Ấn tượng làm nghề với những tỷ phú không nói chuyện tiền nong
Kinh tế - Xã hội - 30/07/2021 15:12 Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng |
Nhà báo đi với doanh nghiệp có dễ bị “hiểu lầm” không?
Người ta rất hay nói đến cái . Những người giàu hầu hết đều có cái tài nào đó. Vậy tại sao chân dài và đại gia họ hay đi với nhau? Người ta nói là chân dài thì hay… thích tiền, còn đại gia lại thích người đẹp. “Gái thì tham tài, trai thì tham sắc”, người ta giỏi thì người ta thích gái đẹp, còn người đẹp thì người ta thích trai tài. Là trai lắm tiền, đấy là trong trường hợp tài và giàu có đi đôi với nhau. Không tài lĩnh vực nọ thì họ tài lĩnh vực kia. Thế nhưng, thường thì cụm từ ấy hay bị hiểu lầm.
Tôi có một so sánh tương tự doanh nghiệp với nhà báo. Tôi mà chơi với doanh nghiệp rất dễ bị bảo là đi phù thịnh, đi nịnh bợ người giàu để kiếm miếng ăn. Nhưng tôi nghĩ, không phải trường hợp nào cũng thế. Giống như câu chuyện đại gia với chân dài, tôi thấy rất nhiều doanh nghiệp họ có văn hóa, tôi từng tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp lớn. Tôi hỏi: “Tại sao anh phải mời tôi đến đất nước xa xôi này, để tham dự một sự kiện của các anh. Không lẽ tôi về viết một bài báo hay một cái tin “ra mắt” sản phẩm?” Anh ấy có nói một câu rất hay: “Anh mời chú đến đây không phải để viết cái tin hay cái bài, nếu anh cần như vậy, lính của anh có thể làm. Và nói thẳng là chưa chắc anh đã đọc. Anh mời chú là chỉ vì quý chú thôi”.
Tôi đã từng gặp rất nhiều người như thế, có rất nhiều người như thế, họ tiếp xúc với nhà báo, họ muốn báo chí hiểu họ, xã hội hiểu tâm huyết của họ chứ không phải là họ mua bán “trắng trợn” trả tiền và trả bài viết. Tôi gặp những người mà họ cần một nhà văn, nhà báo, một trí thức ở lĩnh vực nào đó gặp, hiểu và chia sẻ hoặc viết ra được cái tâm huyết của họ với cuộc sống. Kinh doanh. Hoặc môi trường. Có thể là vì cá nhân họ, doanh nghiệp của họ. Có thể là vì xã hội, vì cộng đồng, h. Thì những cái đấy nó là một đề tài hay và nó là một tâm huyết của một người viết nào đó, chứ không phải là sự bợ đỡ đối với một doanh nghiệp.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đang tác nghiệp |
Phỏng vấn tỷ phú thế giới và cuộc chơi trí tuệ vì cộng đồng
Có lần Đại sứ quán Anh mời tôi đến tiếp xúc với một doanh nghiệp, đó là một trong 5 tỷ phú giàu nhất nước Anh - ông Richard Branson - người có một hãng hàng không riêng, có ngân hàng riêng và triết lý kinh doanh nổi tiếng thế giới. Lần này ông ấy đến Việt Nam, ông chỉ muốn tìm một nhà phỏng vấn độc quyền với ông, chỉ một người thôi. Đại sứ quán Anh mời tôi thực hiện vai trò đó, họ mua vé, đón tôi vào một cái khách sạn 5 sao để thực hiện cuộc phỏng vấn.
Tôi nhớ mãi buổi chiều hôm đó, trước khi nói chuyện với ông ấy, tôi có đi nhà sách Nguyễn Văn Cừ ở Sài Gòn và thấy cả một giá sách chỉ có sách về ông ấy thôi. Hóa ra người ta dịch sách về Richard Branson sang tiếng Việt đã rất nhiều, và ông truyền cảm hứng cho xã hội bao năm qua về khởi nghiệp, về sự thành công, về lối sống rất đàn ông và cực kỳ cá tính.
Rất nhiều kênh truyền hình lớn không thể phỏng vấn ông tỷ phú Richard Branson được, vì họ không được mời. Cuộc phỏng vấn này người ta sắp xếp độc quyền của tôi. Thế là họ cứ ghi hình ở ngoài, khi tôi là người MC, là người talk, người phỏng vấn. Mà phỏng vấn xong thì họ ghi hết tất cả hình ảnh. Ông Richard Branson nói, sau đó thì ông ấy đi về và tôi cũng đi về; tôi để ý thấy có phóng viên ngồi vào cái ghế của tôi, lặp lại những câu hỏi của tôi rồi ghép với những câu trả lời của ông Richard Branson vào. Coi như họ đã phỏng vấn nhà tỷ phú lừng danh tại Việt Nam. Đó là chi tiết nghề nghiệp khá thú vị…
Nhưng tôi định nói về một chuyện khác. Ông ấy đến Việt Nam để truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nhân và giới trẻ. Triết lý của ông ấy là, doanh nghiệp dù lớn tới đâu, dù tài giỏi tới đâu, cũng phải luôn có một kế hoạch B, tức là . Tức là anh đã chọc tiết môi trường, anh đầu độc môi trường để có được cái sản phẩm đấy, thì trong cấu thành giá trị của mỗi sản phẩm đều có sự mất mát của môi trường - môi trường của chung cộng đồng, của cả hành tinh. Kể cả anh có xử lý để không xả thẳng ra môi trường; thì vẫn còn đó, sự hy sinh của môi trường để doanh nghiệp của anh có tiền. Hưởng lợi kế hoạch A (kinh doanh), giàu có rồi thì anh phải có kế hoạch B đền bù lại cho cộng đồng. Đó là lý do chính Richard Branson đến Việt Nam để đưa ra quan điểm cũng như lời hiệu triệu của mình trên toàn thế giới là cần tử tế với kế hoạch B vì cộng đồng.
Qua đó tôi nhận thấy, có nhiều doanh nhân đầy trí tuệ và tâm huyết. Nhiều khi họ là người truyền cảm hứng cho xã hội (trong đó có nhà báo) về một lối sống đẹp. Tất nhiên, khi họ làm gì đó tốt vì cả thế giới này thì bản thân họ cũng có lợi, thậm chí, họ có cả kế hoạch đẩy hình ảnh của cá nhân họ cũng như doanh nghiệp của họ lên… Nhiều doanh nhân ở Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc, họ đã làm tôi kính trọng thật sự.
Có được sự hợp tác không “tư túi” giữa nhà báo và doanh nghiệp không?
Tôi cũng muốn chia sẻ điều nữa: Liệu có ai cấm nhà báo tận tâm ca ngợi một sản phẩm mới ra đời không? Có đạo đức hay luật pháp nào cấm doanh nghiệp PR cho sản phẩm tốt đẹp của họ không? Có lẽ thời buổi truyền thông, mạng xã hội, internet không có biên giới như hiện nay, thì việc PR chiếm phần ngày càng lớn trong các yếu tố cấu thành giá trị một sản phẩm.
Ví dụ, doanh nghiệp A. chắt chiu nghiên cứu, đầu tư, cho ra mắt một sản phẩm, một loại nước uống thảo dược, thảo mộc thật sự tốt cho cộng đồng. Họ làm đúng quy trình, họ sẵn sàng mời công an môi trường, quản lý thị trường, các nhà khoa học quản lý an toàn thực phẩm vào cuộc bất kỳ lúc nào, phân tích, xét nghiệm, thanh tra bất cứ cái gì liên quan đến sản phẩm đó. Ai cũng biết, doanh nghiệp luôn sợ thanh tra đúng không ạ? Tức là họ đã làm minh bạch đến mức đấy, sản phẩm ra đời được cộng đồng nhiệt liệt đón nhận. Thì có lý do gì mà nhà báo không ca ngợi những cái đấy để đưa nó nhiều hơn đến cộng đồng. Khi ngòi bút của bạn chạm vào chủ đề đó, thì cũng chính là bạn đã thực hiện thiên chức của nhà báo vì cộng đồng. Giữa một xã hội tràn lan thực phẩm bẩn, có một cái thật sự sạch, thật sự thiên nhiên, thật sự minh bạch mà nhà báo cố tình không ghi nhận điều đó, cố tình không đưa điều tốt đó đến công chúng; thì là bạn trở nên có lỗi.
Tôi nhớ có những chủ doanh nghiệp nói họ không nuôi bò sữa theo kiểu dùng sữa bột mua ở nước ngoài về pha lại. Việc đó gây rất nhiều hậu họa cho cộng đồng. Trái lại, họ nuôi một lúc 45.000 con bò. Trang trại bò nuôi tập trung bằng công nghệ cao của họ được xác lập kỷ lục là lớn nhất châu Á. Chưa hết, thay vì mập mờ giấu diếm, họ sẵn sàng mở cửa bất cứ lúc nào để người ta đếm số lượng bò thật, để xem có đủ 45.000 “chị bò” siêu sữa nhập ngoại về nuôi không!
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng và những chuyến “lăn lộn, lên rừng xuống biển” tại châu Phi và với đồng nghiệp châu Phi. |
Cho phép tôi không nói về những biểu hiện tiêu cực của mối quan hệ phức tạp nhà báo với doanh nghiệp ở đây. Tôi chỉ muốn qua các câu chuyện trên, nhấn mạnh: cái cuối cùng vẫn là sự trung thực và nhân cách của người cầm bút. Chứ đề tài mà nhà báo “dấn thân” vào, dù là núi tiền của doanh nghiệp hay một vùng đồng bào thiểu số gập ghềnh gian khó nghèo xơ xác… thì cũng không phải là thứ thay đổi bản chất câu chuyện được. Chúng ta nhìn thẳng vào từng vấn đề một, từng câu chuyện một, từng sản phẩm một, từng cách làm và từng giọng văn một… để đánh giá. Đừng nghĩ là bạn viết về một vùng núi non với các cung đường khổ ải mà không đụng đến doanh nghiệp. Đã có chuyện, sau chuyến khám phá sơn thủy hữu tình của vùng nghèo khó bậc nhất Việt Nam, nhà báo lôi ra chuyện doanh nghiệp mở đường chưa khánh thành đã xuống cấp, rồi họ tư túi với nhau, “ôm” tiền để mua chuộc sự im lặng. Rất lâu sau đó, hai bên cùng nín thở lo bên A. sẽ bới thối bên B. (và ngược lại). Đã có nhà báo lăn xả vào ca tụng doanh nhân và sản phẩm thứ thiệt; và cộng đồng vẫn trân trọng, biết ơn sự “PR” công khai đó. Thế mới biết, “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Thế mới biết, ai mà biết được mai ăn cỗ.
Hà Nội cấm nhân viên giao hàng, ưu tiên 3 nhóm đối tượng trong thời gian giãn cách Hà Nội tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) bởi chưa kiểm soát được lực lượng này và xác định 3 đối ... |
“Tiền hỗ trợ của Công đoàn với tôi có ý nghĩa lớn lắm” 5 trăm nghìn đồng, 1 triệu đồng, 2 triệu đồng không phải là số tiền lớn. Nhưng với những công nhân khó khăn như chị ... |
Nhân viên phụ trách an toàn làm gì tại nơi làm việc? Hầu hết các tổ chức đều phải có một bộ phận EHS (hoạt động vì sức khỏe và an toàn của NLĐ và của cộng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:30
Lệ phí trước bạ ô tô 2024 có gì mới?
Khác với năm 2023, lệ phí trước bạ ô tô năm 2024 được giảm 50% với các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước, nhưng chỉ kéo dài trong ba tháng.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:00
Bán xe ô tô cũ thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Bán xe ô tô cũ thuế giá trị gia tăng bao nhiêu, có được giảm thuế từ nay đến hết năm 2024 không, đối tượng nào phải nộp thuế khi bán xe ô tô cũ? Cùng tìm lời giải đáp trong phần dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 18:00
SAMSUNG nỗ lực bồi dưỡng nhân tài công nghệ Việt Nam thông qua Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới
Samsung Việt Nam được ghi nhận cho nỗ lực bồi dưỡng nhân tài công nghệ khi có 2 thí sinh đạt Chứng chỉ Nghề xuất sắc tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 15:33
Bộ Công Thương đề xuất giảm lệ phí trước bạ xe hybrid tại Việt Nam
Bộ Công Thương cho rằng chính sách giảm lệ phí trước bạ xe hybrid sẽ giúp khuyến khích khách hàng Việt Nam chọn mua dòng xe này nhiều hơn.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 12:41
Đầu tư gì khi thị trường chứng khoán được nâng hạng?
Trong báo cáo mới nhất, SSI Research ước tính sơ bộ dòng vốn từ các quỹ ETF đổ vào thị trường chứng khoán nước ta có thể lên đến 1,7 tỷ USD khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Trong đó, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được dự báo là một trong những điểm đến của dòng vốn ngoại này.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 09:50
Quy định biển số xe định danh ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi bảo hiểm bắt buộc?
Bạn mua một chiếc xe cũ, bạn đặt ra thắc mắc liệu mình có được hưởng quyền lợi đối với hợp đồng bảo hiểm gắn với chiếc xe đó từ chủ cũ hay không?