Chuyện cuối tuần: Cần nhìn nhận đầy đủ hơn về giáo dục lịch sử
Kinh tế - Xã hội - 14/05/2022 12:52 PHẠM XUÂN DŨNG
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai đối với khối lớp 10, Lịch sử sẽ trở thành môn học lựa chọn. (Ảnh: Báo Tin tức) |
Ngay hôm qua, khi đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư cùng các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở TP. Đà Nẵng, nhiều người dân đã phản ánh ý kiến của mình về nội dung nói trên.
Trong các ý kiến phê phán Bộ GD&ĐT có những cách đánh giá cần được quan tâm: "Hà cớ gì lại không để môn Lịch sử thành môn bắt buộc mà lại thành tự chọn ở THPT, như vậy là đánh mất Lịch sử...?"; "Học sử để hiểu biết truyền thống, học để yêu nước, nếu xem nhẹ điều này thì sợ rằng học sinh sau này không biết đến truyền thống, không có tinh thần yêu nước...".
Những quan điểm này nhanh chóng được nhiều người ủng hộ, đã có những biểu hiện cực đoan khi bày tỏ ý kiến. Sự quan tâm của phụ huynh là điều dễ hiểu và đáng mừng, nhưng cách nhìn và thái độ ra sao thì chính xác và đúng mực? Xin nêu vài ý kiến để rộng đường dư luận.
Trước hết, cần khằng định ngay rằng môn Lịch sử có một vai trò cực kỳ quan trọng không thể thay thế trong giáo dục phổ thông. Vấn đề là dạy và học như thế nào mà thôi.
Thứ nữa, cần nhắc lại và nhấn mạnh rằng khung chương trình môn học Lịch sử năm 2018 đã có những tiếp thu ý kiến xã hội và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, điều này nhiều chuyên gia đã chính thức khẳng định. Cho nên dù có thành môn tự chọn ở cấp học THPT thì phần kiến thức cơ bản đã được dạy từ lớp 1 đến lớp 9, hơn nữa nó còn được tích hợp trong phần học lịch sử địa phương, môn Giáo dục quốc phòng... nên nói môn Lịch sử bị "bỏ bê" ở THPT là chưa thỏa đáng. Nếu cần nói thì nên cập nhật đúng mức các sự kiện lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa, về chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979... để lấp đầy các "khoảng trống" lịch sử.
Cần phải thấy rằng việc tiếp nhận môn Lịch sử là một chuỗi liên hoàn. Bộ GD&ĐT cần đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa phù hợp là tốt nhưng nếu trình độ, thái độ giáo viên trong việc dạy chưa tương thích thì dạy môn Lịch sử vẫn chưa thể thành công.
Tiếp đó việc khẳng định học lịch sử là để biết truyền thống, để yêu nước thì cách đặt vấn đề tuy không sai nhưng chưa đủ. Vì học các môn Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng... cũng để hiểu truyền thống, để yêu nước... Hơn nữa học và hành là hai chuyện khác nhau. Vấn đề ở đây là sau khi "học" thì phải cố gắng "hành" cho đúng, nếu không tu dưỡng, rèn luyện bản thân cho tốt thì "hậu vận" vẫn rất dễ gặp tai họa, do tự mình chuốc lấy. Vấn đề cá nhân nêu gương cũng là câu chuyện có ý nghĩa quan trọng và thời sự trong việc giáo dục lịch sử và đạo đức cho học sinh.
Cuối cùng thì vẫn rất cần phải nói thêm rằng: Mặc dù việc dạy và học môn Lịch sử trước hết là trọng trách của ngành Giáo dục, tuy nhiên cần nhìn rộng ra còn có trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan, bộ, ngành khác, chẳng hạn ngành Văn hóa, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh... Ví như cho đến nay vẫn còn ít tiểu thuyết lịch sử thực sự hấp dẫn, đặc biệt là thiếu hẳn phim truyền hình, điện ảnh về lịch sử hấp dẫn đông đảo công chúng, để khán giả, nhất là giới trẻ chuộng phim Trung Quốc, Hàn Quốc... hiểu lịch sử nước ngoài hơn nước mình thì đây là câu chuyện chung rất đáng báo động của toàn xã hội, cần phải được nhìn nhận và điều chỉnh ở tầm vóc quốc gia, những định hướng chính sách từ cấp vĩ mô như: Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.
Còn như cách nói dẫn đến những cách hiểu khác nhau gây nên phản ứng từ dư luận của Bộ GD&ĐT thì đã được phân tích và phản hồi cần thiết. Việc học Lịch sử ở THPT ngành chủ quản cũng sẽ tiếp tục cân nhắc, xem xét.
Ngay trong cuộc tiếp xúc cử tri Đà Nẵng hôm 13/5, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã nói rõ: "Tôi thấy, có một cách nói, cách diễn đạt là bỏ môn Lịch sử ra ngoài môn học bắt buộc, hay môn học Lịch sử không còn là môn học bắt buộc thì tôi nghe cũng không đồng tình. Ở đây không chỉ cử tri bức xúc đâu, nhiều lãnh đạo cấp cao cũng quan tâm về chuyện này. Tôi cũng có chỉ đạo Ban Tuyên giáo nghiên cứu rà soát cùng Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT và Ủy ban Văn hóa- Giáo dục - Quốc hội nghiên cứu đánh giá lại cho thật kỹ, công bố số liệu để Nhân dân cả nước biết. Trung ương cũng đang chỉ đạo để rà soát, xem xét làm rõ lại...".
Bắt học sử làm gì khi học sinh xé đề cương trắng xóa sân trường? Năm học 2022- 2023, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Lịch sử được xếp vào nhóm lựa ... |
Chân lý lịch sử là sự thật khách quan Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày ... |
Lịch sử không phải là truyền thuyết Mấy ngày qua có hai câu chuyện liên quan đến lịch sử được dư luận quan tâm, sôi nổi luận bàn cả trên báo chí ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 11:02
Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng
Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới cho phiên bản thấp nhất là 655 triệu đồng, hai phiên bản cao cấp hơn có giá 782 và 924 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 10:00
Bảo dưỡng Lexus có đắt?
Chất lượng và đẳng cấp sang trọng hàng đầu trong phân khúc cao cấp nhưng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa của Lexus thuộc hàng thấp nhất.
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 06:56
Cùng giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt
Cùng mức giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt, hãy cùng đưa ra lựa chọn từ bảng so sánh dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 17:33
Suzuki Jimny: Từ 'bia kèm lạc' sang bán đúng giá và giờ thêm cả khuyến mại tiền mặt
Nhiều đại lý trên toàn quốc thực hiện khuyến mại Suzuki Jimny ngay sau khi các mẫu xe lắp ráp được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:36
Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:13
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng