Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng, nhưng cần thận trọng hơn
Kinh tế - Xã hội - 01/03/2023 11:00 Ngọc Diệp
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, cơ hội và thách thức đan xen, Việt Nam sẽ ưu tiên duy trì ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tích cực hội nhập quốc tế và thúc đẩy phát triển bền vững, tiếp tục là một trong những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nêu vấn đề trên tại tọa đàm “Triển vọng kinh tế, tài chính thế giới năm 2023 và tác động đối với Việt Nam”, do Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Standard Chartered phối hợp tổ chức ngày 28/2.
Bà Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đang đối mặt với không ít những cơn gió ngược, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại cũng đã có những tín hiệu tích cực nhất định từ các nền kinh tế lớn, ví dụ như sự phục hồi lao động ở Mỹ hay việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế.
Đồng quan điểm, ông Edward Lee, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực ASEAN và Nam Á thuộc ngân hàng Standard Chartered nhận định, năm 2023 đã khởi đầu tích cực hơn dự kiến. Kinh tế Mỹ đã phục hồi tốt hơn, khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tránh được một mùa đông khắc nghiệt, trong khi Trung Quốc đang mở cửa trở lại, điều này cũng nhanh hơn dự kiến.
Song, nền kinh tế toàn cầu vẫn có khả năng tăng trưởng chậm lại trong năm 2023 và đối mặt với một số rủi ro. Nửa cuối năm nay, dự báo kinh tế thế giới sẽ chạm đáy và bắt đầu phục hồi. Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,5% (so với mức dự báo 3,4% từ năm 2022).
Hiện nay, các nền kinh tế lớn đều áp dụng chính sách thắt chặt định lượng với những đợt tăng lãi suất mạnh và sử dụng các chính sách tài chính hạn chế sẽ tác động tới tăng trưởng toàn cầu.
Hơn nữa, tuy lạm phát dự kiến sẽ ở mức trung bình, nhưng vẫn cao hơn mức trước COVID-19, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng nội địa. Khối lượng thương mại toàn cầu đã giảm vào cuối năm ngoái, cho thấy nhu cầu bên ngoài đang chậm lại.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam tại ngân hàng Standard Chartered, nhận định với đà phục hồi năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng GDP ước đạt 7,2% trong năm 2023 và 6,7% trong năm 2024.
Dự kiến lạm phát năm 2023 tăng khoảng 6%, cán cân thương mại có thể được cải thiện. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ đối mặt với các thách thức toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2023 vẫn đối mặt với một số rủi ro vĩ mô như lạm phát, nợ công, khôi phục lòng tin, song triển vọng phục hồi tích cực vào nửa cuối năm. Triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực. Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Lý giải cho quan điểm của mình, ông Leelahaphan nói: “Năm 2022, thế giới đối mặt trước nhiều bất ổn ví dụ như xung đột Nga - Ukraina, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên, năm nay sẽ cần thận trọng hơn.
Năm 2022, Ngân hàng nhà nước (NHNN) tập trung chủ yếu vào việc duy trì sự ổn định nhưng năm nay là thời điểm NHNN sẽ chuyển sang trạng thái thúc đẩy phát triển kinh tế. Đã có những thông điệp về việc ngân hàng giảm lãi suất, giải ngân cho lĩnh vực hạ tầng, cùng với đó là Trung Quốc mở cửa trở lại. Do vậy, chúng tôi đưa ra những dự báo dè dặt trong nửa đầu năm, nhưng sẽ bùng nổ hơn trong nửa sau của năm 2023”.
Về triển vọng thị trường ngoại hối, ông Divya Devesh, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực ASEAN và Nam Á của ngân hàng Standard Chartered nhận định, hiện nay thế giới cần lưu ý 2 yếu tố: Thứ nhất, đồng USD vẫn là đồng tiền có lãi suất cao và tác động tới ngoại hối toàn cầu. Thứ hai, đánh giá khả năng suy thoái của Mỹ, dù hiện nay có tín hiệu tích cực song các thách thức có thể quay trở lại vào cuối năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/09/2024 18:46
Thủ tướng đề nghị “3 tiên phong” trong quy hoạch Bình Dương 2021-2030
Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kinh tế - Xã hội - 26/09/2024 16:33
Tham quan nhà máy pin Blade của BYD tại Trùng Khánh
Nhà máy FinDreams Battery có diện tích khoảng một triệu m2 với 18 cơ sở sản xuất, 3 trung tâm nghiên cứu phát triển.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:30
Lệ phí trước bạ ô tô 2024 có gì mới?
Khác với năm 2023, lệ phí trước bạ ô tô năm 2024 được giảm 50% với các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước, nhưng chỉ kéo dài trong ba tháng.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:00
Bán xe ô tô cũ thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Bán xe ô tô cũ thuế giá trị gia tăng bao nhiêu, có được giảm thuế từ nay đến hết năm 2024 không, đối tượng nào phải nộp thuế khi bán xe ô tô cũ? Cùng tìm lời giải đáp trong phần dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 18:00
SAMSUNG nỗ lực bồi dưỡng nhân tài công nghệ Việt Nam thông qua Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới
Samsung Việt Nam được ghi nhận cho nỗ lực bồi dưỡng nhân tài công nghệ khi có 2 thí sinh đạt Chứng chỉ Nghề xuất sắc tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 15:33
Bộ Công Thương đề xuất giảm lệ phí trước bạ xe hybrid tại Việt Nam
Bộ Công Thương cho rằng chính sách giảm lệ phí trước bạ xe hybrid sẽ giúp khuyến khích khách hàng Việt Nam chọn mua dòng xe này nhiều hơn.
- Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động
- Sinh viên sớm tiếp xúc với thị trường lao động
- Cuộc thi Điểm đến an toàn “Sau giờ tan ca”: Sân chơi bổ ích cho người lao động
- Thủ tướng đề nghị “3 tiên phong” trong quy hoạch Bình Dương 2021-2030
- Tham quan nhà máy pin Blade của BYD tại Trùng Khánh