Hướng đi nào cho doanh nghiệp và công nhân ngành Dệt may hiện nay?
Việc làm - tuyển dụng - 05/09/2020 14:00 TS. PHAN QUỐC TẤN (Trường Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh)
Giải pháp khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện gói 62 nghìn tỷ Kỳ vọng nhiều nhưng người lao động ngành Dệt may không được thụ hưởng |
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã phải nghỉ luân phiên, giảm giờ làm do gặp khó khăn bởi Covid-19. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Những khó khăn phải đối mặt
là một trong 9 ngành chịu tác động tiêu cực mạnh nhất trong đại dịch Covid-19. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính trong tháng 3/2020, xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng trước; tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2020 ước đạt 6,49 tỷ USD, giảm 8,9%; kim ngạch nhập khẩu giảm 16% so cùng kỳ năm trước và giá cổ phiếu dệt may giảm 18,2% so với đầu năm nay.
Nhận định từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, nếu dịch kết thúc vào khoảng tháng 6 thì ngành Dệt may sẽ thiệt hại khoảng 12.000 tỷ đồng, 100% các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều bị ảnh hưởng, trong đó khoảng 70% doanh nghiệp đã thực hiện cắt giảm nhân sự trong tháng 3, tháng 4; 80% doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm nhân sự trong tháng 5, tháng 6. Đối với số lao động còn lại, doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm nhưng vẫn phải trả lương cơ bản cho công nhân.
Đời sống người lao động (NLĐ) ngành Dệt may hiện rất khó khăn, song việc tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ đang có những vướng mắc lớn. Với quy định số lao động mất việc làm phải chiếm trên 50% mới được nhận hỗ trợ thì với doanh nghiệp dệt may, điều này cũng tương đương với việc doanh nghiệp đã bị phá sản. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam khẳng định, các doanh nghiệp dệt may không lựa chọn phương án cho NLĐ nghỉ chờ việc để được nhận hỗ trợ 1,8 triệu đồng của Chính phủ mà chọn phương án sản xuất mọi mặt hàng có thể làm được, cố gắng duy trì sản xuất.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam phát biểu trực tuyến từ điểm cầu Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. |
Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may
Một vấn đề lớn đang đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay là vừa phải tìm cách ổn định sản xuất, vừa phải tìm cách giữ chân NLĐ. Vì nếu doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc thì hàng trăm ngàn NLĐ sẽ bị thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội và khi vượt qua được dịch Covid-19, doanh nghiệp phải mất thời gian để tuyển lại lao động, khôi phục sản xuất.
Mặt khác, dịch bệnh có thể được xem là thời điểm tốt để các doanh nghiệp nhìn lại mình để có những chiến lược đổi mới phù hợp hơn và những giải pháp căn cơ trong ngắn hạn lẫn lâu dài cho ngành Dệt may Việt Nam.
Các doanh nghiệp dệt may đang phải chật vật từng ngày để tìm cách tự cứu mình trong khi việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ còn nhiều khó khăn. |
Đối với doanh nghiệp
Những doanh nghiệp có điều kiện nguyên liệu phù hợp, nên tận dụng cơ hội này để chuyển sang sản xuất khẩu trang vải, quần áo, đồ bảo hộ y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt nhằm hỗ trợ trong nước chống dịch nói riêng và đẩy mạnh xuất khẩu nói chung. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất loại sản phẩm mới là khẩu trang thời trang với in hay thêu các họa tiết, đây sẽ là sản phẩm mới đầy tiềm năng trong tương lai.
Thảo luận thống nhất với NLĐ trên tinh thần cùng chia sẻ khó khăn chung; điều này đã được ông Lê Tiến Trường khẳng định. Các đơn vị áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm, giãn ca, làm việc luân phiên để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập, ổn định tâm lý cho NLĐ. Các doanh nghiệp cần tranh thủ giai đoạn không có đơn hàng tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm tăng năng suất lao động. Đồng thời, đa dạng hóa thị trường, thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu và một số thị trường như trước đây.
NLĐ Tổng Công ty May 10 thao tác may khẩu trang. |
Đối với NLĐ
, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cũng như việc sửa đổi, điều chỉnh các văn bản trên cho phù hợp với tình hình thực tế để xác định mình thuộc nhóm hỗ trợ nào, các điều kiện để được hưởng hỗ trợ và thủ tục.
Khi buộc phải ngừng việc, NLĐ nên ổn định về mặt tâm lý, cân bằng tinh thần và sức khỏe để vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay. Tranh thủ lúc không có nhiều việc làm và có thời gian nhàn rỗi ở nhà, nên tự trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn để gia tăng tri thức, tư duy khi trước đây đi làm thường tăng ca không có thời gian tự học tập.
Đối với các cấp quản lý
Chính phủ, các Bộ, ngành cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may để các doanh nghiệp này từng bước hồi phục, tiến tới ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần tích cực ổn định xã hội.
Đồng chí Lê Nho Thướng - Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam cùng lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam thăm và tặng quà động viên cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động may khẩu trang chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân. |
Các doanh nghiệp dệt may cần sớm kiến nghị Chính phủ nhanh chóng giải ngân các gói hỗ trợ đã phê duyệt, đồng thời, xem xét việc cho phép sử dụng một phần các quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục chi trả lương cho công nhân. Bộ Tài chính và hệ thống ngân hàng cần triển khai ngay các phương án giảm lãi hoặc cho vay không lãi suất các khoản mà doanh nghiệp dùng trả lương cho công nhân trong các tháng tiếp theo cho đến khi hoạt động sản xuất, thương mại quay lại quỹ đạo bình thường.
Cần đẩy nhanh mà Chính phủ đang tập trung chỉ đạo, như Gói chính sách tiền tệ - tín dụng (cơ cấu lại, giãn, hoãn nợ và xem xét giảm lãi đối với tổng dư nợ chịu ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỷ đồng; gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thông thường từ 1-2,5%/năm); Gói tài khóa (giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất, giảm một số sắc thuế và phí với tổng giá trị khoảng 180.000 tỷ đồng); điều chỉnh, sửa đổi một số điều kiện, thủ tục của Gói an sinh xã hội với tổng giá trị khoảng 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu NLĐ và đối tượng yếu thế để NLĐ ngành Dệt may bị ảnh hưởng của dịch bệnh cũng được thụ hưởng từ gói hỗ trợ này. Ngoài ra, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được giảm thuế hoặc hoãn đóng thuế thu nhập của năm 2019, sử dụng khoản tiền đó vào việc duy trì vận hành doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
- Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (2020), Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến ngành kinh tế nào của Việt Nam? Truy cập ngày 15/4/2020, từ: //www.trungtamwto.vn/chuyen-de/15243-dai-dich-covid-19-tac-dong-manh-den-nganh-kinh-te-nao-cua-viet-nam.
- Linh Chi (2020), Dệt may gồng mình trong bão dịch Covid-19. Truy cập ngày 15/4/2020, từ: //forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/det-may-gong-minh-trong-bao-dich-covid19-10126.html.
- Phan Quốc Tấn & Bùi Thị Thanh (2018), Ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến cam kết làm việc và kết quả công việc của nhân viên: Trường hợp doanh nghiệp điện-điện tử trong các KCN tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á, 29 (6), 71-92.
- Xuân Anh (2020), Dịch Covid-19: Doanh nghiệp dệt may tìm cách giữ chân NLĐ. Truy cập ngày 15/4/2020, từ: //bnews.vn/dich-covid-19-doanh-nghiep-det-may-tim-cach-giu-chan-nguoi-lao-dong/151146.html.
- Nguyễn Hồng Chiến, NLĐ dệt may khó tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, Tạp chí LĐ&CĐ số 665, tháng 6/2020.
Gia Lâm: Nổ bình khí oxy, 3 người thương vong Ngày 4/9, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) đang điều tra bình khí oxy xảy ra tại Khu công nghiệp (KCN) ... |
Đâu là giải pháp quản lý thực phẩm chay? Ngộ độc thực phẩm chay, số lượng bệnh nhân có thể tăng và nhiều hệ lụy đến sức khỏe người tiêu dùng là những vấn ... |
Ông Đoàn Ngọc Hải, người truyền cảm hứng "Treo ấn từ quan", về xây nhà cho người nghèo, mua xe chở bệnh nhân nghèo miễn phí, ông Đoàn Ngọc Hải nhận được nhiều ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 06/09/2024 12:24
Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình cho biết, phiên giao dịch việc làm lần thứ 16 được tổ chức vào ngày 6/9 có 12 doanh nghiệp uy tín đăng ký tham gia tuyển dụng, với 70 chỉ tiêu việc làm hấp dẫn cho người lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 03/09/2024 08:55
Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công
Công ty TNHH Smart-Shirts Garments Manufacturing Bảo Minh đang tuyển 100 công nhân may, 30 công nhân hoàn thiện, 30 công nhân QC (kiểm tra chất lượng), và 50 công nhân cắt.
Việc làm - tuyển dụng - 30/08/2024 07:00
Triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2 kỳ thi tuyển viên chức Tạp chí Lao động và Công đoàn
Thông báo về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi Vòng 2, kỳ thi tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Nhịp cầu lao động - 29/08/2024 20:40
Thông báo kết quả bài thi vòng 1 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Tạp chí Lao động và Công đoàn thông báo kết quả bài thi vòng 1 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Nhịp cầu lao động - 28/08/2024 15:48
VPBank tuyển dụng số lượng lớn nhân viên Khối quản trị rủi ro, chỉ cần tốt nghiệp THPT
VPBank đang tuyển dụng số lượng lớn nhân viên thu hồi nợ hiện trường và chuyên viên quản lý nợ tại hiện trường với mức lương hấp dẫn lên đến 15 triệu đồng/tháng cùng nhiều chế độ phúc lợi đa dạng. Đây là cơ hội tuyệt vời dành cho các ứng viên tốt nghiệp Trung học phổ thông, có kỹ năng giao tiếp tốt và đam mê công việc trong lĩnh vực ngân hàng.
Việc làm - tuyển dụng - 21/08/2024 18:10
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tuyển dụng nhiều Điều dưỡng dụng cụ
Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (thôn Nam Sơn, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) tuyển dụng nhân sự Điều dưỡng dụng cụ.
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3