Những trường hợp được nghỉ hưu thấp hơn 5 – 10 tuổi so với quy định
Sổ tay pháp luật - 10/04/2024 20:02 Hồng Nhung
Bộ LĐ – TB và XH: Khó để đồng nhất giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu |
Tại Điều 169 và khoản 1, Điều 219, Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định, kể từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường (có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên) là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Như vậy, theo lộ trình, năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 61 tuổi đối với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên có thể nghỉ hưu trước 5 tuổi so với quy định nếu có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ảnh minh họa: IT |
Điều kiện nghỉ hưu trước tối đa 5 tuổi
Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021);
- Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021) từ đủ 15 năm trở lên;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Điều kiện nghỉ hưu trước tối đa 10 tuổi
Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, nếu có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên và thêm một trong các điều kiện sau:
- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Đối tượng nghỉ hưu không quy định độ tuổi
Người lao động không bị quy định giới hạn về tuổi khi đã có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.
Nghị định số 135/2020/NĐ-CP nêu thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp động lao động. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí. |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 27/09/2024 07:01
Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động
Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động theo Điều 97 Bộ luật Lao động.
Sổ tay pháp luật - 25/09/2024 08:38
Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Pháp luật lao động - 24/09/2024 08:23
Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?
Nội dung thử việc được quy định từ Điều 24 đến Điều 27 Bộ luật Lao động.
Pháp luật lao động - 23/09/2024 09:50
Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động.
Pháp luật lao động - 22/09/2024 07:28
Người lao động có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định rõ quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động.
Pháp luật lao động - 10/09/2024 08:29
Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?
Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?
- Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động
- Sinh viên sớm tiếp xúc với thị trường lao động
- Cuộc thi Điểm đến an toàn “Sau giờ tan ca”: Sân chơi bổ ích cho người lao động
- Thủ tướng đề nghị “3 tiên phong” trong quy hoạch Bình Dương 2021-2030
- Tham quan nhà máy pin Blade của BYD tại Trùng Khánh