Chuyện cuối tuần: Vì sao nhân tài đến rồi đi?
Kinh tế - Xã hội - 28/05/2022 11:47 TRẦN VĂN SỸ
Ảnh minh họa: Tạp chí Lao động và Công đoàn |
Trong văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám do Thân Nhân Trung soạn, viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”.
Tuy nhiên, cho đến nay, quan niệm thế nào là nhân tài vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về “nhân tài”, đưa ra nhiều khái niệm, thậm chí có những khái niệm rất phức tạp. Tuy nhiên, trong đời sống hằng ngày, người dân thường hiểu một cách đơn giản nhất, chung nhất về “nhân tài”, cũng gọi là “người tài”, là người “có tài hơn người bình thường” về một hay nhiều lĩnh vực nào đó.
“Tài” thường được hiểu là năng lực tư duy hay hành động để giải quyết nhiệm vụ nào đó một cách xuất sắc hơn hẳn người bình thường. Ví dụ giải được một bài toán rất khó, đi được trên dây, hay nhìn ra xu hướng thị trường, hay lôi cuốn được nhiều người ủng hộ cho tổ chức, hay đưa ra được phương pháp giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ khó khăn, hay tạo được sự đoàn kết của tập thể với nhiều người mâu thuẫn nhau, hay phát minh ra công cụ lao động mới, quy trình tác nghiệp hiệu quả hơn,. là những biểu hiện của “tài”.
Tuy nhiên, “tài” của một người luôn gắn với điều kiện cụ thể mới thể hiện được. Ví dụ, người chỉ giỏi cày mà cho làm thơ, người chỉ giỏi làm thơ mà bắt đi cày, thì người nào cũng không còn là người có tài nữa. Có người giỏi nói, lại không giỏi viết, lãnh đạo bố trí việc “ngược đời” “trái khoáy” thì người tài nào cũng thành người “không có tài” cả.
Thế nên “nhân tài” bao giờ cũng thể hiện ở chỗ “môi trường phù hợp”. Và “nhân tài hàng đầu” chính là “người phát hiện và bố trí sử dụng các nhân tài đúng chỗ”, chính là “người biết dùng nhân tài”.
Làm sao tìm ra người tài?
Hiện nay, các cơ quan Nhà nước đặt ra các tiêu chí về “nhân tài” cho các nhiệm vụ, chức vụ khác nhau (thường dựa vào các văn bằng như: tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc; có học vị thạc sĩ, tiến sĩ; có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư…) để “phát hiện người tài”. Tuy nhiên, người có các tiêu chí đó không phải khi nào cũng đồng nghĩa với “nhân tài”.
Thời gian qua, xã hội đã dị ứng với các “lò ấp” ra các “tiến sĩ hữu danh vô thực” khiến cho việc phát hiện người tài qua các tiêu chí này có nơi, có lúc không còn đáng tin cậy nữa. Việc đặt ra các tiêu chí mang tính hình thức như vậy đã khiến cho những người có năng lực thực sự xuất sắc nhưng thiếu bằng cấp thì cũng không “qua vòng gửi xe” khi cơ quan Nhà nước tuyển dụng “nhân tài”.
Thực tiễn là thước đo chân lý. Muốn biết thực tài, phải giao cho việc khó mà thử. Làm được tức là tài, dù bằng cấp gì không quan trọng. Chuyện rằng, ngày xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh phong chức cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có nhà báo nước ngoài hỏi về điều kiện để phong tướng, đại ý, “ông Giáp học qua trường võ bị nào, có bằng cấp gì mà Ngài phong Đại tướng cho ông ấy?” Bác Hồ nói: “Đánh thắng Đại tướng thì phong Đại tướng. Thế thôi". Nhưng theo cách này để phát hiện người tài thì “hiện nay Nhà nước chưa có quy định, hướng dẫn thực hiện”.
Vì sao nhân tài, đến rồi lại đi?
Người ta thường giải thích nguyên nhân việc các nhân tài về Thành phố Hồ Chí Minh làm việc rồi lại ra đi, cũng như nhiều người tài khác ở các cơ quan Nhà nước ra đi là do “chế độ đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn”, ví dụ như “trả lương và thu nhập chưa thỏa đáng” hay “môi trường công tác chưa phù hợp” hay “quá chú trọng bằng cấp”. Thực tế, các cơ quan Nhà nước đã nhìn thấy những nguyên nhân này và có nhiều giải pháp để khắc phục, song tình hình thu hút và giữ chân nhân tài cũng chưa được cải thiện đáng kể.
