Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên Y tế trong phòng, chống dịch Covid-19
Sức khỏe - 13/10/2021 16:20 TS. BS. Nguyễn Thu Hà - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viện đội ngũ bác sĩ đang tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến Hồi sức tích cực ở Bệnh viện quốc tế Becamex tỉnh Bình Dương. Ảnh: TTXVN. |
1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến SKTT của NVYT
Tăng tỷ lệ mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, stress...
Một nghiên cứu trên 14.825 bác sĩ và điều dưỡng tại 31 tỉnh của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương lần lượt là 25,2% và 9,1%. Điều dưỡng có nguy cơ mắc sau chấn thương cao hơn bác sĩ.
Nghiên của của Hiệp hội Nghiên cứu Y tá Hoàng gia Anh trên 2.600 điều dưỡng và hộ sinh trong đại dịch Covid-19 chỉ ra có khoảng 33% bị trầm cảm, lo âu hoặc stress ở mức nghiêm trọng hoặc cực kỳ nghiêm trọng. 92% điều dưỡng/hộ sinh lo lắng về nguy cơ lây nhiễm đối với các thành viên trong gia đình họ.
Tổng hợp, phân tích 13 nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) với tổng cộng 33.062 NVYT cho thấy, tỷ lệ lo âu của NVYT là 23,2% và tỷ lệ trầm cảm là 22,8%. NVYT nữ và điều dưỡng có tỷ lệ mắc các trầm cảm cao hơn so với NVYT là nam giới và bác sĩ. Tỷ lệ mất ngủ được ước tính là 38,9%.
Rối loạn giấc ngủ
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Yifang Zhou (2020) nghiên cứu trên 1.931 NVYT tuyến đầu tham gia chống dịch Covid-19 nhận thấy: Tỷ lệ NVYT có chất lượng giấc ngủ kém là 18,4%. Chất lượng giấc ngủ kém có liên quan tới tuổi và công việc. Những người nhiều tuổi hơn có nguy cơ có chất lượng giấc ngủ kém cao hơn (gấp 1,043) (p<0,001) và điều dưỡng có nguy cơ có chất lượng giấc ngủ kém cao hơn (gấp 3,132 lần) (p<0,001).
Khảo sát trên 2.110 NVYT và 2.158 sinh viên đại học ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc cho thấy, NVYT cao hơn đáng kể so với sinh viên đại học, đặc biệt là NVYT ở Vũ Hán (p<0,001). NVYT ở Vũ Hán có điểm cao hơn đáng kể so với NVYT ở khu vực khác về "Nghĩ về sự nguy hiểm của dịch", "Khả năng mắc bệnh của bản thân", "Lo lắng về lây truyền cho gia đình" (p<0,05), "Chất lượng giấc ngủ kém", "Cần phải được chuẩn bị tâm lý" và "Lo lắng về việc bị nhiễm bệnh" (p<0,01).
Về "Tự tin vào việc kiểm soát dịch bệnh", nhóm NVYT ở khu vực Vũ Hán có điểm đánh giá thấp hơn đáng kể so với nhóm NVYT ở khu vực ngoài Vũ Hán (p<0,05). Cảm xúc, nhận thức, phản ứng về thể chất và tinh thần của NVYT tuyến đầu cho thấy "ảnh hưởng phơi nhiễm" là rõ ràng và chiến lược can thiệp khủng hoảng tâm lý cho NVYT là thật sự cần thiết.
Nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế Chí Linh (Hải Dương) tranh thủ nghỉ ngơi, lấy lại sức sau khi làm việc. |
2. Chăm sóc SKTT cho NVYT
Để chăm sóc SKTT cho NVYT khi làm việc trong đại dịch Covid-19, một số chương trình can thiệp tâm lý đã được thực hiện ở các NVYT điều trị bệnh nhân Covid-19 tại 36 Bệnh viện Tây Ban Nha. Các chương trình này cung cấp cả liệu pháp trực tiếp và trực tuyến.
Các biện pháp can thiệp này là , được điều trị bằng các kỹ thuật tâm lý và nhận thức - hành vi trong các can thiệp cá nhân. Các biện pháp can thiệp theo nhóm chủ yếu sử dụng phương pháp giáo dục tâm lý, can thiệp trực tiếp, đào tạo về cách sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân đúng cách…
DZace đã tổng hợp 24 nghiên cứu công bố về các biện pháp can thiệp để giải quyết các vấn đề SKTT ở NVYT trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, chủ yếu bao gồm 4 can thiệp chính: Hỗ trợ về thông tin (đào tạo, hướng dẫn, chương trình phòng ngừa); hỗ trợ công cụ, thiết bị (phương tiện bảo vệ cá nhân, quy trình của các biện pháp bảo vệ); hỗ trợ về mặt tổ chức (bố trí nhân lực, thời gian làm việc, tổ chức lại cơ sở vật chất, bố trí khu vực nghỉ ngơi); hỗ trợ về tinh thần và tâm lý (giáo dục và đào tạo tâm lý, nhóm hỗ trợ SKTT, hỗ trợ đồng đẳng và tư vấn, trị liệu, nền tảng kỹ thuật số và hỗ trợ từ xa).
