Vĩnh Phúc phát triển công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế - Xã hội - 29/10/2023 00:00 Trần Thủy
Vĩnh Phúc: CNCTech Group vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ
|
Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới sản phẩm hàm lượng giá trị cao. Ảnh: ĐVCC. |
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có trên 240 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT hoặc có liên quan đến CNHT. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành như công nghiệp, cơ khí, ô tô, xe máy, dệt may, điện tử, tin học, vật liệu xây dựng.
Trong định hướng phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đề ra mục tiêu đẩy mạnh ngành CNHT. Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp CNHT phát triển, trong đó thực hiện nhiều hoạt động mời gọi đầu tư, các cơ chế khuyến khích thu hút doanh nghiệp.
Vĩnh Phúc hỗ trợ 100% các khoản chi phí tổ chức đánh giá năng lực doanh nghiệp CNHT; hỗ trợ 70% các khoản phí tổ chức hội thảo xúc tiến trong và ngoài nước vào lĩnh vực CNHT; tổ chức hội chợ triển lãm kết nối CNHT; hỗ trợ 70% chi phí đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm CNHT.
Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ chế chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, chủ động điều chỉnh tăng vốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất; đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó không chỉ giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách Nhà nước mà còn góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với môi trường đầu tư của tỉnh.
Đại diện Công ty CNCTech chia sẻ: “Khi đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi rất may mắn là được lãnh đạo tỉnh và các ban ngành ủng hộ, hỗ trợ rất nhiệt tình từ công tác khai thác mặt bằng cũng như là các giấy phép đầu tư được đẩy nhanh tiến độ để Công ty có thể nhanh chóng đi vào vận hành”.
Hiện nay lao động phổ thông làm việc ở các doanh nghiệp CNHT có mức lương từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng; lao động kỹ thuật, lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao, mức thu nhập lên tới 12 đến 15 triệu đồng/người/tháng.
Về quy hoạch, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 200 doanh nghiệp CNHT đi vào sản xuất kinh doanh với các ngành công nghiệp điện tử, cơ khí, vật liệu xây dựng.
Sản xuất linh kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ảnh: ĐVCC. |
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành chương trình phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu phát triển các lĩnh vực CNHT thế mạnh dựa trên nhu cầu phát triển phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển Vĩnh Phúc đến năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước.
Nội dung của chương trình nhằm kết nối hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT; hỗ trợ doanh nghiệp CNHT áp dụng hệ thống quản lý, đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.
Hỗ trợ doanh nghiệp CNHT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm CNHT; hỗ trợ nghiên cứu phát triển ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện phụ tùng nguyên liệu, vật liệu; hỗ trợ doanh nghiệp CNHT tiếp cận thông tin về mặt bằng sản xuất.
Chương trình hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 có tổng kinh phí là trên 94 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước xấp xỉ 66 tỷ đồng, từ nguồn khác là 28 tỷ đồng, được phân bổ trong 4 năm.
Chương trình hướng đến mục tiêu đưa CNHT của tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một mắt xích của sản phẩm CNHT có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.
Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 thì lĩnh vực linh kiện phụ tùng sẽ phải có trên 50 doanh nghiệp đủ điều kiện trở thành nhà cung cấp cho các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn hoặc xuất khẩu trong những lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy và linh kiện điện tử.
Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025 có 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm CNHT có thể tham gia vào chuỗi các tập đoàn kinh tế lớn, tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp phát triển CNHT như đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CNHT; tổ chức hội chợ triển lãm để các doanh nghiệp giới thiệu trưng bày các sản phẩm CNHT; xây dựng chuyên đề tìm kiếm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm CNHT trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc sẽ có những chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nghiên cứu phát triển ứng dụng chuyển giao đổi mới công nghệ sản xuất, thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu xây dựng và vận hành cổng thông tin về CNHT tỉnh Vĩnh Phúc.
Video: Chính sách phát triển CNHT của tỉnh Vĩnh Phúc. Nguồn video: Trần Thủy.
Các khu công nghệp Vĩnh Phúc có thêm 18 dự án đi vào hoạt động 9 tháng đầu năm 2023 các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc có thêm 18 dự án đi vào hoạt động. |
KCN SHI IP Tam Dương xây mới có diện tích 162,33ha SHI IP Tam Dương là Khu công nghiệp (KCN) thuộc địa bàn các xã Hướng Đạo, xã Đạo Tú và thị trấn Hợp Hòa, huyện ... |
Thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội thảo thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư và gặp ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 16/09/2024 10:41
Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam
Trong hành trình xây dựng một đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc, những điểm tựa vững chắc là nguồn sức mạnh không thể thiếu, định hình nên mỗi bước đi của dân tộc.
Kinh tế - Xã hội - 15/09/2024 14:41
Đang tiến hành trục vớt xe đầu kéo rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
Chiếc xe đầu kéo mang biển kiểm soát 19R-011.11 được phát hiện nằm dưới sông, bị phần cầu sập đè lên, được lực lượng cứu hộ tiến hành trục vớt sáng nay.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:00
Tay đua Trần Hữu Quân từ đam mê xe cộ đến chinh phục đường đua gymkhana
Với niềm đam mê mãnh liệt dành cho xe hai bánh và 4 bánh, tay đua Quân Trần đã có những chia sẻ đầy thú vị về hành trình của mình trong bộ môn đua xe gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
10 xe bán chạy tháng 8/2024: Hầu hết xe gầm cao, không có xe cỡ A
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam
- Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng
- May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”