Lịch sử còn ghi, ngày xưa rất nhiều người tài như Phạm Quang Lễ (tức Trần Ðại Nghĩa), Lương Định Của, Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng…. dù đang làm việc trong những môi trường tốt, được hưởng thụ cao, song vẫn rời vị trí để theo Bác Hồ lên chiến khu kháng chiến chống ngoại xâm, chịu gian khổ và nguy hiểm và cống hiến hết tài năng của mình cho Tổ quốc.
Bài học ấy, hôm nay vẫn nguyên giá trị. Đó là, người tài cần được phát huy tài năng để cống hiến cho sự nghiệp chính nghĩa. “Được phát huy tài năng”, “được là chính mình” mới là nhu cầu bậc nhất của những người tài. Đáp ứng nhu cầu này, đòi hỏi “người sử dụng người tài” cũng phải có tài và phải hết sức công tâm.
Từ xưa đến nay, người có “Tài” chỉ “chịu phục”, “theo’, “phò tá” người có “Đức”. Hồ Chủ tịch xưa thu hút được nhiều người tài, không phải vì cho họ thu nhập cao, mà chính do sự cảm hóa từ đạo đức cao cả, hết lòng vì nước, vì dân của Người. Họ được “nên người”, “trở thành chính mình” khi đi theo Người.
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chỉ người tài và có “tâm vô tư” thì mới nhìn ra và thu hút cũng như giữ chân được nhân tài. “Tâm thiên vị” thì sẽ nhầm người mình thân (có quan hệ, tiền tệ, đồ đệ…) là người “tài”, người thực tài sẽ bỏ đi.
Vì vậy, một mặt Nhà nước tiếp tục phải hoàn thiện các chính sách hiện nay để thu hút và giữ chân người tài vào làm việc để công hiến cho Tổ quốc; mặt khác, cũng phải lựa chọn được những người xứng đáng nhất, có đủ “tâm”, đủ “tầm” làm người lãnh đạo các cơ quan đơn vị.
Người đứng đầu mỗi cơ quan tổ chức cũng phải không ngừng tự giác tu dưỡng đạo đức của mình để có thể “đem cái tâm vô tư mà đối với người, đối với việc” như lời Bác Hồ dạy”, vì đó mới chính là điều kiện hàng đầu để thu hút và giữ chân người tài vào làm việc cho mỗi cơ cơ quan, đơn vị.
Chuyện cuối tuần: Những con ‘diều gỗ thời hiện đại” - Đôi điều suy ngẫm Mấy con “rồng lạ” xuất hiện nơi công cộng ở một địa phương giàu nhờ du lịch chỉ một thoáng thôi rồi lại “bay về ... |
Câu chuyện cuối tuần: Người nhỏ nhen bên những công trình lớn Một công trình lớn của TP. HCM - cầu Thủ Thiêm 2, sau hơn 7 năm thi công, vừa mới được khánh thành vào ngày ... |
Chuyện cuối tuần: Cần nhìn nhận đầy đủ hơn về giáo dục lịch sử Trong nhiều ngày qua, dư luận cả nước xôn xao về chuyện môn học lịch sử không phải là môn học bắt buộc ở THPT. ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:33
Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:28
Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
Tin đồn Suzuki Swift ngừng bán rộ lên sau khi website của Suzuki Việt Nam không còn xuất hiện tên sản phẩm này.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 12:34
Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng
Kia Carnival k hông đơn thuần là một bản facelift mà đã thay đổi với diện mạo trẻ trung, hiện đại hơn, cùng hàng loạt trang bị công nghệ mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:30
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
Có 5 loại hình bảo hiểm giao thông phổ biến tại Việt Nam hiện nay, trải rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, bao quát toàn bộ lợi ích liên quan đến người và phương tiện mà họ đang sử dụng.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:08
GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử
GX thế hệ mới không giống bất cứ một chiếc Lexus nào trước đây. GX 550 mang dáng vẻ vuông vức độc đáo, động cơ tăng áp kép V6 cùng khả năng vượt mọi giới hạn.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 07:27
Không như lời đồn, Hyundai Santa Fe 2024 sắp ra mắt Việt Nam không có bản hybrid
Hyundai Santa Fe 2024 thế hệ mới ra mắt vào ngày 18/9 tới đây sẽ có 5 phiên bản, sử dụng duy nhất một loại động cơ xăng, không có hybrid cũng không có động cơ dầu.
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận
- Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục