Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

NLĐ tiếp xúc dung môi hữu cơ:

Quan tâm dự phòng bệnh giảm nghe nghề nghiệp

Sức khỏe - TS. HÀ LAN PHƯƠNG - ThS. NGUYỄN THỊ HOÀI

Tiếp xúc với dung môi hữu cơ (DMHC) trong môi trường lao động (MTLĐ) có nguy cơ gây giảm sức nghe của công nhân là vấn đề mới cần được quan tâm. Các nhà quản lý cần phải thiết lập các quy định trong việc giám sát MTLĐ, sức khỏe nhằm giảm thiểu và dự phòng bệnh giảm nghe nghề nghiệp do DMHC cho NLĐ.
Quan tâm dự phòng bệnh giảm nghe nghề nghiệp
Kiểm tra sức nghe cho công nhân Nhà máy Sơn Hải Phòng. Ảnh: L. P.

Ảnh hưởng do tiếp xúc với DMHC

DMHC được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, nhiều quy trình sản xuất sơn, giày, đồ gỗ, thuốc nhuộm, vật liệu kết dính, nhựa, cao su, điện tử, in,…Trong đó công nghiệp sơn và giày là một trong những ngành sử dụng nhiều DMHC cả về số lượng, chủng loại cũng như số lượng công nhân tiếp xúc.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của DMHC lên sức nghe mới được nghiên cứu gần đây. Trước những năm 80 của thế kỷ XX, chỉ có một vài nghiên cứu lẻ tẻ đề cập đến ảnh hưởng của DMHC lên thính lực. Từ sau những năm 80, vấn đề này được chú ý nghiên cứu nhiều hơn trên cả động vật thí nghiệm cũng như trên NLĐ tiếp xúc trực tiếp. Tổn thương thính giác do DMHC là khác với tiếng ồn. Trong khi tiếng ồn chỉ gây tổn thương tại ốc tai thuộc phần ngoại vi của hệ thống thính giác, thì DMHC có xu hướng ảnh hưởng cả ốc tai và hệ thống thính giác trung ương, do độc tính của nó tác động lên tai và thần kinh.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra có tác động hiệp đồng tiềm tàng của tiếp xúc phối hợp giữa DMHC (toluen, styren, ethyl benzene…) với các yếu tố nguy cơ giảm nghe khác tiếng ồn, kim loại,…Hậu quả này cho thấy tiếp xúc phối hợp có nguy cơ giảm nghe cao hơn tiếp xúc riêng lẻ từng yếu tố (DMHC hoặc tiếng ồn).

Quan tâm dự phòng bệnh giảm nghe nghề nghiệp
Hình mô tả vị trí gây tổn thương cơ quan thính giác của một số hóa chất, dung môi hữu cơ.

Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp quốc gia Mỹ từ năm 2006 đã khuyến cáo cần phải đo kiểm tra sức nghe định kỳ đối với những công nhân tiếp xúc với tiếng ồn, DMHC (styren, toluen, xylen), CO, chì, mangan. Viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) cũng cho rằng cần phải thiết lập giới hạn tiếp xúc cho phép với hỗn hợp hóa chất gây độc cho tai và tiếng ồn như là một vấn đề cấp bách. Trong quy định của các nước châu Âu năm 2003 về mức tiếp xúc nghề nghiệp tối thiểu với tiếng ồn cũng đề cập rằng, khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sức nghe phải lưu ý đến ảnh hưởng phối hợp của tiếng ồn với hóa chất, tiếng ồn với rung chuyển. Bệnh gây ra do tiếp xúc nghề nghiệp với DMHC cũng là bệnh thuộc nhóm 1.1.38 trong Danh mục các bệnh nghề nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Các yếu tố có nguy cơ cao giảm sức nghe do tiếp xúc với DMHC

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) năm 2014 - 2019 đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá thực trạng giảm nghe ở công nhân tiếp xúc với DMHC, cũng như mối liên quan với các yếu tố nguy cơ ra sao để trên cơ sở đó đề xuất bổ sung bệnh giảm nghe do DMHC vào danh mục bệnh nghề nghiệp, ban hành các quy định về chương trình giám sát MTLĐ, giám sát sức nghe cho công nhân tiếp xúc DMHC nói riêng và tiếp xúc hóa chất gây độc cho tai nói chung. Nghiên cứu được tiến hành tại một số nhà máy sản xuất sơn, giày ở Hà Nội, Hải Phòng với trên 400 công nhân tiếp xúc với DMHC trong MTLĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe (GSN) tiếp nhận đối xứng hai tai, xu hướng giảm nhiều ở các dải tần số cao do ảnh của DMHC là 29,5%.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ GSN của nhóm nghiên cứu tăng lên rõ rệt theo tuổi đời, tuổi nghề. Nguy cơ GSN tăng theo tuổi đời từ 2,31 đến 38,6 lần; theo tuổi nghề nguy cơ GSN tăng từ 1,49 - 6,06 lần (Bảng 1).

Bảng 1: Mối liên quan giữa tuổi đời, tuổi nghề với giảm sức nghe

Chỉ số

n

GSN tiếp nhận 2 tai (n=118)

Bình thường + GSN khác (n=282)

OR

95% CI

p

n

%

n

%

TUỔI ĐỜI

≤ 30 (1)

56

2

3,6

54

96,4

1

31 – 40 (2)

146

25

17,1

121

82,9

5,58

1,28-24,39

p1,2<0,05

41 – 50 (3)

96

31

32,2

65

67,7

12,9

2,95-56,27

p1,3<0,001

2,31

1,26-4,24

p2,3; <0,01

>50 (4)

102

60

58,8

42

41,2

38,6

8,91-166,98

p1,4 <0,001

6,91

3,86-12,39

p2,4<0,001

2,99

1,67-5,36

p3,4 <0,001

TUỔI NGHỀ

≤ 10 (1)

124

14

11,3

110

88,7

11 – 15 (2)

63

16

25,4

47

74,6

2,68

1,21-5,92

<0,05

16 – 20 (3)

50

17

34,4

33

66,0

4,05

1,81-9,07

p1,3<0,001

1,51

0,67-3,42

p2,3 >0,05

>20 (4)

163

71

43,6

92

56,4

6,06

3,21-11,46

p1,4<0,001

2,27

1,19-4,33

p2,4<0,05

1,49

0,77-2,90

p3,4 > 0,05

Ngoài ra còn có nguy cơ GSN của công nhân liên quan đến kiến thức về an toàn sử dụng hóa chất và thực hiện ATVSLĐ cá nhân, kết quả (Bảng 2) cho thấy công nhân được học về an toàn sử dụng hóa chất, biết hóa chất mình sử dụng trong làm việc, biết khả năng gây bệnh nghề nghiệp của hóa chất mình sử dụng trong khi làm việc, tỷ lệ giảm nghe lần lượt là 28%; 28,5% và 25,9%, thấp hơn so với nhóm không biết có tỷ lệ tương ứng là 41,9%; 42,9% và 42,9%. Như vậy, việc không có kiến thức hiểu biết về hóa chất mình tiếp xúc trong MTLĐ có nguy cơ giảm nghe tăng lên 1,85 - 2,14 lần.

Bảng 2: Mối liên quan giữa kiến thức, thực hiện ATVSLĐ với giảm sức nghe

Thông s

n

GSN tiếp nhận 2 tai (n=118)

Bình thường + GSN khác (n=282)

OR

95% CI

p

n

%

n

%

Học tập về an toàn sử dụng hóa chất

Có học

357

100

28,0

257

72,0

Không học

43

18

41,9

25

58,1

1,85

0,97-3,54

0,06

Biết về hóa chất sử dụng khi làm việc

Có biết

372

106

28,5

266

71,5

Không biết

28

12

42,9

16

57,1

1,88

0,86-4,11

0,1

Biết về khả năng gây bệnh nghề nghiệp của DMHC

Có biết

316

82

25,9

234

74,1

Không biết

84

36

42,9

48

57,1

2,14

1,3-3,53

< 0,05

Hút thuốc khi làm việc

193

65

33,7

128

66,3

1,48

0,96-2,27

0,07

Không

207

53

25,6

154

74,4

Ăn uống tại nơi làm việc

65

20

30,8

45

69,2

1,08

0,60-1,91

0,81

Không

335

98

29,3

237

70,7

Rửa tay, chân trước khi ăn uống

Có thực hiện

230

64

27,8

166

72,2

Không thực hiện

170

54

31,8

116

68,2

1,21

0,78-1,86

0,39

Nguy cơ giảm nghe cũng có thể tăng cao khi việc thực hiện các biện pháp ATVSLĐ cá nhân không tốt. Việc hút thuốc khi làm việc, ăn uống tại nơi làm việc và không rửa tay chân trước ăn tăng nguy cơ giảm nghe lên 1,48; 1,08 và 1,21 lần.

Việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, găng tay, giày ủng cao su chống hóa chất, nút tai. Kết quả (Bảng 3) cho thấy tỷ lệ giảm nghe của nhóm không sử dụng đều cao hơn nhóm sử dụng, tăng nguy cơ giảm nghe từ 1,04 đến 1,48 lần.

Bảng 3: Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và mối liên quan đến giảm sức nghe

Thông s

n

GSN tiếp nhận 2 tai (n=118)

Bình thường + GSN khác (n=282)

OR (95% CI)

95% CI

p

n

%

n

%

Mặc quần áo bảo hộ lao động

Có sử dụng

275

74

26,9

201

73,1

Không sử dụng

125

44

35,2

81

64,8

1,48

0,94-2,32

0,09

Đeo khẩu trang

Có sử dụng

246

70

28,5

176

71,5

Không sử dụng

154

48

31,2

106

68,8

1,14

0,73-1,77

0,56

Sử dụng găng tay chống hóa chất

Có sử dụng

177

52

29,4

125

70,6

Không sử dụng

223

66

29,6

157

70,4

1,01

0,66-1,56

0,96

Sử dụng giày ủng chống hóa chất

Có sử dụng

232

67

28,9

165

71,1

Không sử dụng

168

51

30,4

117

69,6

1,07

0,69 -1,66

0,75

Đeo nút tai

100

35

35,0

65

65,0

Không

300

83

27,7

217

72,3

0,71

0,44-1,15

0,16

Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp dự phòng khá hiệu quả làm giảm nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của phương tiện bảo vệ cá nhân không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào việc có hay không có sử dụng mà còn phụ thuộc vào việc cung cấp phương tiện bảo vệ có đảm bảo về chất lượng, có đúng chủng loại, có phù hợp về kích cỡ hay không cũng như việc sử dụng có đúng cách, có đầy đủ liên tục trong quá trình làm việc tiếp xúc với hóa chất hay không. Qua khảo sát các cơ sở cho thấy, hầu hết phương tiện bảo vệ nhân chưa đảm bảo về chất lượng, chủng loại. Khi tiếp xúc hóa chất đa số sử dụng khẩu trang vải hoặc khẩu trang than hoạt tính thông thường.

Việc tiếp xúc với DMHC trong MTLĐ là khá phổ biến gặp ở nhiều ngành, nghề, tuy nhiên vấn đề giám sát các yếu tố nguy cơ gây giảm nghe cho NLĐ hầu như chưa được đặt ra và thực hành trong công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe NLĐ. Do vậy cần phải ban hành các quy định về việc giám sát giảm thiểu yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức nghe của NLĐ tiếp xúc với DMHC một cách chặt chẽ và nâng cao công tác dự phòng bệnh giảm nghe nghề nghiệp do DMHC.

