Bất động sản công nghiệp - điểm sáng hiếm hoi của thị trường bất động sản
Kinh tế - Xã hội - 11/02/2023 09:25 QUANG ANH
Thị trường bất động sản năm 2022 ghi nhận nhiều biến động tiêu cực từ câu chuyện pháp lý dự án cho tới vấn đề thanh khoản của các doanh nghiệp. Trái ngược với bức tranh tối màu của ngành bất động sản, phân khúc thị trường bất động sản khu công nghiệp vẫn có nhiều điểm sáng khi hàng loạt chủ đầu tư dự án “thắng lớn” trong thời gian qua.
Trong năm 2022 Việt Nam có ba khu công nghiệp mới ở miền Nam đi vào hoạt động, đó là Khu công nghiệp Nam Thuận (Long An), Khu công nghiệp Việt Phát (Long An) và Khu công nghiệp VSIP 3 – Giai đoạn 1 (Bình Dương) với tổng diện tích đất 413,7ha.
Bình Dương và Đồng Nai vẫn dẫn đầu thị trường, lần lượt chiếm 27% và 25% tổng nguồn cung. Tổng diện tích đất công nghiệp ở miền Nam là 27.780ha. Hai khu công nghiệp đi vào hoạt động tại miền Bắc gồm Thuận Thành I, Bắc Ninh (160ha) và Khu công nghiệp An Phát 1, Hải Dương (130ha), nâng tổng diện tích đất công nghiệp tại miền Bắc lên hơn 10.314ha.
Bất động sản công nghiệp và nguồn vốn FDI được dự đoán vẫn là điểm sáng của thị trường bất động sản năm 2023 . Ảnh minh họa: IT |
Nắm bắt được xu hướng dự báo về nhu cầu thuê đất công nghiệp và làn sóng dịch chuyển FDI, hàng loạt dự án khu công nghiệp mới đã được triển khai ngay từ đầu năm 2023. Trong đó Hà Nam và Hải Dương là 2 tỉnh tiên phong.
Cụ thể, 4 khu công nghiệp được bổ sung vào quy hoạch vào tỉnh Hà Nam gồm: KCN Đồng Văn V với diện tích quy hoạch 250ha ở phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên; KCN Đồng Văn VI có diện tích quy hoạch 250ha ở các xã: Tiên Ngoại, Yên Nam và Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên; KCN Kim Bảng I có diện tích quy hoạch 230ha ở các xã: Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng và KCN Châu Giang I với diện tích quy hoạch 210 ha ở phường Châu Giang, xã Mộc Nam, xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên.
Trong khi đó Hải Dương cũng cùng lúc triển khai xây dựng hạ tầng 6 khu công nghiệp mới gồm: Gia Lộc, An Phát 1, Kim Thành, Tân Trường mở rộng, Đại An mở rộng và Phúc Điền mở rộng.
Trong đó KCN Phúc Điền mở rộng có tổng diện tích 214,57ha, thuộc địa phận các xã Vĩnh Hồng, Vĩnh Hưng và Hùng Thắng (Bình Giang). KCN này có hạ tầng giao thông khá thuận lợi khi có quốc lộ 5 chạy qua và nằm gần đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Nhiều chuyên gia nhận định về triển vọng năm 2023 nguồn cung khu công nghiệp sẽ hạn chế do khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa mặt bằng, đặc biệt đối với các hộ dân hiện hữu; việc chuyển đổi đất trồng cao su sang đất khu công nghiệp gặp khó khăn do quy định về đấu thầu.
Ngoài ra, Nghị quyết số 115/NQ-CP ban hành ngày 5/9/2022 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 yêu cầu hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, đặc biệt khi chuyển đổi sang đất công nghiệp.
Trong tham luận gửi tới Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, cần xây dựng bộ công cụ sàng lọc dự án FDI để lựa chọn các dự án hiệu quả, phù hợp với tiêu chí phát triển của Việt Nam. Để từ đó, từng bước khắc phục được những hạn chế của hoạt động thẩm định dự án FDI hiện tại, đồng thời đón dòng vốn phù hợp với định hướng của Việt Nam.
Thực tế, năm qua, Việt Nam đã thu hút nhiều nhà máy sản sản xuất lớn như Lego với vốn đầu tư 1 tỷ USD; LG với kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD, mục tiêu biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất điện thoại thông minh trong tương lai. Ngoài ra, nhiều đối tác của Apple như Foxconn, Quanta Computer và BOE Technology Group Co Ltd (Trung Quốc) đều đã có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các chính sách thu hút FDI của Việt Nam cũng giúp thu hút các nhà đầu tư bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi. Đồng thời, giá cho thuê đất khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. trong năm 2023 này giá thuê sẽ có phần chuyển dịch tăng 3% ở phía Nam và 2% ở phía Bắc.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các cụm, khu công nghiệp của Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy nhu cầu đối với bất động sản công nghiệp trong nước. Thị trường bất động sản sẽ đi vào trật tự và ổn định hơn khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố, từ bối cảnh đến chính sách, bất động sản công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội phát triển.
Người lao động được hưởng lợi gì từ bất động sản trên đất thương mại, dịch vụ? |
“Sẽ tạo điều kiện cho ngành bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định” |
Cứu hay không cứu doanh nghiệp bất động sản? |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 20:19
Cơn bão Yagi, cây xanh đô thị và trách nhiệm của chúng ta
Bão Yagi vừa qua đã gây thiệt hại lớn đối với hệ thống cây xanh ở nhiều thành phố miền Bắc Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 17:57
3 mẫu xe điện AION sắp ra mắt thị trường Việt Nam
Hãng xe điện AION của Trung Quốc công bố kế hoạch ra mắt ba mẫu xe điện hoàn toàn mới tại Việt Nam trong quý IV/2024, bao gồm Y Plus, ES và mẫu SUV cao cấp Hyptec HT.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 17:47
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá 2.500 USD, quy đổi ra tiền Việt là 60 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 14:52
Việt Nam đã có vắc xin sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại VNVC
Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng của VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi cả nước bước vào mùa mưa lũ.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 09:34
Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ
Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kinh tế - Xã hội - 20/09/2024 20:49
Phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu
Thi thể được tìm thấy trong ca-bin xe đầu kéo rơi xuống sông, trong vụ cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống hôm 9/9.