.073 ca ở cộng đồng. 3.987 ca tại 19 tỉnh, thành phố: TP HCM (2.070), Long An (604), Bình Dương (523), Tiền Giang (220), Tây Ninh (132), Đồng Nai (122), Khánh Hòa (104), Bến Tre (52), Đà Nẵng (36), Đồng Tháp (29), Vĩnh Long (25), Vĩnh Phúc (18), Kiên Giang (14), Phú Yên (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (8), Hậu Giang (6), Hà Nội (5), Hưng Yên (4), Đăk Lăk (3). |
Rất nhiều người nên học tập anh tài xế xe ôm Phan Nguyễn Đó là những người chỉ muốn chuyện bé xé ra to, chỉ muốn kích động gây chia rẽ người lao động, quần chúng nhân dân ... |
Gắn bó suốt 18 năm, nữ công nhân bị công ty nợ 56 tháng bảo hiểm xã hội Sắp bước qua tuổi 51, bà Ngô Thị Mỹ (trú tại thôn Kim Tiên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) cho biết ... |
Công nhân lao động “mắc kẹt” trong khu phong tỏa: Khó khăn nhưng vẫn lạc quan Dịch bệnh kéo dài, nguy hiểm khiến nhiều gia đình công nhân lao động đang bám trụ tại TP HCM gặp nhiều khó khăn, nhất ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/09/2024 18:46
Thủ tướng đề nghị “3 tiên phong” trong quy hoạch Bình Dương 2021-2030
Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:30
Lệ phí trước bạ ô tô 2024 có gì mới?
Khác với năm 2023, lệ phí trước bạ ô tô năm 2024 được giảm 50% với các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước, nhưng chỉ kéo dài trong ba tháng.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:00
Bán xe ô tô cũ thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Bán xe ô tô cũ thuế giá trị gia tăng bao nhiêu, có được giảm thuế từ nay đến hết năm 2024 không, đối tượng nào phải nộp thuế khi bán xe ô tô cũ? Cùng tìm lời giải đáp trong phần dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 18:00
SAMSUNG nỗ lực bồi dưỡng nhân tài công nghệ Việt Nam thông qua Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới
Samsung Việt Nam được ghi nhận cho nỗ lực bồi dưỡng nhân tài công nghệ khi có 2 thí sinh đạt Chứng chỉ Nghề xuất sắc tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 15:33
Bộ Công Thương đề xuất giảm lệ phí trước bạ xe hybrid tại Việt Nam
Bộ Công Thương cho rằng chính sách giảm lệ phí trước bạ xe hybrid sẽ giúp khuyến khích khách hàng Việt Nam chọn mua dòng xe này nhiều hơn.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 12:41
Đầu tư gì khi thị trường chứng khoán được nâng hạng?
Trong báo cáo mới nhất, SSI Research ước tính sơ bộ dòng vốn từ các quỹ ETF đổ vào thị trường chứng khoán nước ta có thể lên đến 1,7 tỷ USD khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Trong đó, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được dự báo là một trong những điểm đến của dòng vốn ngoại này.
- Sinh viên sớm tiếp xúc với thị trường lao động
- Cuộc thi Điểm đến an toàn “Sau giờ tan ca”: Sân chơi bổ ích cho người lao động
- Thủ tướng đề nghị “3 tiên phong” trong quy hoạch Bình Dương 2021-2030
- Vòng tay Công đoàn Trường THCS Bình Thọ - Nơi chắp cánh cho những yêu thương
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 6: Ý kiến của cán bộ công đoàn