Tạo mọi điều kiện để người lao động quay lại làm việc
Kinh tế - Xã hội - 11/11/2021 16:29 Duy Chương
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, về lâu dài phải có chương trình xây dựng nhà ở cho công nhân, xem xét cơ cấu lại sản xuất, lao động. |
Làm rõ thêm ý kiến, câu hỏi của một số đại biểu Quốc hội liên quan đến người lao động trước tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 11/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đợt dịch vừa qua đã làm bộc lộ rất nhiều vấn đề tồn tại từ lâu như nhà ở cho công nhân, các công trình phúc lợi, đổi mới đào tạo nghề… Tới đây, Chính phủ sẽ có một số chương trình và báo cáo Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền để từng bước giải quyết căn cơ những vấn đề này.
Trước mắt, các địa phương, nhân dân rất quan tâm đến việc giải quyết cho khoảng 1,3 triệu lao động từ một số địa bàn, chủ yếu từ các tỉnh Đông Nam Bộ, đi về các tỉnh được quay lại làm việc, vừa phục hồi hoạt động sản xuất, vừa bảo đảm quyền lợi cho họ và gia đình.
Phó Thủ tướng cho rằng cần phân loại các nhóm người lao động để có biện pháp giải quyết phù hợp. Cụ thể là lao động có hợp đồng chính thức, ổn định và dài hạn, làm việc ở các doanh nghiệp lớn, đặc biệt, các khu chế xuất, các khu công nghiệp; lao động làm việc ở các xí nghiệp nhỏ, các công trường, có tính thời vụ; lao động tự do; người nhà đi theo để trông con cho người lao động…
Theo Phó Thủ tướng, có ba vấn đề quan trọng để người lao động yên tâm quay lại làm việc.
Thứ nhất là phải có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, không để người lao động vừa quay lại làm thì phải tạm nghỉ do dịch bùng phát.
Thứ hai là phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học, đây không chỉ là vấn đề giáo dục mà chính là giải quyết cho người lao động đi làm vì đa phần họ có con nhỏ.
Thứ ba là người lao động muốn được các doanh nghiệp, dù to hay nhỏ, cam kết tiếp tục trả một phần lương trong trường hợp phải tạm nghỉ do dịch bùng phát trở lại.
Phó Thủ tướng cho biết, vừa qua lãnh đạo các địa phương đã đi xuống từng doanh nghiệp để thảo luận, giải quyết các vấn đề đặt ra.
Về phía các bộ, ngành Trung ương, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục rà soát tất cả quy định về phòng, chống dịch an toàn nhưng không quá phức tạp, nhất là trong xét nghiệm, xử lý khi phát hiện ca nhiễm trong doanh nghiệp một cách rất linh hoạt.
“Làm sao để doanh nghiệp thực sự lo cho công nhân, không hình thức hay dồn trách nhiệm về phía chính quyền”, Phó Thủ tướng nói.
Các bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng, ban hành một số quy định có tính chất tạm thời nhưng rất thiết thực cho doanh nghiệp, người lao động. Phó Thủ tướng lấy ví dụ hiện nay Bộ LĐTB&XH đang trình các cơ quan có thẩm quyền về việc tạm thời áp dụng trong một thời gian ngắn quy định đặc biệt về số giờ làm việc.
Thông tin thêm về tình trạng thiếu lao động tại nhiều nước phát triển, một số nước trong khu vực và đang có các gói hỗ trợ đặc biệt để người lao động quay lại làm việc, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương chủ động hơn nữa trong kết nối, đưa đón người lao động từ nơi khác quay lại làm việc bằng cách thông tin đầy đủ về nhu cầu lao động, chỗ ở, tiêm vắc xin…; cùng với Bộ LĐTB&XH xây dựng các gói hỗ trợ riêng cho người lao động, trong đó tính đến cả người nhà đi theo để trông con cái cho người lao động.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng cho rằng phải có chương trình xây dựng nhà ở cho công nhân, xem xét cơ cấu lại sản xuất, lao động.
Thời gian qua, trước sức ép của tăng trưởng, của công nghiệp, một số lượng rất lớn người lao động đã tập trung về các vùng công nghiệp lớn, hình thành những khu nhà ở công nhân có mật độ đậm đặc. Khi dịch xảy ra, những khu ký túc xá xây đúng theo định hướng mới thì chống dịch thuận lợi, còn những khu nhà trọ dân sinh thì vô cùng phức tạp.
“Một căn phòng trọ khoảng trên dưới 10 m2, thường là có 2 người thuê chung hoặc 2 vợ chồng với 1 đứa con, thậm chí 2 đứa con, kèm thêm một bà mẹ lên trông cháu”, Phó Thủ tướng dẫn chứng và nhấn mạnh phải có sự thay đổi, điều chỉnh chiến lược thu hút lao động, thu hút đầu tư nước ngoài theo định hướng đã có là từ bỏ lợi thế lao động giá rẻ hướng tới giá trị gia tăng cao.
“Nếu có sự chuẩn bị đúng thì chúng ta vẫn giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, vừa dịch chuyển được cơ cấu lao động”, Phó Thủ tướng nói.
"Công ty CP Ô tô 1-5 chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân là trái pháp luật" Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho rằng việc Công ty CP Ô tô ... |
Lon sữa và test nhanh trên nghị trường Sáng nay 10/11, trả lời chất vấn của ĐBQH xung quanh việc giá test nhanh Covid quá cao, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh ... |
Những thí sinh quyết tâm giành giải thưởng "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp" Nhiều thí sinh đã thể hiện sự quyết tâm giành được giải thưởng hấp dẫn của cuộc thi “Trai xinh - Gái đẹp các Khu ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 06:56
Cùng giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt
Cùng mức giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt, hãy cùng đưa ra lựa chọn từ bảng so sánh dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 17:33
Suzuki Jimny: Từ 'bia kèm lạc' sang bán đúng giá và giờ thêm cả khuyến mại tiền mặt
Nhiều đại lý trên toàn quốc thực hiện khuyến mại Suzuki Jimny ngay sau khi các mẫu xe lắp ráp được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:36
Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:13
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 12:24
Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
Ảnh hưởng từ bão số 3, lũ trên nhiều sông ở mức lớn, có nơi đặc biệt nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và người lao động, nhiều địa phương đã khẩn trương cấm, hạn chế xe trọng tải lớn và các phương tiện qua cầu.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 11:06
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Bão số 3 đi qua nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người lao động và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn lời thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
- Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
- Cùng giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt
- Công đoàn Agribank CN thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc - ngôi nhà thân yêu của tôi