"Người làm báo đừng để mất tính định hướng"
Kinh tế - Xã hội - 29/07/2021 15:43 Minh Khôi
Nhà báo Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam |
PV: Xin ông đánh giá về vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận của báo chí nước ta trong bối cảnh hiện nay?
Nhà báo Trần Bá Dung: Việc dẫn dắt, là chức năng và nhiệm vụ của báo chí. Vai trò đó gần như là mặc nhiên. Báo chí nước nào cũng có vai trò kết nối giữa nguồn tin và người tiếp nhận thông tin, kết nối giữa chủ thể phát ngôn và người tiếp nhận thông tin phát ngôn. Đối với nước ta, Đảng lãnh đạo báo chí, do đó báo chí còn là tiếng nói và cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, và ngược lại.
Vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận thể hiện trên mấy khía cạnh. Thứ nhất, báo chí của chúng ta là báo chí cách mạng, báo chí của Đảng, do Nhà nước quản lý. Do vậy, vai trò định hướng thể hiện rõ nhất trước hết là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, là tiếng nói đại diện cho ý chí và nguyện vọng của giai cấp lãnh đạo cũng như ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Việc định hướng, dẫn dắt dư luận thông qua tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, mỗi khi có sự cố, dư luận có vấn đề, thì định hướng bằng cách nắm bắt lấy dư luận để phân tích, đưa ra những thông điệp để điều chỉnh dư luận.
Thứ ba, những lúc có tình huống đối lập về mặt lợi ích chính trị thì vai trò định hướng dẫn dắt thể hiện ở chỗ phải , ngược với lợi ích của Đảng, Nhà nước, Nhân dân lao động. Việc phản bác luận điệu sai trái ấy dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước.
Thứ tư, định hướng bằng cách nêu gương, tức đưa ra một điển hình tiên tiến hoặc gương người tốt việc tốt…
Không rèn luyện, sẽ mất tính định hướng |
PV: Một trong những đặc thù của báo chí là phản ánh thông tin nhanh, chân thực, nhưng đôi khi nhanh, chân thực lại không mang tính định hướng dư luận, thậm chí làm cho dư luận hoang mang. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nhà báo Trần Bá Dung: Nếu mà nói về nhanh với thì không phải. Vấn đề là nhà báo phải có đủ bản lĩnh, đủ độ chín cả về mặt tri thức, kỹ năng và đạo đức. Những người đã đạt đến độ chín, có bản lĩnh, có trình độ, tri thức và đạo đức thì người ta nói nhanh vẫn không sai. Cung cấp thông tin nhanh vẫn đúng, vẫn trung thực chứ không có lệch hướng.
Một nhà báo giỏi trong bất cứ tình huống nào cũng đưa thông tin chuẩn, đúng bản chất, đúng định hướng dư luận. Cái này cũng đòi hỏi phải rèn luyện. Con số có thể chưa thật chính xác nhưng bản chất vấn đề không thể sai.
PV: Ông nghĩ sao khi độc giả suy diễn hoặc hiểu sai thông điệp bài báo?
Nhà báo Trần Bá Dung: Độc giả có thể hiểu nhầm thông điệp hoặc họ không hiểu. Đây chính là sự tương tác giữa báo chí và độc giả. Sự tương tác đó đôi khi nằm ngoài ý muốn của tác giả.
Tuy nhiên, có những trường hợp độc giả hiểu sai do khả năng truyền đạt thông tin của nhà báo. Có người non nghề, muốn truyền đạt thế này, nhưng khi viết ra, độc giả lại hiểu theo hướng khác. Lý do thì nhiều, có thể do khả năng dùng từ, câu, hay hình ảnh hạn chế. Điều đó khiến độc giả hiểu nhầm. Vấn đề là nhà báo phải làm sao để độc giả hiểu đúng thông điệp mình đưa ra.
PV: Có nghĩa là vấn đề đào tạo, rèn luyện rất quan trọng đối với người làm báo?
Nhà báo Trần Bá Dung: Đúng vậy. Việc đào tạo bồi dưỡng là rất cần thiết. Việc học trong nhà trường chỉ là một phần. Trong quá trình làm việc, nhà báo phải tự đào tạo, rèn luyện và bồi dưỡng. Nếu không thì ngòi bút sẽ cùn, kể cả bản lĩnh chính trị có vững vàng đến mấy, nhưng nếu không được cập nhật tri thức, cập nhật tình hình, không rèn luyện thêm hằng ngày thì đôi lúc sẽ bị cùn đi. Lúc ấy, anh cảm thấy mình lạc hậu và trở thành mất tính định hướng.
Không ai có thể nói rằng mình biết được tất cả, cuộc sống luôn có những diễn biến, tình huống mới. Nhà báo phải có đủ vốn sống, tri thức để tiếp cận và ứng xử. Cái này không phải một sớm một chiều mà có được. Các nhà báo đi làm lâu năm rồi vẫn phải học thêm, tự học hỏi. Học trong nghề, học trong sách vở, trong trường lớp và học cả nhân vật của mình.
Việc dẫn dắt, định hướng dư luận là chức năng và nhiệm vụ của báo chí |
PV: Ông có thể nói thêm về sự tương tác giữa thông tin và dư luận xã hội?
Nhà báo Trần Bá Dung: Đây là một tính chất của báo chí hiện đại, nhất là báo điện tử. Nếu không có tương tác, bình luận, bày tỏ cảm xúc, đánh giá… thì không còn là báo. Kể cả báo chí truyền thống, báo in, đài phát thanh truyền hình vẫn phải tương tác. Vấn đề là tương tác như thế nào mà thôi. Báo điện tử thì rõ hơn bởi vì nó tương tác ngay. Nó là một thuộc tính, mình không thể đứng ngoài.
Nhưng chúng ta phải quan niệm cái tương tác đó gần như là một sự phát triển kéo dài về mặt nội dung cho bài viết. Ai làm báo giỏi, phát triển sự tương tác ấy cho bài viết thì bài lại càng hay. Độc giả thông qua tương tác bình luận sẽ nói giúp, sẽ khơi nguồn giúp nhà báo những cái mà bài báo chưa nói được. Điều đó quá tốt!
Đây cũng là một thước đo hiệu quả của bài báo. Chúng ta có thể đo được sức mạnh, tác động của bài báo. Nhà báo nào cũng phải quan tâm cái đó. Một bài báo viết ra mà không ai tương tác thì chứng tỏ bài báo không có hiệu quả. Nhưng ngược lại, tương tác rất nhiều nhưng mà toàn chửi bới thì cũng chưa hẳn hiệu quả.
PV: Có ý kiến cho rằng bài viết càng nhiều view, comment thì là bài có hiệu ứng tốt, chất lượng, và ngược lại. Ông nghĩ sao?
Nhà báo Trần Bá Dung: Một phần đúng và một phần không đúng. Chúng ta không nên tuyệt đối hóa cái đó. Có những bài view rất cao nhưng chủ đề, nội dung đánh vào tâm lý tò mò của người đọc. Trong khi đó có những bài được đầu tư rất nhiều, hàm lượng chất xám cao, ý nghĩa tốt nhưng ít view, thì không có nghĩa họ kém hơn. Chúng ta không nên lấy cái tương tác, lượng view đó làm tuyệt đối mà chỉ nên lấy đó làm căn cứ để tham khảo.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Báo chí cho tôi thông tin hữu ích về công nhân và công đoàn Tôi nhận thấy báo chí công đoàn là công cụ truyền thông đắc lực, phục vụ cho sự nghiệp chăm lo, đại diện, bảo vệ ... |
Báo chí với thương hiệu doanh nghiệp Là một nhà báo nổi tiếng và sắc sảo, nhất là về vấn đề kinh tế, có kinh nghiệm nhiều năm đồng hành với các ... |
Tạp chí và “quyền năng” của sáng tạo Một số người đã sai khi dự đoán cái chết của tạp chí, giống như cách họ dự đoán cái chết của radio sau khi ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 19/09/2024 07:53
Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4
Làng Nủ (Lào Cai), nơi từng chịu những hậu quả khốc liệt từ thiên tai, mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách ứng phó trước các thảm họa tự nhiên. Khi bão số 4 đang đến gần, chúng ta không thể không nhìn lại kinh nghiệm xương máu từ những thảm kịch đã qua để chuẩn bị kỹ càng hơn.
Kinh tế - Xã hội - 18/09/2024 13:33
Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng
Sáng 18/9, thị trường ô tô Việt Nam một lần nữa trở nên sôi động với sự ra mắt của Hyundai Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 20:00
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ
Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP HCM, cùng gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 16:27
Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm
Thị trường Indonesia vừa ra mắt Honda Spacy 2024 nhưng khác hoàn toàn với những gì người Việt quen thuộc về mẫu xe được coi là huyền thoại này.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 15:34
Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
Không phô trương, ồn ào, Nissan Navara âm thầm trở thành chiếc xe bán tải có chỗ đứng vững vàng trong lòng khách Việt.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:33
Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"
- Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4
- Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
- “Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”
- Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão