Tìm lời giải cho bài toán biên chế công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 08/10/2024 19:45 Gia Hưng
Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn |
“Câu chuyện trên chỉ là một trong những minh chứng thực tiễn cho thấy sự thiếu hụt cán bộ Công đoàn để chăm lo cho đời sống đoàn viên”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn cũng là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 8, diễn ra trong tháng 10 và 11/2024.
Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: M. Quân |
Tại hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, hiện nay cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn nằm trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội, đã bộc lộ nhiều bất cập.
Một trong những vấn đề nổi bật là sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp công đoàn. Ở những nơi có đông đoàn viên và người lao động, số lượng biên chế lại ít hơn so với những nơi ít đoàn viên. Bên cạnh đó, còn có sự chênh lệch giữa công tác cán bộ với việc bảo đảm nguồn tài chính khi cấp ủy phân bổ biên chế nhưng công đoàn lại phải đảm bảo lương.
Việc không thể điều chuyển tiết được từ nơi thừa sang nơi thiếu cũng đang là vấn đề bất cập trong quản lý biên chế cán bộ công đoàn.
Trong bối cảnh tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp cạnh tranh với tổ chức Công đoàn, cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, người lao động và đoàn viên công đoàn, nhiệm vụ của công đoàn trở nên đặc thù và nặng nề hơn. Tuy nhiên, biên chế của công đoàn lại rất thấp so với các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Tổng hợp báo cáo của các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, tính đến 31/3/2024, tổng số biên chế cấp ủy địa phương giao cho 04 tổ chức chính trị- xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) tính cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là 62.141 biên chế, trong đó: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 16.116 biên chế; Hội Nông dân có 14.436 biên chế; Hội Liên Hiệp Phụ nữ có 15.509 biên chế; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 16.080 biên chế.
Trong khi đó, tổng số biên chế công đoàn địa phương được các tỉnh ủy, thành ủy tạm giao năm 2024 là 5.119 biên chế. Theo tính toán của Tổng Liên đoàn, căn cứ vào số lượng đoàn viên và công đoàn cơ sở, tổng số biên chế tối thiểu cần thiết cho các cấp công đoàn tại địa phương là 5.899 biên chế. Như vậy, tổng số biên chế cấp ủy địa phương giao cho công đoàn đang thấp hơn so với nhu cầu tối thiểu của tổ chức Công đoàn là 780 biên chế.
Cán bộ công đoàn chuyên trách tỉnh Bắc Giang động viên người lao động. Ảnh: Quyết Chiến |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu trăn trở: Thực tiễn cán bộ công đoàn cơ sở đa số hoạt động kiêm nhiệm, chịu sự chi phối từ chủ doanh nghiệp do họ là người lao động được chủ doanh nghiệp tuyển dụng và trả lương. Do đó, yêu cầu cán bộ Công đoàn tại doanh nghiệp có tiếng nói độc lập, mạnh mẽ, quyết liệt là khó.
Theo Luật Công đoàn Trung Quốc, doanh nghiệp có từ 200 công nhân trở lên có thể bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách (Điều 14). Tuy nhiên, nếu áp dụng ở Việt Nam, việc bố trí công chức không khả thi do không đủ biên chế. Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, cán bộ này nên là hợp đồng lao động để thuận lợi xử lý các vấn đề về cán bộ và trả lương, phù hợp với mặt bằng tiền lương trong doanh nghiệp.
“Cán bộ công đoàn chuyên trách tại các doanh nghiệp đông công nhân do công đoàn quản lý và trả lương sẽ đảm bảo tiếng nói độc lập, mạnh mẽ của cán bộ công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nói.
Trong bối cảnh số lượng đoàn viên liên tục tăng và xuất hiện cạnh tranh công đoàn, việc cho phép công đoàn tuyển chọn và sử dụng lao động hợp đồng cho các nhiệm vụ chuyên môn giúp đáp ứng nhu cầu về nhân sự, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ ngày càng phức tạp. Đồng thời, điều này tạo sự linh hoạt trong việc bố trí cán bộ, đặc biệt tại các doanh nghiệp, với ưu tiên bố trí cán bộ làm nhiệm vụ chuyên môn ở các vị trí việc làm không trọng yếu, không liên quan đến bí mật nhà nước và tổ chức công đoàn.
Việc quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng định mức, khung tiêu chí xác định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cũng đáp ứng chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 02 – NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị: “Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao biên chế cho công đoàn hợp lý, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế”. Đồng thời, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng Liên đoàn và các cơ quan quản lý biên chế, nhằm xác định tính hợp lý trong việc phân bổ biên chế.
Nhiều nội dung mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) nêu ra nhiều nội dung và đề xuất mới, trong đó có việc hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn và quy định mức đóng kinh phí công đoàn trong bối cảnh mới, nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã bổ sung các quy định mới về kiểm tra, thanh tra, và kiểm toán công đoàn nhằm tăng cường giám sát của các cơ quan chức năng, đảm bảo việc sử dụng kinh phí công đoàn được thực hiện một cách minh bạch và hiệu quả... Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) được xem là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới. Không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam, mà còn góp phần giúp Công đoàn Việt Nam phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh quốc tế. |
Khảo sát tình hình giao, quản lý, sử dụng biên chế công đoàn tại tỉnh Bình Phước Ngày 24/4, tại LĐLĐ tỉnh Bình Phước, Đoàn khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Tổ chức Trung ương do Phó Chủ tịch ... |
Biên chế công đoàn hiện chỉ bằng 1/3 các tổ chức chính trị - xã hội khác Nhiệm vụ của công đoàn đặc thù và ngày càng nặng nề nhưng biên chế công đoàn lại rất thấp so với các tổ chức ... |
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất phương án giao biên chế 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách Tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) chiều ngày 8/6 (Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV), một ... |
- Tìm lời giải cho bài toán biên chế công đoàn
- Công ty XNK Công nghiệp Trường Thành nợ bảo hiểm xã hội, lao động chật vật chờ chốt sổ
- Dự thảo Luật Nhà giáo: Ưu tiên về tiền lương, chính sách đãi ngộ
- Bảo vệ sơn ô tô với phim 3M PPF: Xu hướng hay lựa chọn thông minh?
- Masan: Chiến lược nhân sự cùng định hướng Go Global