Cần nhanh chóng hoàn thành kê đơn thuốc điện tử
Kinh tế - Xã hội - 28/06/2024 11:25 Bác sĩ Văn Bình
Cần loại bỏ ngay những chiêu thức móc túi bệnh nhân |
Chuyện ở nước láng giềng
Mới đây, ở thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, có sự cố y khoa do bác sĩ viết tay đơn thuốc.
Con trai của ông Trương, 4 tuổi rưỡi, bị phát ban nên ông đưa đi khám. Ngay sau khi uống thuốc theo đơn, bé nổi mẩn đỏ khắp người rồi bất tỉnh. Hoảng sợ, ông Trương nhanh chóng đưa con đi cấp cứu. Được rửa dạ dày, dùng thuốc chống độc, bé qua được nguy kịch.
Đơn thuốc của con ông Trương. |
Nguyên nhân là đơn thuốc viết không rõ ràng nên ông Trương “dịch” rằng uống 7 viên/lần nhưng thực chất bác sĩ chỉ định 1 viên/lần. Ông cho rằng bệnh viện phải chịu trách nhiệm về việc con mình ngộ độc thuốc và khiếu nại lên cơ quan quản lý y tế, đòi bồi thường thiệt hại sức khỏe của con, sang chấn tâm lý của gia đình cùng các phí tổn là 50.000 NDT (hơn 171 triệu đồng).
Ông nói với báo Sina: “Tôi bảo lưu quyền đề nghị truy cứu trách nhiệm, nếu loại thuốc này ảnh hưởng lâu dài đến con tôi”. Số đông cư dân mạng Trung Quốc cho rằng: Tại sao không viết đơn thuốc rõ ràng, vì thế bệnh viện phải chịu trách nhiệm về việc này, không trốn tránh được”!
Họ lập luận: Người dân thường không hiểu biết thuốc men nên hoàn toàn tin tưởng bác sĩ về thuốc, liều lượng. Vì vậy, nhân viên y tế phải có trách nhiệm trong từng nét chữ của mình…
Chuyện ở Việt Nam
Tháng 3 năm nay, báo VietNamNet có loạt bài về đơn thuốc viết tay. Các bài báo dẫn chuyện người con ở Nghệ An cầm đơn của mẹ già đau khớp ra 2 hiệu thuốc mà các dược sĩ lắc đầu, bác sĩ người nhà (làm chuyên khoa khác) bó tay và dược sĩ thứ ba thì không dám chắc sau khi vắt óc phiên dịch.
“Thật may” khi trở lại hiệu thuốc của bệnh viện có bác sĩ kê đơn này đang làm việc thì người bán chỉ nhìn qua đã nhoay nhoáy nhặt thuốc từ quầy!... Bạn đọc chắc đã biết “chiêu” này quá “cũ” và động cơ là để người bệnh phải mua thuốc ở một hiệu nào đó mà bác sĩ đã ”ngoặc” từ trước về “hoa hồng”.
Trước đây, nhiều bác sĩ kê xong còn dặn bệnh nhân phải mua ở hiệu thuốc này mới… có, nhưng chiêu này “lố” quá, bị lên án nhiều nên nay đổi chiêu khác! “Bệnh” này bắt đầu bùng phát từ sau năm 1975, khi mà hoàn toàn viết tay đơn thuốc và mức độ ngày càng nặng.
Tình trạng nhan nhản dược tá, dược sĩ, thậm chí cả “dược sĩ” học mót, nhất là ở vùng xâu, xa tự kê đơn để bán thuốc cho người bệnh làm các vị Đốc tờ “bức xúc”, nhưng chính các vị này cũng gây bức xúc không ít cho người bệnh và gia đình họ…
Để tiến theo hướng phát triển của thế giới và cũng là loại bỏ đơn thuốc viết tay “giun dế”, Bộ Y tế đã ban hành nhiều Thông tư về kê đơn thuốc điện tử.
Chữ bác sĩ. Ảnh minh họa. |
Đơn thuốc điện tử là đơn được kê bằng các phần mềm chuyên dụng hoặc ứng dụng trên máy tính, điện thoại thông minh và lưu trữ, truyền tải bằng các phương tiện này.
Ở các quốc gia tiên tiến kê đơn thuốc điện tử là việc đương nhiên.
Theo Thông tư 27/2021/TT-BYT (sửa đổi bằng Thông tư 04/2022/TT-BYT) của Bộ Y tế, lộ trình thực hiện kê đơn điện tử được quy định là: “1. Đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên: hoàn thành trước ngày 31/12/2022. 2. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: hoàn thành trước ngày 30/6/2023.” (Bệnh viện hạng 3 đạt điểm xếp hạng từ 40 - dưới 70, thường là các bệnh viện huyện, quận, trong khi cùng cấp này có những bệnh viện đạt hạng 2 (70 - 90 điểm).
Tuy nhiên, đến tháng 7/2023 mới chỉ khoảng 20% cơ sở y tế, chủ yếu là khu vực công lập thực hiện kê đơn điện tử!
Đơn thuốc điện tử giúp khắc phục nhiều sai sót về thuốc
Sai sót thuốc là một trong các loại sự cố y khoa không mong muốn, góp phần gây bệnh và tăng số tử vong. Theo nghiên cứu của Đại học John Hopkins, Mỹ, mọi sai sót thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ công đoạn nào trong suốt quá trình dùng thuốc, bắt đầu từ khi kê đơn.
Cũng theo nghiên cứu này thì “khi kê đơn có thể xảy ra nhiều sai sót” và khoảng 89% đơn thuốc viết tay xảy ra ít nhiều các vấn đề sau đây:
Bác sĩ lựa chọn sai phác đồ điều trị (ví dụ viêm, loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có đến 5 phác đồ điều trị); chỉ định loại thuốc không hiệu quả; kê không đúng liều, số lần sử dụng, thời gian sử dụng (tổng liều); không lường trước tương tác thuốc (vô hiệu hóa, giảm tác dụng, tăng độc tính, tăng nặng bệnh có sẵn…) hoặc thuốc - thức ăn; không khai thác tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân dẫn đến tình trạng quá mẫn với thuốc.
Một lỗi rất thường xảy ra là đơn thuốc không rõ ràng, chữ viết cẩu thả, dùng quá nhiều chữ viết tắt, dẫn đến dược sĩ cấp, bán sai thuốc hoặc liều lượng, bệnh nhân dùng sai liều lượng.
Tình trạng này đặc biệt hay xảy ra với đơn có loại thuốc đọc tên gần giống hay na ná một loại thuốc khác.
Ngoài ra, còn nhiều lỗi khác như không ghi ngày kê đơn (vì đơn thuốc chỉ có giá trị trong 5 ngày - Thông tư 05/2016/TT-BYT); không ghi cân nặng hoặc tuổi của bệnh nhi; không có số điện thoại bác sĩ; hướng dẫn sai (ví dụ thời điểm uống trong ngày)…
Ngoài lỗi kê đơn, Đại học John Hopkins còn đề cập đến tình trạng đơn thuốc bất hợp pháp (đơn thuốc giả) và cho là khá phổ biến ở mọi quốc gia…
Thực ra, kê đơn thuốc điện tử nhắm đến mục đích lớn là quản lý xã hội về thuốc, việc dẹp chiêu trò xấu của số ít bác sĩ chỉ là té nước theo mưa trong đó.
Theo quy trình, kê đơn điện tử phải liên thông với Hệ thống thông tin quốc gia về quản lý kê đơn, bán thuốc theo đơn của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Hệ thống).
Liên thông giúp Hệ thống giải quyết hai vấn đề lớn: Thứ nhất, xác định đơn thuốc đã kê có minh bạch, chính xác và loại bỏ đơn thuốc giả. Bởi với mỗi đơn thuốc Hệ thống truy xuất được thông tin về cơ sở khám, chữa bệnh gồm người đăng ký; giấy phép và phạm vi hoạt động; thông tin chi tiết về bác sĩ kê đơn gồm chứng chỉ hành nghề, mã số, chữ ký…
Thứ hai, qua hệ thống chia sẻ đơn thuốc thì đơn mà người bệnh mang đi mua thuốc cũng sẽ liên thông với Hệ thống. Đối chiếu với mã đơn do bác sĩ liên thông, Hệ thống sẽ biết lượng thuốc đã bán theo một đơn. Việc này nhằm kiểm soát bán đúng, đủ các loại thuốc buộc phải bán theo đơn. Giúp phát hiện những đơn quá hạn 5 ngày, đơn mua lại lần 2, 3… hay mượn đơn của người khác, bởi những chuyện này thì hiện “rất sẵn”!
Khi đơn thuốc điện tử bao phủ toàn quốc, người dân không phải dùng đơn giấy hoặc y bạ, có thể mua thuốc ở mọi nơi trong nước bằng mã đơn của mình. Bệnh nhân có thể truy xuất toa thuốc đã kê cho mình, phản hồi với bác sĩ hoặc xin kê lại.
Mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước thuận tiện thống kê bệnh học, tình trạng sử dụng thuốc và hoạt động của các bác sĩ.
Đặc biệt hoàn tất đơn thuốc điện tử toàn quốc còn có giá trị thiết thực với chiến lược quốc gia phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hiện có khoảng hơn 25.000 loại thuốc đang lưu hành (không tính thực phẩm chức năng) ở Việt Nam, trong đó khoảng 45% phải kê đơn. Tuy nhiên, việc quản lý bán thuốc theo đơn hiện đang là vấn nạn!
Từ năm 2009 đến nay, lượng kháng sinh Việt Nam bán trong nước tăng 2 lần, với khoảng 88% bán không đơn ở thành thị và ở nông thôn khoảng 91%. Dùng kháng sinh bất chấp nguyên tắc là nguyên nhân của nạn kháng kháng sinh ở Việt Nam và ngày càng nghiêm trọng vì đã xuất hiện những loại “siêu” vi khuẩn kháng tất cả các kháng sinh mạnh nhất.
Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào nhóm nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.
Việt Nam hiện có 47 bệnh viện thuộc Bộ Y tế (gồm cả bệnh viện của các đại học Y Dược), 419 bệnh viện tỉnh, 864 bệnh viện huyện, gần 11.400 trạm y tế xã, phường. Khối tư nhân có 231 bệnh viện và trên 30.000 phòng khám đa khoa, chuyên khoa.
Năm 2023, cả nước có hơn 174,8 triệu lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chưa kể số khám không bảo hiểm y tế và khám tại cơ sở tư không ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với nhà nước. Hiện chưa có thống kê số đơn thuốc nhưng ước tính mỗi năm có ít nhất 400 - 600 triệu đơn thuốc được kê.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Hữu Trọng, Tổng thư ký Hội Tin học y tế Việt Nam thì sau hơn một năm rưỡi vận hành Hệ thống chỉ quản lý hơn 110 triệu đơn liên thông!
Tuy việc liên thông đơn thuốc điện tử rất đơn giản, không phải đầu tư phần mềm mới. Nhưng hiện chỉ có khoảng 50% các bệnh viện trung ương gửi đơn thuốc đến Hệ thống, còn lại “trắng” liên thông, trong đó có cả bệnh viện hạng đặc biệt, mà số “còn lại” này mỗi ngày khám hơn 7.000 bệnh nhân ngoại trú.
Có rất ít cơ sở bán lẻ thuốc bán theo mã đơn (quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BYT) cũng như gửi liên thông về Hệ thống. Khảo sát một số cơ sở khám, chữa bệnh, bán lẻ thuốc tư nhân ở các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang…, thì đa phần chưa biết về kê đơn điện tử và bán thuốc theo mã đơn, có nơi còn chưa hiểu đơn thuốc điện tử là gì!
Hoàn thành kê đơn điện tử sẽ giúp chương trình chiến lược quốc gia chống kháng thuốc sớm có hiệu quả và nâng tầm y tế Việt Nam.
Người lao động dính án tù, doanh nghiệp có được sa thải? Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định rõ cụ thể các trường hợp doanh nghiệp được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải ... |
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu ... |
Bài 1: Căng mình nghĩ cho quyền lợi của công nhân lao động Chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng là người rất gần ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 06:56
Cùng giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt
Cùng mức giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt, hãy cùng đưa ra lựa chọn từ bảng so sánh dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 17:33
Suzuki Jimny: Từ 'bia kèm lạc' sang bán đúng giá và giờ thêm cả khuyến mại tiền mặt
Nhiều đại lý trên toàn quốc thực hiện khuyến mại Suzuki Jimny ngay sau khi các mẫu xe lắp ráp được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:36
Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:13
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 12:24
Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
Ảnh hưởng từ bão số 3, lũ trên nhiều sông ở mức lớn, có nơi đặc biệt nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và người lao động, nhiều địa phương đã khẩn trương cấm, hạn chế xe trọng tải lớn và các phương tiện qua cầu.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 11:06
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Bão số 3 đi qua nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người lao động và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn lời thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
- Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
- Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
- Cùng giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt
- Công đoàn Agribank CN thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc - ngôi nhà thân yêu của tôi
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"