Bắc Giang: Ranh giới bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa phải tới nguy kịch rất nhanh
Kinh tế - Xã hội - 02/06/2021 19:00 Minh Hằng
Nắng nóng chạm ngưỡng 40 độ C: Thiết kế lại bộ trang phục bảo hộ cho nhân viên y tế Từ 2/6, công nhân tại Bắc Ninh sẽ ăn, ở, làm việc trong nhà máy Hơn 4.000 công nhân ở Bắc Giang trở lại làm việc |
Bác sĩ Trần Thanh Linh - Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, đội trưởng Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy tại Bắc Giang. Ảnh: BVCC |
Tròn 1 tuần đến chi viện cho Bắc Giang, bác sĩ Trần Thanh Linh – Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy và 12 thành viên khác thuộc Đội phản ứng nhanh đã và đang nỗ lực hết mình để theo dõi, chữa trị, cấp cứu và hồi sức cho những bệnh nhân Covid-19 nặng hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang.
Đến thời điểm này, Bệnh viện Phổi Bắc Giang đã tiếp nhận 78 bệnh nhân nhẹ, trung bình và 46 bệnh nhân nặng phải điều trị ở khu vực hồi sức tích cực. Theo bác sĩ Trần Thanh Linh, Bệnh viện Phổi Bắc Giang thành lập đơn vị hồi sức, có thể thu dung và hiện ở đây có 50% bệnh nhân nặng, 3 ca phải thở máy, lọc máu liên tục, 7 bệnh nhân phải thở oxy dòng cao, gần 20 bệnh nhân phải sử dụng oxy.... Các bệnh nhân phải đặt ECMO tiên lượng rất nặng.
Trong ngày 1/6 vừa qua, đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đặt ECMO (tim phổi nhân tạo) ở Bắc Giang cho hai bệnh nhân tiên lượng rất nặng. Trong đó, có một người phụ nữ 26 tuổi, hiện đang mang thai 22 tuần. Vào ngày 1/6, bệnh nhân bị suy hô hấp, tụt huyết áp và thở oxy 100%.
Ngày 1/6, Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đặt ECMO cho 2 bệnh nhân tiên lượng rất nặng. Ảnh: BVCC |
Bác sĩ Trần Thanh Linh cho biết, sau khi làm ECMO, huyết áp của bệnh nhân ổn định hơn. Trong giai đoạn này, thai phụ phải sử dụng nhiều thuốc, nguy cơ thai nhi chuyển thành thai lưu là rất cao và các bác sĩ đang ưu tiên cứu mẹ.
Các bác sĩ chịu căng thẳng, áp lực hơn
Các thành viên đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy tại "tâm dịch" Bắc Giang. Ảnh: BVCC |
Từng trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91 là phi công người Anh và có mặt trên nhiều mặt trận chống dịch như Đà Nẵng, Gia Lai, Kiên Giang, nhưng bác sĩ Linh cho biết, những ca bệnh trong đợt dịch này ở Bắc Giang khiến cho các bác sĩ ở đây chịu nhiều căng thẳng, áp lực hơn do bệnh nhân nặng tăng nhanh, số lượng F0 rất cao (gần 2.500 ca) và các bệnh nhân còn rất trẻ. Đợt này, Bắc Giang không có nhiều bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh nền như đợt dịch ở Đà Nẵng, nhưng do chủng virus biến thể nên có không ít bệnh nhân nặng.
“Ranh giới bệnh nhân ở mức độ vừa phải chuyển từ nặng đến rất nặng, tới nguy kịch là rất nhanh. Chính vì vậy, các bác sĩ, nhân viên y tế phải có mặt và túc trực liên tục để xử lý kịp thời”, bác sĩ Linh chia sẻ.
Nắng nóng gay gắt, cuộc chiến gay go, khắc nghiệt hơn nhiều
Tên của các thành viên được viết ngay trên bộ đồ bảo hộ để dễ dàng nhận ra nhau. Ảnh: BVCC |
“Mặc bộ đồ bảo hộ chỉ trong 2 giờ đồng hồ thì mồ hôi đã đổ ra rất nhiều khiến các bác sĩ vất vả hơn. ở đây khiến cuộc chiến trở nên gay go và khắc nghiệt hơn nhiều”, bác sĩ Linh tâm sự.
