Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 21:39

Tình thầy trò dưới góc nhìn quan hệ lao động trong kinh tế thị trường

Văn hóa - Diễn đàn - TRẦN VĂN SỸ

Nền kinh tế thị trường với bao biến đổi phong phú trong đời sống vật chất kéo theo sự biến đổi tính chất của các mối quan hệ con người với nhau, trong đó có cả quan hệ thầy - trò.

Thế hệ chúng tôi (lớp tuổi U60 trở về trước), vào dịp lễ, tết vẫn thường đến thăm thầy, cô giáo cũ sống ở gần mình. Ở xa thì gọi điện hoặc nhắn tin thăm hỏi; với các thầy, cô khác, dù không thể đến thăm hay dù có gọi điện hay không, thì trong tâm khảm vẫn luôn có một niềm kính trọng, khắc sâu ghi nhớ công ơn của các thầy, cô đã dạy dỗ mình từ những ngày thơ bé. Bản thân tôi, với các thầy, cô giáo cũ, dù xưa chỉ dạy mình một vài tiết, thì bây giờ là nghĩa tình đặc biệt.

Tình thầy trò dưới góc nhìn quan hệ lao động trong kinh tế thị trường
"Tôn sư trọng đạo" là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ảnh minh họa: IT

Thế hệ trẻ ngày nay thì đã khác nhiều. Như con tôi, cũng đã trưởng thành, không thấy nó để ý chuyện này, tôi hỏi thì nó bảo: Thầy, cô giáo của bố ngày xưa dạy thêm cho bố không lấy tiền, bố nhớ suốt đời là phải. Thầy, cô của con giờ còn bắt con học thêm để lấy tiền, bố mẹ thay con trả tiền rồi, sao còn ơn huệ gì nữa? Đúng giọng “cơ chế thị trường”!

Những ai quan tâm đến văn hóa giáo dục của nước nhà không thể không lo lắng khi thấy những biểu hiện “chợ búa” trong nhận thức của một bộ phận người dân đối với đạo lý “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Những người đó cho rằng, lao động của người thầy cũng là một dạng dịch vụ, được trả tiền theo nguyên tắc tự nguyện “thuận mua vừa bán” của cơ chế thị trường như các loại lao động khác, chứ có phải là làm từ thiện miễn phí đâu mà ai phải biết ơn ai?

Mỗi năm đến Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), cả xã hội đều dành sự quan tâm đặc biệt đến các thầy, cô giáo, như một nét đẹp của đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Nhưng để bảo tồn và phát huy những điều tốt đẹp của đạo lý truyền thống ấy, chúng ta không thể không nhìn thẳng vào sự thật, là trong thời buổi kinh tế thị trường thì tình thầy - trò hay đạo lý “tôn sư trọng đạo” cũng có nhiều biến đổi cần được nhìn nhận dưới những góc độ mới và cần được ứng xử phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn xã hội hiện đại.

Nói quan hệ thầy - trò mà lại nhắc đến “kinh tế thị trường” thì thật “phũ phàng” (nên người ta thường ngại nói đến). Nhưng có một quy luật của cuộc đời là, mọi quan hệ xã hội đều bị chi phối bởi thực tại xã hội mà nó tồn tại (tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội), và quan hệ thầy - trò cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, dù muốn hay không, chúng ta vẫn không thể né tránh được vấn đề này.

Theo giáo dục truyền thống (suốt thời phong kiến) từ xưa, khi gia đình cho con đi học thì sắm lễ mang đến nhà thầy, xin thầy cho “bái sư” mà “học đạo thánh hiền”. Thầy luôn là người vừa dạy chữ, vừa dạy nghĩa, tức vừa dạy kiến thức (nho, y, lý số, …), vừa dạy làm người (dạy đạo đức theo các mối quan hệ cha con, vua tôi, vợ chồng, bằng hữu, thầy trò, …) trong xã hội để mà “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” tùy theo khả năng (và cả số phận) của mỗi người.

Thầy ngày xưa dạy cái gì, dạy như thế nào …, học trò chỉ có răm rắp nghe theo, không có tranh cãi “phản biện” gì hết. Trò thì mỗi người thường không học nhiều thầy, và mỗi thầy cũng dạy theo một “giáo trình riêng” tùy “vốn chữ” của thầy chứ không có giáo trình nào bắt buộc các thầy phải dạy theo cả … Thầy ngày ấy là “thầy” tuyệt đối: “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “một ngày làm thầy, làm cha cả đời"! Đạo lý “tôn sư” thì mới “trọng đạo” mà đã “trọng đạo” thì không thể không “tôn sư”. Lịch sử còn ghi nhiều tấm gương các thầy lỗi lạc như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm … vừa dạy đạo lý cho cả dân, quan, vua chúa, vừa dạy cả nông tang canh cửi, công thương kỹ nghệ cho dân chúng mở mang đầu óc và sự nghiệp, công ơn của các thầy còn để mãi đời đời.

Người dân tin rằng, “nhân bất học bất tri lý”, “không thầy đố mày làm nên”, nên công ơn thầy có khi coi còn hơn cả cha mẹ. Có lẽ chỉ có người Việt ta là có một chữ “thầy”, vừa để gọi người dạy mình, vừa để gọi người cha sinh ra mình như thế! Tình thầy trò xưa là rất thiêng liêng và cao quý và cũng có hạn chế là mang tính bảo thủ, giáo điều, hạn chế tự do sáng tạo của cá nhân.

Cách mạng tháng Tám (1945) lật đổ chế độ phong kiến ngàn đời, lập nên nền cộng hòa của nước Việt Nam mới, gắn với sự ra đời của một nền giáo dục mới, tiếp cận gần hơn với văn minh thế giới. Trong nền giáo dục này, mỗi người từ nhỏ đến lúc trưởng thành đều trải qua các chương trình học như nhau do nhà nước quy định, và mỗi thầy cô như là “một người chèo đò đưa em sang một bờ bến tri thức mới”, và trong đời mỗi con người có thể được học qua rất nhiều thầy (cô) giáo khác nhau. Vì vậy, sự ảnh hưởng (và công lao) của mỗi thầy cô đến việc hình thành nhân cách và phát triển tài năng của một học sinh nào đó, là rất không như nhau. Bởi vậy mà mỗi con người, đều có thể mang theo một hình bóng thầy, cô nào đó trong suốt cuộc đời mình với sự biết ơn sâu sắc; và người đó cũng có thể không nhớ nhiều lắm về một thầy hay cô nào đó dù đã dạy mình, vì ảnh hưởng từ việc học thầy cô ấy đến cuộc đời người đó là không đáng kể.

Trong nền giáo dục mới này, khó có thể có ai là “thầy toàn tập” với ai được như thời trước nữa. Mỗi trò đều có nhiều thầy. “Chữ” (kiến thức) trong nền giáo dục này, mà các thầy dạy cho học sinh, cũng không đồng nhất là “chữ của thầy” như các thầy xưa (như nói trên), mà là kiến thức quy định trong chương trình thống nhất do Nhà nước ban hành. Điều này cũng làm cho quan hệ “thầy trò như cha con” ngày xưa cũng không còn nữa. Dù sao, hiện thực không thể né tránh là: Người học thường không dành cho các thầy, cô đã từng dạy mình một sự tri ân như nhau. Người thầy lúc này cũng không do học trò “góp tiền gạo nuôi thầy” như xưa nữa, mà là một viên chức (gọi chung là giáo viên) do Nhà nước trả lương. Do vậy, bên cạnh đa số thầy, cô “hết lòng vì học sinh thân yêu”, cũng có những thầy, cô chỉ “dạy học kiếm tiền mưu sinh”. Do vậy mà ảnh hưởng và tình cảm của học trò đối với người thầy là không như nhau, có thầy rất được kính trọng, và cũng có thầy thì chỉ như người lao động bình thường khác, âu cũng là quy luật bình thường của đời sống mà thôi.

Sang đến thời kinh tế thị trường, người người đua nhau, cạnh tranh để làm giàu, và nhiều thầy, cô giáo cũng không đứng ngoài được xu thế ấy. Cùng với sự đa dạng của các thành phần kinh tế là sự đa dạng của các mô hình giáo dục (công lập, bán công, tư thục, quốc tế...) với sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có nguyên nhân từ nhu cầu tự do ngày càng cao và phức tạp của mỗi con người và cả sự thiếu hoàn thiện của thể chế luật pháp. Tồn tại vẫn quyết định ý thức, tình cảm thầy - trò giờ đây đa dạng và phức tạp, với nhiều cung bậc tốt, xấu, đậm, nhạt.

Quan điểm sống phổ biến trong xã hội được vận hành bằng cơ chế thị trường cũng dễ mang màu sắc thị trường. Một khi đã coi “người học là trung tâm”, là “khách hàng”, “người dạy là người cung cấp dịch vụ giáo dục” thì đương nhiên đồng tiền sẽ là quyết định, đã nghĩ “trả tiền cao hơn để được giáo dục tốt hơn”… thì quan hệ thầy - trò chỉ là quan hệ mua bán dịch vụ, xong việc thì thôi, đương nhiên không có gì là thiêng liêng cao quý cả!

Ngay trong bậc học phổ thông, cũng phải chấp nhận một hiện thực là, do học sinh bị bắt buộc học những môn học như nhau, nhưng khả năng tiếp thu và nhu cầu hiểu biết của người học đối với mỗi môn học là rất khác nhau. Có những môn học thậm chí là vô bổ đối với học sinh nào đó, trong trường hợp này thì học sinh đó đã không “trọng đạo” thì khó mà đòi hỏi người ấy “tôn sư” cho được. Đây có thể là hiện thực không vui, nhưng trong xã hội hiện đại và hội nhập thế giới, chúng ta buộc phải chấp nhận.

Bên cạnh đó, vẫn có tình cảm kính trọng của học trò đối với thầy giáo xuất phát từ sự cảm kích trước tấm lòng nhiệt tình và yêu thương, trách nhiệm của thầy đối với học trò nhiều hơn là từ tác dụng của môn học mà thầy giảng (nhất là các thầy dạy môn “phụ”), tức là dù không “trọng đạo” song vẫn “tôn sư”. Ở đây, nhân cách của người thầy là quyết định. Điều này giải thích tại sao có những người dù không làm nghề giáo viên bao giờ, vẫn có những người gọi người đó bằng “thầy” với niềm kính trọng sâu sắc.

Nền kinh tế thị trường với bao biến đổi phong phú trong đời sống vật chất kéo theo sự biến đổi tính chất của các mối quan hệ con người với nhau, trong đó có cả quan hệ thầy - trò. Để tiếp tục phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc trong thời đại mới, rất cần có sự nghiên cứu nhiều hơn từ các nhà khoa học để giúp cho nhà nước hoàn thiện thể chế pháp luật về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là những chính sách đối với người thầy, đồng thời mỗi người chúng ta cũng cần có cách nhìn linh động và biện chứng hơn đối với mối quan hệ lao động đặc biệt - dạy và học để tri ân đúng đắn đối với công lao của các thầy, cô giáo, thông cảm và đồng hành cùng các thầy, cô trong những cơn biến động của cuộc sống hôm nay, chứ không chỉ là việc quan tâm mỗi dịp 20/11 hằng năm.

Gặp lại thầy cô qua những dòng tự sự Gặp lại thầy cô qua những dòng tự sự

Sắp 20/11, nhiều trường, nhiều lớp tổ chức gặp mặt. 9 năm trước, nhóm học sinh chuyên toán Chu Văn An (Hà Nội) chúng tôi ...

"Người lái đò" và những ước mong bé nhỏ

Để cùng học sinh vượt qua vừa rồi, thầy cô Trường PTDT Nội trú Bố Trạch (Quảng ...

Về một thầy giáo đặc biệt: “Chưa bao giờ nhớ ngày 20 tháng 11” Về một thầy giáo đặc biệt: “Chưa bao giờ nhớ ngày 20 tháng 11”

Dòng sông sâu, con sào dài đo được. Lòng người đưa đò, ai biết được sự bao la. Suốt hơn chục năm qua, người “thầy ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nam A Bank đồng hành Kenny G Live in VietNam lan tỏa giá trị nghệ thuật và nhân văn

Văn hóa - Diễn đàn -

Nam A Bank đồng hành Kenny G Live in VietNam lan tỏa giá trị nghệ thuật và nhân văn

Hàng ngàn khán giả đắm chìm cảm xúc trong tiếng kèn huyền thoại của nghệ sĩ saxophone Kenny G tại sự kiện âm nhạc Kenny G Live In Vietnam, tối 14/11. Chương trình có sự đồng hành của Nam A Bank, diễn ra tại Hà Nội.

Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc 2023: “Việt Nam - Đất nước bên bờ sóng”

Văn hóa - Diễn đàn -

Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc 2023: “Việt Nam - Đất nước bên bờ sóng”

Tối 08/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc, tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách về chủ quyền biển đảo Việt Nam với chủ đề “Việt Nam - Đất nước bên bờ sóng”.

Hè này cùng về thăm quê Bác, tắm biển Cửa Lò

Văn hóa - Diễn đàn -

Hè này cùng về thăm quê Bác, tắm biển Cửa Lò

Trên bản đồ du lịch xứ Nghệ có hai địa chỉ quen thuộc với người dân cả nước: Làng Sen quê Bác và biển Cửa Lò. Cả hai đều có những nét hấp dẫn riêng, đặc trưng cho quê hương miền Trung nắng gió, sâu nặng nghĩa tình.

Muối Dubai ‘tham chiến’ Trạng nguyên nhí mùa 3

Văn hóa - Diễn đàn -

Muối Dubai ‘tham chiến’ Trạng nguyên nhí mùa 3

Cặp bài trùng Bùi Nguyên Gia Bảo (bé Muối Dubai) và Nguyễn Khôi Nguyên (bé Chuối), đôi bạn thân cùng sinh năm 2014 hứa hẹn sẽ làm nên chuyện ở Trạng nguyên nhí mùa 3, chương trình cực hot trên sóng VTV3 hè này.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp Tôi công nhân

3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023 Infographic

Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023

Năm 2023, công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả cụ thể.
Bản tin công nhân: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt

Bản tin công nhân ngày 03/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt; Tp.HCM: Người thất nghiệp nhiều, nhưng doanh nghiệp khó tuyển lao động; Top các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều nhất đầu năm 2024...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

"Ngôi nhà đại học" của hai anh em xứ Hàn Quốc

Văn hóa - Diễn đàn -

"Ngôi nhà đại học" của hai anh em xứ Hàn Quốc

Hai anh em người Hàn Quốc cùng học chung một chuyên ngành Việt ngữ học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh), với mong ước lớn nhất là học tiếng Việt thật giỏi và được ở lại làm việc tại Việt Nam.

Quảng Trị: Chủ tịch phường sai phạm có hệ thống

Văn hóa - Diễn đàn -

Quảng Trị: Chủ tịch phường sai phạm có hệ thống

Dư luận địa phương mấy năm trở lại đây kêu ca và bức xúc nhiều về ông Hoàng Nhật Thi, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường 2, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Vậy ông Thi đã sai phạm những gì?

Lời cảnh báo nóng hổi từ vụ cháy 5 người chết ở Hà Nội

Văn hóa - Diễn đàn -

Lời cảnh báo nóng hổi từ vụ cháy 5 người chết ở Hà Nội

5 người chết, 2 người bị thương sau vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra trong căn nhà thuộc khu B9, tập thể Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) rạng sáng nay.

Cầu Đại An bỗng dưng... bất an?

Văn hóa - Diễn đàn -

Cầu Đại An bỗng dưng... bất an?

Mấy hôm nay cư dân mạng không chỉ ở Quảng Trị xôn xao về chuyện trang trí cầu Đại An ở trung tâm thành phố Đông Hà (Quảng Trị) nhân dịp chỉnh trang đô thị đón chào 50 năm giải phóng quê nhà.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: "Có thể xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự"

Văn hóa - Diễn đàn -

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: "Có thể xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự"

Vụ án đất đai liên quan trực tiếp đến gia đình ông Trần Văn Phước (khu phố 7, phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) tiếp tục được dư luận quan tâm, nhất là với tình tiết giả mạo chữ ký, chữ viết của ông tại Biên bản xác định ranh giới, mốc thửa đất năm 2002 vẫn chưa được xử lý.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

Văn hóa - Diễn đàn -

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

Đây cũng là một kỳ án dân sự (và sau đó là vụ án hành chính) ở Quảng Trị mà bị đơn kêu oan suốt mấy năm nay, một "Vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất".

Bữa  ăn ca an toàn, đủ dinh dưỡng

Văn hóa - Diễn đàn -

Bữa ăn ca an toàn, đủ dinh dưỡng

Bữa ăn ca với công nhân lao động rất quan trọng bởi nó bổ sung dinh dưỡng, giúp phục hồi sức lao động. Biết được tầm quan trọng này, nhiều công đoàn cơ sở đã phối hợp với doanh nghiệp cải thiện chất lượng bữa ăn ca cho công nhân lao động.

Quảng Trị: Hoan nghênh xử lý xe quá tải

Văn hóa - Diễn đàn -

Quảng Trị: Hoan nghênh xử lý xe quá tải

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì đã có những tín hiệu khả quan xử lý xe quá khổ, quá tải ở địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trước đó báo chí trong đó có tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh việc chậm xử lý xe quá khổ, quá tải ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh này khiến dư luận địa phương bức xúc.

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Văn hóa - Diễn đàn -

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Sau gần một tháng triển khai diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin khép lại chủ đề này vào hôm nay.

Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"

Văn hóa - Diễn đàn -

Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"

Ngày “Cá tháng Tư” năm nay, ngay giữa Thủ đô Hà Nội, một tin buồn đau về một nam sinh trường chuyên trung học phổ thông trên địa bàn nhảy lầu tự tử khiến nhiều người choáng váng. Điều đáng nói, hiện tượng này không phải quá cá biệt.