Quan tâm dự phòng bệnh giảm nghe nghề nghiệp
Công nhân sử dụng dung môi hữu cơ (xylen) vệ sinh thùng chứa sơn tại Hà Nội. Ảnh: L. Phương.
Tài liệu tham khảo

1. Johnson A. C, Morata TC, (2010), Occupational exposure to chemicals and hearing impairment, The Nordic Expert Group for Criteria Documentation of Health Risks from Chemicals (NEG), NR 2010;44(4).

2. CDC -NIOSH topic: Occupational hearing loss (OHL) surveillance, [Online] Available at: //www.cdc.gov/niosh/topic/ohl/#.

3. European Union, (2003), Directive 2003/10/EC of the European Parliament and of the Council of 6 February 2003 on the minimum health and safety requirements regarding the exposure of workers to the risks arising from physical agents (noise), Official Journal of the European Union.

4. ILO (2010), List of occupational diseases (revised 2010). Identification and recognition of occupational diseases: Criteria for incorporating diseases in the ILO list of occupational diseases, Occupational Safety and Health Series, No. 74, Geneva, International Labour Office.

5. Hà Lan Phương (2019), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số DMHC đến sức nghe của công nhân sản xuất sơn và giày, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành SKNN, Viện SKNN và môi trường, 2019.

Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào? Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào?

Bạn Nguyễn Thị Giang (Quế Võ - Bắc Ninh): Tôi hiện là công nhân công ty sản xuất bao bì, tôi thấy, công ty thường ...

Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động

Căng thẳng, sức ép công việc với NLĐ đã được nói đến nhiều; song, ít ai biết người sử dụng lao động (NSDLĐ) làm công ...

Kiểm soát nguy cơ rủi ro trong môi trường lao động Kiểm soát nguy cơ rủi ro trong môi trường lao động
Nhiều năm qua, Công ty CP Cao su Đà Nẵng không để xảy ra tai nạn lao động ...
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Sức khỏe -

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

Sức khỏe -

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Kinh tế - Xã hội -

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Sức khỏe -

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Người lao động -

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.

Dấn thân vì người bệnh

Sức khỏe -

Dấn thân vì người bệnh

Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương? Tôi công nhân

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương?

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Đón xem Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Talk Công đoàn, 20 giờ, ngày 07/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cafe tối: “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi Video

Cafe tối: “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi

Siêu bão Yagi được đánh giá là mạnh chưa từng có trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.

Đọc thêm

Thầy thuốc quân hàm xanh

Sức khỏe -

Thầy thuốc quân hàm xanh

Dù xuất ngũ nhưng những kỷ niệm một thời còn công tác tại vùng đất phên dậu Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của sĩ quan quân y - trung tá Lê Văn Đức.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Sức khỏe -

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai hướng dẫn các cán bộ y tế cơ sở tăng cường phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Sức khỏe -

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Vừa qua, Đơn vị Can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị và mổ lấy thai thành công cho một trường hợp thiểu ối là bệnh nhân Nguyễn Thị C. L. thường trú tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sức khỏe -

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sáng ngày 17/11 đã diễn ra Lễ khai mạc Vòng chung kết Giải bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023 tại Sân bóng đá Sora Garden Links, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Phúc lợi đoàn viên -

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Đó là chia sẻ của bác sĩ (BS) tư vấn Lê Xuân Đồi (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) tại chương trình "Khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ)" của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên.

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Người lao động -

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Lần đầu làm mẹ, nhiều lao động nữ băn khoăn về chế độ và quyền lợi mình sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang thai.

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Sức khỏe -

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Báo Tuổi trẻ tổ chức nhằm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Sức khỏe -

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến người dân dự thảo nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (BHTNLĐTN) đối với người lao động (NLĐ) làm việc tự do. Theo đó, mức đóng hằng tháng được đề xuất băng 2% lương tối thiểu vùng 4, tương đương 65.000 đồng.

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Sức khỏe -

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Người lao động luôn mong muốn bữa ăn của mình tại công ty thật chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe làm việc. Nắm bắt được nguyện vọng đó, các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Nam đã thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Sức khỏe -

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Ngày 26/5, Cụm thi đua số 4 thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2023 - 2028.