Chính vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt và số lượng bệnh nhân nặng chuyển biến tăng nhanh nên các bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang phải bố trí kíp trực, tham gia điều trị hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
“Chúng tôi bắt đầu có mặt tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang vào lúc 7h30’ sáng và trở về vào lúc 19h tối. Ngoài ra, chúng tôi cũng bố trí kíp thay phiên nhau túc trực sau 19h tối để đảm bảo có thể kịp thời xử lý khi bệnh nhân có dấu hiệu trở bệnh nặng”, bác sĩ Linh chia sẻ về một ngày làm việc ở “tâm dịch” Bắc Giang.
Chia sẻ về mong muốn trong thời gian này, bác sĩ Linh bộc bạch: “Tôi mong dịch bệnh sẽ sớm chấm dứt, giảm thiểu tối đa bệnh nhân tử vong. Vắc xin là điều quan trọng trong phòng, chống sự bùng phát của dịch. Đồng thời tôi mong các địa phương, người dân có ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch bệnh, tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để cuộc sống sớm trở lại bình thường".
“Với tinh thần , chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình trong cuộc chiến này. Mục tiêu hiện giờ của chúng tôi là làm thế nào để có thể xử lý nhanh nhất những trường hợp bệnh nặng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong. Chúng tôi mong mọi người đừng quá hoang mang dù số ca mắc Covid-19 còn tăng. Chúng ta đang đi đúng hướng. Tất cả F0, F1 đã khoanh vùng từ khu công nghiệp và đã có sự chuẩn bị các hệ thống phân tầng các bệnh viện điều trị cho bệnh nhân", bác sĩ Linh cho biết.
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang. Ảnh: BVCC |
Bác sĩ Linh cùng đồng nghiệp vẫy tay chia tay mọi người trước khi vào "tâm dịch" Bắc Giang. Ảnh: BVCC |
Trước đó, theo Công đoàn Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sáng 26/5, đội phản ứng nhanh gồm 13 thành viên của đơn vị đã lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch. Đây cũng là kế hoạch đột xuất sau chỉ đạo của Bộ Y tế về việc chi viện khẩn cấp các kíp hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng. Trong số 13 thành viên của đội phản ứng nhanh, có 6 bác sĩ, 7 điều dưỡng, kỹ thuật viên tại các khoa gồm hô hấp, cấp cứu, hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm và các khoa cận lâm sàng.
Ông Bùi Phú Quang, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: “Công đoàn Bệnh viện phối hợp với chuyên môn đã động viên tinh thần cho các anh chị em khi tham gia vào “tâm dịch” Bắc Giang. Lãnh đạo các phòng, ban của bệnh viện đã thường xuyên động viên người nhà, gửi tin nhắn chia sẻ và liên tục cập nhật tin tức từ đội phản ứng nhanh ở Bắc Giang. Bên cạnh đó, ngay tại bệnh viện, chúng tôi cũng đã lên các phương án để ứng phó khi có ca dương tính theo từng khoa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh”.
Tính đến thời điểm này, Bắc Giang vẫn đang là ổ dịch lớn nhất cả nước với tổng số gần 2.500 ca dương tính.
Làm việc mỗi ngày 20 tiếng, tối nào con cũng hỏi "Sao mẹ chưa về ăn cơm?" Chị Nguyễn Thanh Vân, chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh mỗi ngày đều ra khỏi nhà từ sáng sớm ... |
Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt” Vợ chồng anh Kiên bị nhiễm Covid-19, mỗi người phải điều trị một nơi. Hai con gái tự cách ly, chăm sóc nhau trong phòng ... |
NSƯT Hoài Linh cần lên tiếng với ai? Đại diện NSƯT Hoài Linh vừa tới Quảng Trị trao phần quà trị giá 1 tỷ đồng cho Quảng Trị hôm qua. Khoản tiền này ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 15:34
Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
Không phô trương, ồn ào, Nissan Navara âm thầm trở thành chiếc xe bán tải có chỗ đứng vững vàng trong lòng khách Việt.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:33
Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:28
Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
Tin đồn Suzuki Swift ngừng bán rộ lên sau khi website của Suzuki Việt Nam không còn xuất hiện tên sản phẩm này.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 12:34
Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng
Kia Carnival k hông đơn thuần là một bản facelift mà đã thay đổi với diện mạo trẻ trung, hiện đại hơn, cùng hàng loạt trang bị công nghệ mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:30
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
Có 5 loại hình bảo hiểm giao thông phổ biến tại Việt Nam hiện nay, trải rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, bao quát toàn bộ lợi ích liên quan đến người và phương tiện mà họ đang sử dụng.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:08
GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử
GX thế hệ mới không giống bất cứ một chiếc Lexus nào trước đây. GX 550 mang dáng vẻ vuông vức độc đáo, động cơ tăng áp kép V6 cùng khả năng vượt mọi giới hạn.
- Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận