Chuyện bố con ông Bưởi
Kinh tế - Xã hội - 02/06/2022 08:49 Truyện ngắn của HẢI DƯƠNG
Nhà ông mấy miệng ăn đều trông cả vào đồi chè này. Làm chè vất vả sớm hôm nhưng thu nhập ổn định. Lúc nào chè được giá cũng có đồng ra đồng vào, đủ chi tiêu nhưng hầu như không có tích lũy. Và dư ra đồng nào ông lại mua thuốc men chữa cái chân. Mỗi khi trái gió trở trời, cái chân ông lại đau như có con sâu đục trong xương.
Thằng Hồng đi học về ra phụ giúp cho bố. Nhìn thằng con phổng phao, khôi ngô, ông Bưởi thầm hãnh diện. Giá có điều kiện như người ta, ông sẽ cho nó ăn học đàng hoàng, ông cũng nở mày nở mặt. Vậy mà...
“Mày định thi thố thế nào con?”, ông hỏi. “Con không thi bố ạ. Có thi đỗ cũng lấy đâu tiền ăn học”, nó nói tỉnh bơ như đã suy nghĩ chín rồi. “Cứ cố thi con ạ. Rồi tính sau, được đến đâu hay đến đó”. “Thôi bố ơi”, thằng Hồng nhăn mặt: “Thi được mà không được học chả bõ thêm tủi thân. Mấy đứa bọn con tính rồi, không thi thố gì hết. Học xong là bọn con tìm cách đi làm kiếm tiền luôn”.
Ông Bưởi chợt buồn thấu ruột gan. Con ông, nó có kém cạnh ai đâu. Chỉ vì nghèo mà thua bạn kém bè. Nó cũng là đứa biết nghĩ, biết thương bố, không hoang đàng lêu lổng. Các khoản đóng góp nhà trường yêu cầu bao nhiêu xin bố đúng bấy nhiêu, còn thừa đồng nào đều trả lại. Nó cũng chưa từng đua đòi tóc đỏ, tóc xanh hay xăm hình như một vài đứa trong làng.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy nó nói cũng đúng. Nhà ông nghèo, thằng bé có thi đậu đại học, nuôi mấy năm ăn học mấy trăm triệu đồng, lấy đâu ra? Hay cố đấm ăn xôi, theo học nửa chừng lại thôi. Nó quá trẻ, liệu có đủ bản lĩnh chịu cú sốc ấy không. Lại còn con Mận em nó đang học lớp chín...
Ông bảo thằng con giải lao, hai bố con to nhỏ bàn chuyện tương lai thằng bé. Đành liệu cơm gắp mắm. Có biết bao ngả vào đời, cứ gì phải bằng con đường đi học. Miễn có chí thì nên. Nói đâu xa, thằng Khế con ông Cam, người trong làng, chỉ học hết lớp hai mà cũng làm nên cơ nghiệp. Nó đi bộ đội mấy năm rồi phục viên, về xoay xở thế nào nay có một công ty bề thế. Người làng đồn thổi nó có tài sản cả trăm tỷ. Lại cũng có người nói nhìn thế thôi, có mà nợ đầm đìa... Thôi thì mưa lúc nào mát mặt lúc ấy.
“Bố xin lỗi, bố không nuôi được con ăn học tử tế. Con tính thế nào cho phải”, ông Bưởi rơm rớm nước mắt. Thẳng Hồng mím môi cương quyết: “Thì cũng phải có người thế nọ thế kia chứ bố. Ai cũng học làm thầy thì ai làm thợ. Chuyến này học xong, nếu chưa xin học nghề ngay được thì con đi phụ xây kiếm ít tiền làm vốn”.
Ồng Bưởi sa sầm: “Phụ xây? Mày lại định theo vết bố à?... Làm gì thì làm, đừng có phụ xây”.
Không khí giữa hai bố con chùng xuống, nghe như thấy cả từng tiếng lá chè rung theo cơn gió. Ký ức đau xót chưa xa ùa về trong ông Bưởi...
Mấy năm trước, ông Bưởi cũng đi phụ xây những lúc nông nhàn. Cai là một thanh niên còn trẻ, nghe nói đâu người thành phố. Công trình anh ta thi công là một số đoạn kè mương có đặt mấy cái cống ngầm. Thợ anh ta thuê đều là những người làng như ông Bưởi. Công việc vất vả, lấy cát đá, chở xi măng, sắt thép, đánh vữa, nhào bê tông. Người có kỹ thuật và khéo tay hơn thì đứng xây. Mọi người miệt mài làm từ sáng đến tối. Va chạm luôn với đất đá, sắt thép, chân tay ai cũng sứt mẻ, tứa máu.
Cứ hết tuần họ được trả lương. Tính công nhật, ngày bình quân hai trăm. Anh cai tỏ ra sòng phẳng và quan tâm tới người làm công. Ngày nắng nóng anh ta chi thêm mỗi người một cốc nước cam, tính ra tiền, còn làm thế nào thì mọi người tự nghĩ cách chế biến.
Lần ấy nhóm ông Bưởi phải đổ mấy cái ống cống. Đan sắt thép, đổ bê tông xong, mấy cái ống cống nằm chềnh ềnh như con quái vật. Nhóm thợ phân công nhau vét đoạn kè mương đặt ống cống, xẻ đường lăn cống xuống. Không cẩu, không rơ moóc, hoàn toàn chỉ bằng những bàn tay, họ đánh vật cả ngày cũng không sao đưa được ống cống vào vị trí anh cai thầu tính toán.
Sốt ruột, và cũng muốn hoàn thành công việc sớm, ông Bưởi xung phong xuống mương đỡ ống cống. Nhóm thợ hò dô ta dùng đòn bẩy bẩy cái ống cống nhích từng tí xuống lòng mương. Công việc tiến triển, ai cũng phấn khởi. Đến đoạn cuối cùng, khi cái ống cống ở vị trí bập bênh, chỉ một tác động nữa nó sẽ nằm trọn xuống lòng mương.
Vấn đề là cần phải có người chỉnh để nó khỏi lao trượt ra ngoài chỗ đã định.
Ông Bưởi thận trọng đỡ đầu ống cống phía dưới, nhóm thợ cũng thận trọng đẩy ống cống phía trên. Việc sắp thành thì đúng lúc ấy ông Bưởi bị sức nặng ống cống đẩy trẹo chân sang một bên. Cái ống cống lao tuột xuống đúng vị trí nhưng cũng khiến một chân ông bị giập. Ông thét lên đau đớn, ngất đi...
Ông phải mổ cẳng chân dưới và bàn chân để nắn lại những mảnh xương vỡ. Cái khớp gối từ đấy cũng không còn như trước, mỗi khi đứng lên ngồi xuống rất đau. Việc đi lại của ông trở nên khó nhọc. Ông trở thành người nửa tàn tật. Sau thời gian nằm viện, ông còn đi nhiều cơ sở chỉnh hình, vật lý trị liệu, tốn kém đến hơn trăm triệu đồng. Khoản ông tích cóp lo việc học cho con nay mai cũng đội nón ra đi...
Cai thầu có đến thăm ông vài lần. Anh ta hỗ trợ ông ít tiền. Có ông cán bộ công đoàn xã đến thăm ông bảo, theo quy định anh ta đã làm hết trách nhiệm. Ông thiệt thòi không được hỗ trợ gì khác vì là lao động tự do. Giữa hai bên không có hợp đồng lao động, thậm chí chỉ thỏa thuận miệng, không có cả danh sách trả lương. Nhất là không đóng bảo hiểm nên bị tai nạn không được quỹ bảo hiểm chi trả...
Những ngày tháng nằm viện không quá dài nhưng những ngày đau đớn sau đó đủ để ông suy ngẫm về mọi sự. Giá được làm lại, giá có thể quay ngược thời gian, ông sẽ không bao giờ đi làm cái công việc rủi ro đó.
Ấy thế mà thằng con ông, cái thằng ông đẻ ra nó, nuôi nó lớn khôn đẹp đẽ nhường này lại định đâm đầu đi làm công việc ấy...
Giữa tháng năm mà thời tiết buổi tối vẫn lành lạnh. Ông Bưởi nằm khểnh trên cái võng Duy Lợi ở góc sân khoan khoái tận hưởng không khí mát mẻ hiếm hoi và nóng ruột đợi thằng con về. Theo như nó nói, với sức học của nó thì chuyện tốt nghiệp trung học chỉ là vấn đề thời gian. Việc bố con ông lo là học xong nó sẽ làm gì?
Có lẽ đến chín giờ thằng Hồng mới về. Không chờ bố hỏi, nó nói luôn: “Việc của con ổn rồi bố ạ. Tốt nghiệp xong con sẽ đi làm”. “Làm gì con?”. “À”, thằng Hồng vừa đẩy chiếc xe vào trong nhà vừa nói với ra: “Mấy đứa chúng con đến anh Khế nhà ông Cam, anh ấy nói học xong anh ấy nhận vào làm ở cái xí nghiệp may trên huyện mà anh ấy có cổ phần. Trước mắt tạm thế đã”. Ông Bưởi chưa yên tâm; “Thế chúng mày có hỏi anh Khế chế độ hợp đồng lao động, bảo hiểm gì không?”. “Có đủ hết bố ạ”...
Ông Bưởi không thật rành rẽ cảm xúc của mình lúc này như thế nào. Bất giác ông thở ra một hơi thật dài...
Bó củi và con rắn Bỗng dưng sáng nay lại nhớ về một câu chuyện ngụ ngôn. Chuyện trẻ con, đọc lâu lắm rồi, cũng chả nhớ câu chuyện xuất ... |
Cần tìm ra động cơ toan tính của ông Dũng và ông Quyết Tân Hoàng Minh của ông Đỗ Anh Dũng vừa gây cú sốc cho cả thị trường bất động sản lẫn dư luận khi gởi tâm ... |
Chuyện cuối tuần: Những con ‘diều gỗ thời hiện đại” - Đôi điều suy ngẫm Mấy con “rồng lạ” xuất hiện nơi công cộng ở một địa phương giàu nhờ du lịch chỉ một thoáng thôi rồi lại “bay về ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:36
Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:13
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 12:24
Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
Ảnh hưởng từ bão số 3, lũ trên nhiều sông ở mức lớn, có nơi đặc biệt nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và người lao động, nhiều địa phương đã khẩn trương cấm, hạn chế xe trọng tải lớn và các phương tiện qua cầu.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 11:06
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Bão số 3 đi qua nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người lao động và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn lời thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 08:20
Tasco Auto là nhà phân phối thương hiệu ô tô điện Zeekr tại Việt Nam
Zeekr - thương hiệu ô tô điện cao cấp thuộc Tập đoàn Geely Holding, đã ký kết thỏa thuận phân phối chính thức với Tasco Auto – nhà phân phối ô tô tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 09/09/2024 12:46
Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sập: 1 xe khách và 1 xe tải rơi xuống sông
Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, từ nhiều góc quay khác nhau.
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu