Để giám sát và phản biện xã hội là hoạt động hiệu quả của tổ chức Công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 09/11/2024 07:11 ĐOÀN LÂM
Đồng chí Vũ Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo đánh giá kết quả 10 năm Công đoàn thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về giám sát và phản biện xã hội. Ảnh: ĐL |
Hội thảo được tổ chức tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Tham dự Hội thảo có hơn 60 đại biểu là cán bộ công đoàn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Đồng chí Vũ Hồng Quang khẳng định, Hội thảo lần này nhằm đánh giá kết quả 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị (Quyết định 217) của các cấp công đoàn.
Theo đồng chí Vũ Hồng Quang, Quyết định 217, Luật Công đoàn và các văn bản pháp luật liên quan về giám sát và phản biện xã hội chính là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn hoạt động. Các quy định này giúp tổ chức Công đoàn có những hoạt động cụ thể, sâu sát hơn, đi vào đời sống của người lao động.
“Hội thảo lần này là dịp để các cấp công đoàn đánh giá những kết quả đạt được; chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức thực hiện Quyết định 217 ở các cấp công đoàn.
Đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định 217; nhằm phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động”, đồng chí Vũ Hồng Quang nhấn mạnh.
Hơn 60 đại biểu là cán bộ công đoàn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố khu vực phái Nam tham dự Hội thảo. Ảnh: ĐL |
Theo đó, trong 10 năm triển khai thực Quyết định 217, các cấp công đoàn đã chủ trì và tham gia giám sát 143.735 cuộc. Sau giám sát, các cấp công đoàn đã ban hành 408.601 văn bản kiến nghị liên quan đến chế độ, chính sách và quyền lợi của người lao động. Từ đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát đã có 22.889 văn bản trả lời kiến nghị của công đoàn các cấp.
Trong thời gian tới, tổ chức Công đoàn tập trung giám sát thực hiện những chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền,lợi ích của người lao động. Nhất là về tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
Cùng với đó, các cấp công đoàn chú trọng giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách về nhà ở, thiết chế văn hóa cho người lao động…
Tại Hội thảo lần này, các đại biểu đã tập trung tham luận, thảo luận, chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả của các cấp công đoàn từ địa phương, cơ sở.
Đồng chí Cao Hồng Hưng – Phó Vụ trưởng Cơ quan thường trực Dân vận Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi về cơ sở pháp lý để Công đoàn thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Ảnh: ĐL |
Đồng chí Lê Văn Đại – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng nhận định, trong 10 tổ chức Công đoàn đã có nhiều nỗ lực năm triển khai thực hiện Quyết định 217. Công đoàn tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, nhà ở, thiết chế văn hóa, bảo hiểm xã hội…
Bên cạnh đó, theo đồng chí Đại, thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều bất cập trong thực hiện vai trò giám sát của tổ chức Công đoàn. Nhất là trong các quy định pháp luật hiện nay còn khá chung chung, chưa cụ thể về quyền của công đoàn trong kiểm tra, giám sát. Vì vậy, vai trò của tổ chức Công đoàn trong kiểm tra, giám sát còn khá mờ nhạt, từ đó việc thực hiện còn lúng túng, bị động và thiếu hiệu quả.
“Cần phải có quy định rõ về nội dung Công đoàn phối hợp với các đơn vị để giám sát; nội dung Công đoàn chủ trì giám sát. Cùng với đó là quy định rõ quyền của Công đoàn và các hình thức giám sát. Đồng thời hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện giám sát của tổ chức Công đoàn”, đồng chí Lê Văn Đại đề xuất.
Đồng chí Dương Khánh Huy – Phó Trưởng Ban Chính sách, pháp luật và Quan hệ lao động tỉnh Bình Dương chia sẻ về những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn trong thời gian qua.
Theo đó, việc giám sát và phản biện xã hội của Công đoàn có nơi, có lúc còn lúng túng. Điều này do cán bộ công đoàn chưa được hướng dẫn kịp thời về nghiệp vụ, kỹ năng giám sát. Mặt khác, cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp thường xuyên biến động, thay đổi nhân sự…
“Chúng ta chưa tổ chức được diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng điển hình, phổ biến cách làm hay, hiệu quả trong hoạt động giám sát của các cấp công đoàn”, đồng chí Dương Khánh Huy bày tỏ.
Đồng chí Kiềm Minh Sinh - Trưởng Ban Chính sách, pháp luật và Quan hệ lao động tỉnh Đồng Nai trao đổi một số kinh nghiệp trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn. Ảnh: ĐL |
Còn đồng chí Phạm Văn Được – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng thì cho rằng giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217 chưa thực sự trở thành nhu cầu thực sự của các cấp công đoàn. Ở một số nơi thực hiện theo chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp ủy Đảng hoặc công đoàn cấp trên giao. Không ít nơi triển khai thực hiện còn hình thức, chưa mang lại hiệu quả…
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng Phạm Văn Được cũng nêu vấn đề cần xác định rõ về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217. Đây là nội dung thiết thực để công đoàn các cấp thực hiện quyền kiểm tra, giám sát theo Hiến pháp và quy định pháp luật.
“Để làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm, nghiên cứu, ban hành hướng dẫn cụ thể về hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217 của các cấp công đoàn”, đồng chí Phạm Văn Được đề xuất.
Tổng kết Hội thảo, đồng chí Vũ Hồng Quang khẳng định: “Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp thu, chọn lọc để tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp chủ trì, tham gia kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội về thực hiện chính sách liên quan đến người lao động trong thời gian tới”…
Video đồng chí Lê Văn Đại – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 09/11/2024 08:00
Vượt qua nhiều biến cố, cô giáo hướng tới hướng lai tươi đẹp
Tôi là Nguyễn Thị Tuyết Trinh, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Quận 12, TP. Hồ Chí Minh) là một người kém may mắn, đã trải qua bao nghịch cảnh của cuộc đời. Nhưng bằng nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan cùng với sự chăm lo, chia sẻ của công đoàn trường, tôi đã vượt qua tất cả để hướng tới tương lai tươi đẹp.
- Vượt qua nhiều biến cố, cô giáo hướng tới hướng lai tươi đẹp
- Để giám sát và phản biện xã hội là hoạt động hiệu quả của tổ chức Công đoàn
- 1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
- Người lao động phải làm gì khi đã bị lừa đảo trực tuyến?
- Công nhân điện lực Lưu Thanh Đồng làm việc với “tinh thần thép”