Thực tế có rất nhiều giải pháp can thiệp về SKTT đã được áp dụng trên thế giới, tuy nhiên, cần cân nhắc xem can thiệp nào phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam. Năm 2020, Bộ Y tế cũng có “Hướng dẫn chăm sóc SKTT trong dịch Covid-19”.
Các bác sĩ đang cứu chữa cho bệnh nhân Covid-19 tại Khoa Hồi sức cấp cứu ICU khu D, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). |
Để hỗ trợ cho NVYT về chăm sóc SKTT tốt hơn, giảm một phần stress khi đối phó với đại dịch Covid-19, cần:
Bảo đảm an toàn: Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của NVYT. Do đó, NVYT phải được đào tạo, hướng dẫn, nắm vững, thực hành đúng từng bước nhỏ của quy trình phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn (cách chăm sóc người bệnh, sử dụng dụng cụ, hóa chất, tránh nhầm lẫn trong việc dùng thuốc, phẫu thuật, thủ thuật an toàn..).
NVYT phải được cung cấp đầy đủ các công cụ, thiết bị làm việc (phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định, quy trình của các biện pháp bảo vệ…) đảm bảo an toàn khi làm việc. Cung cấp phương tiện, phúc lợi đảm bảo an toàn cho NVYT (cơ sở vật chất, nhà vệ sinh, nhà tắm, khu vực nghỉ ngơi,…).
Tổ chức lao động hợp lý: Bố trí nhân lực đầy đủ; bố trí chế độ lao động phù hợp (thời gian làm việc, nghỉ ngơi, lao động ca kíp hợp lý…).
Tự nhận diện dấu hiệu khi bản thân bị căng thẳng (stress): Với các biểu hiện cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, đau đầu, khát nước…; các biểu hiện về nhận thức như khó tập trung, trí nhớ kém, ác mộng, khả năng giải quyết vấn đề kém nhanh nhạy; biểu hiện hành vi như dễ tức giận, bồn chồn; các biểu hiện cảm xúc lo lắng/hoảng sợ, cảm giác có tội lỗi/ thất bại…
Thúc đẩy nội lực của bản thân NVYT: Giúp NTYT hiểu rõ có thể sẽ phải trải qua cảm giác căng thẳng, việc cảm thấy như vậy là điều khá bình thường trong tình huống dịch bệnh hiện tại; điều này không có nghĩa rằng họ không thể làm công việc của mình hoặc là yếu đuối. Việc tự kiểm soát căng thẳng và tâm trạng trong thời gian này là rất quan trọng. Quan tâm đến gia đình và những người có tầm ảnh hưởng quan trọng với NVYT, tạo cảm giác yên tâm cho NVYT (đảm bảo an toàn, cuộc sống vật chất… cho người thân của họ).
Tăng cường giao tiếp với đồng nghiệp, cùng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc, hỗ trợ lẫn nhau nhằm giảm bớt căng thẳng khi làm việc. Ảnh minh họa. |
Kiểm soát căng thẳng và cân bằng cảm xúc: NVYT dành thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức sau khi làm việc hoặc giữa các ca trực; ăn uống đầy đủ và sử dụng thực phẩm một cách lành mạnh; tránh dùng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá); ngủ đủ giấc; tập thể dục, đi bộ trong phòng; dành ít nhất 20 phút mỗi ngày cho các hoạt động thư giãn theo sở thích như đọc sách, nghe nhạc, nghĩ về những việc tốt đẹp… để tinh thần phấn chấn, tươi vui hơn; giữ liên lạc với gia đình và bạn bè bằng nhiều hình thức giao tiếp khác nhau; tăng cường giao tiếp với đồng nghiệp đang làm việc, cùng chia sẻ các suy nghĩ và cảm xúc, hỗ trợ lẫn nhau (tuân thủ quy định an toàn); tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý (khi cần).
Bảo đảm an toàn cho các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch Sự bùng phát nhanh chóng của đại dịch Covid-19 đã biến các nhân viên y tế (NVYT) trở thành lực lượng tuyến đầu trong cuộc ... |
Chú trọng chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần người lao động Trong những năm qua, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) luôn chú trọng đảm bảo quyền lợi và ... |
Công đoàn hỗ trợ tiền ăn cho lực lượng y tế chống dịch tại 19 tỉnh, thành phía Nam Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định hỗ trợ tiền ăn tăng cường dinh dưỡng cho lực lượng y tế đang ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng
- Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản