Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Lên chùa ăn Tết, cầu an lòng mình

Câu chuyện quanh tôi - Nhà văn HOÀNG CÔNG DANH - Tạp chí Cửa Việt

Tục đi chùa của người Việt đã có từ rất lâu, ngày nay đã vượt ra khỏi chuyện tín ngưỡng tôn giáo, trở thành một nét đẹp văn hóa. Đến nỗi có làng coi việc đi chùa đầu năm như là một nghi lễ truyền thống hương thôn. Và người ta rủ nhau lên chùa ăn Tết.
Lên chùa ăn Tết, cầu an lòng mình
Ngày Tết ở Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (Ái Tử, Triệu Phong). Ảnh: HCD.

Có người sẽ bảo sao lại nói ? Đi chùa ngày Tết là dâng hương lễ Phật cầu an chứ có... ăn gì đâu. Đành phải nói thêm về chữ “ăn” của người Việt. Giống như kho tàng ngôn ngữ phong phú đa nghĩa của tiếng Việt, thì chữ “ăn” không chỉ là động từ thể hiện hành động đưa thực phẩm vào miệng, mà nó còn bao hàm cả nghĩa lời lãi, “ăn may” chẳng hạn. Hay như các trò chơi giải trí ngày Tết, đậu một đồng tiền nếu hên có thể thu về ba, năm lần, gọi là ăn. Có trò chơi dân gian của trẻ con là “ô ăn quan”, trong đó mọi thứ đều tượng trưng, quan tiền là sỏi đá, ăn mấy viên sỏi cũng là món ăn của niềm vui.

“Ăn Tết” cũng thế. Dù hai từ này xuất phát từ xa xưa đời sống nghèo khó, “đói quanh năm no ba ngày Tết”, nên tới . Đến bây giờ đời sống đầy đủ hơn, chuyện ẩm thực ngày xuân không còn vì đói, thậm chí ngày Tết ăn ít hơn ngày thường, nhưng vẫn gọi là ăn Tết, tức là nói đến chuyện “ăn” của tinh thần. Cả năm thiếu thốn tình cảm do làm ăn xa, do lơ đễnh không thăm thú nhau, “ăn Tết” là vun đắp thêm tình cảm ruột thịt, bằng hữu. Cả năm đôi khi bận bịu lo toan, tới Tết thấy cần bình an thì lên chùa để cầu an, ấy chính là “ăn Tết”, bổ sung cho đời sống tâm linh tín ngưỡng của mình đức tin, thiện lương.

Tết ở chùa

Quảng Trị là vùng đất có truyền thống đạo Phật lâu đời, nơi xuất xứ của nhiều bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam. Hàng trăm ngôi chùa nằm giữa các làng quê, các hoạt động Phật sự hòa quyện với đời sống dân sinh. Ngôi chùa trở thành một mái nhà chung của con dân trong làng, trong vùng. Chính vì thế nên mỗi cuối năm mọi người đến chùa tự giác dọn dẹp, sửa soạn, trang trí. Người ta dâng hoa cúng Phật, mang dầu đèn bánh trái đặt lễ; và cả củi cũng chọn những bó khô nhất, đượm lửa nhất mang lên để nhà chùa nấu bánh.

Việc trang trí đón Tết ở chùa đều hướng đến với sắc màu vàng chủ đạo, tương đồng với màu y hậu của các nhà sư. Đó là những chậu hoa cúc đặt trong sân chùa, hay những cây hoàng mai nở rực vàng.

Trong khuôn viên một số chùa như Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (Ái Tử, Triệu Phong), hay chùa Phương Lang (Hải Ba, Hải Lăng) lại thiết trí những không gian gợi nhớ phong vị Tết xưa. Một ngôi nhà tranh tre, bên vách tráp treo thư pháp câu đối, giữa bàn trà có bánh chưng xanh mâm ngũ quả. Chùa Quan Âm (Hải Phú, Hải Lăng) phục dựng tục lệ cây nêu, có đầy đủ nghi lễ cúng tế.

Lên chùa ăn Tết, cầu an lòng mình
Cây ước nguyện đầu năm ở chùa Trường Khánh (Bồ Bản, Triệu Trạch, Triệu Phong). Ảnh: HCD.

Đúng khoảnh khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa ở Quảng Trị đều cử mười hai hồi chuông trống bát nhã. Chuông trống bát nhã là một nghi thức đánh chuông và trống xen nhau theo một bài pháp kệ, ý nghĩa nhằm thức tỉnh mọi người, khai mở trí huệ, tìm đến chân lý. Hồi chuông trống bát nhã đánh lúc giao thời như một hồi hiệu nhắc nhở mọi người cùng bắt đầu một năm tốt lành.

Tờ mờ sáng Nguyên đán, đạo hữu phật tử ở chùa tụng một thời kinh cầu an. Từ lúc đó cho đến hết mấy ngày Tết, cửa chùa luôn rộng mở để mọi người đến lạy Phật. Tùy tâm, mỗi người đặt một ít tiền vào hòm công đức (thùng phước sương) gọi là mừng tuổi Phật. Số tiền này nhà chùa dùng để lo việc hương đèn, cúng tế sóc vọng và làm thiện nguyện.

Trước ngày rằm tháng Giêng, một số chùa tổ chức Đại lễ cầu an đầu năm. Trong kỳ Đại lễ cầu an, ở các ngôi chùa lớn như tổ đình thì có Pháp hội Dược sư Thất Châu vào ngày mùng 10 tháng Giêng để nguyện cầu một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Pháp hội Dược sư Thất Châu gồm 7 đàn tràng bố trí theo đồ hình một đóa sen nở. Mỗi đàn tràng có một vị sám chủ và 6 kinh sư. Phật tử và người tham gia ngồi xếp bằng xen giữa các đàn tràng để tụng kinh hộ niệm. Pháp hội tụng kinh Dược sư. Có thể hiểu Dược sư là thầy thuốc, hoặc phương thuốc để trị liệu thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh của chúng sanh.

Đi chùa cầu an

Trên vùng đất vốn chịu nhiều tang thương của chiến tranh, có năm lại bị thiên tai hoành hành hết hạn hán đến bão lụt, thành ra người Quảng Trị luôn cầu mong được bình an hơn bất cứ điều gì. Ngày Tết, ở các làng có chùa, người dân chọn đi chùa làng mình như một cách xuất hành đầu năm.

Ngoài chùa làng, các ngôi chùa lớn ở Quảng Trị cũng là nơi đón lượng khách chiêm bái đầu xuân rất đông. Trong đó, tiêu biểu là Sắc Tứ Tịnh Quang tự - ngôi Tổ đình tọa lạc tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong có lịch sử lâu đời, là nơi phát tích đạo Phật trên đất Quảng Trị.

Lên chùa ăn Tết, cầu an lòng mình
Dựng cây nêu ở chùa Quan Âm (Hải Phú, Hải Lăng). Ảnh: Trần Phong.

Truyền thuyết kể rằng, khi xưa thiền sư Chí Khả tới đây lập thảo am, vùng đất này là truông bầu rú rậm, lại lắm cọp beo. Nghe nói tổ sư có tài thuần phục thú dữ, nhờ đó mà lều cỏ đơn sơ đã tọa vững trên cái lưng voi thế đất. Để rồi từ thảo am ấy, hậu thế có được chốn tổ đình trang nghiêm, thanh tịnh.

Cũng tương truyền, sau khi thuần phục được thú dữ, đức Chí Khả còn dự cảm cho đệ tử rằng sau này sẽ có một con quái vật suốt ngày trườn qua bò về quanh đây quấy động cửa thiền. Mấy chục thế hệ kế tục hậu sinh không biết con quái vật ấy là gì. Mãi đến thế kỷ hai mươi, dự cảm của đức tổ mới hiển hiện, đó là con tàu sắt Bắc - Nam suốt ngày chạy qua về bên cạnh chùa. Cái động lướt qua bên cái tĩnh. Cái động như là sự thử thách, như một chướng ngại để người ở trong cái tĩnh phải bình tâm.

Khởi thủy là an. Người Việt nói an cư rồi mới lạc nghiệp. Chữ an bắt đầu cho mọi sự. “Vạn sự khởi đầu nan” và “vạn sự khởi đầu an” là một cặp thành ngữ tưởng như đối nghịch nhưng hóa ra lại bổ sung cho nhau. Từ thuở tổ Chí Khả vào dựng nên Am Tịnh Độ, rừng rú cọp beo là nan, nhưng ý nguyện an dân đã gặp gỡ ý nghĩa cuộc đất.

Trong bút ký Cánh hạc non Nam năm 1971 của Hòa thượng Thích Trí Thủ lược thuật lịch sử Tổ đình Tịnh Quang có viết: Tại Bàu Voi xứ, kiến nhất Tượng huyệt, nhất khởi, nhất phục, đại đại bất tuyệt, nghĩa là tại xứ Bàu Voi thấy có huyệt đất hình con voi, như nằm xuống, như đứng dậy đời đời tồn tại không dứt. Thế đất ấy đã bao hàm chữ “an”, như một cơ trời định sẵn, như một đạo từ phát nguyện.

Những năm trở lại đây, một số ngôi chùa ở Quảng Trị có làm cây xăm cho bà con đến lễ Phật đầu năm thì bóc chơi, mỗi người một lá tùy duyên. Xăm là những bì lì xì màu đỏ, móc trên một cái cây. Mỗi túi xăm có một lá xăm Quan Âm, hoặc một đoạn thơ. Nội dung quẻ xăm là lời khuyên răn sống tốt đời đẹp đạo, hàm ý an lòng cho người rút quẻ.

Lên chùa ăn Tết, cầu an lòng mình
Đổ xăm ngày Tết ở chùa Cam Lộ. Ảnh: HCD.

Ở chùa Cam Lộ thì có trò đổ xăm. 100 cây xăm bằng gỗ đánh số từ 00 đến 99, đặt trong hộp. Người xin xăm đứng trước điện Tam Bảo, hai tay cầm hộp gỗ, khấn cầu bình an xong thì lắc hộp, đến lúc nào một thẻ xăm rơi ra khỏi hộp thì xem số thẻ ứng với lá xăm Quan Âm. Đây là một dạng thức kết hợp của đổ xăm hường (xuất phát từ nội cung triều Nguyễn) với gieo quẻ Quan Âm.

Một số chùa lại bố trí cái cây, trên đó móc những thẻ giấy màu. Người đến chùa mong ước điều gì có thể viết lên trên đó, gọi là cây ước nguyện đầu năm. Đến ngày lễ cầu an, các tờ giấy này sẽ được nhà chùa đưa vào hóa cùng với sớ cầu an.

Ước nguyện mùa Xuân của người Việt đầu năm luôn bao hàm một chữ an. Ý niệm đó, thật hay, lại gặp gỡ với ý niệm bắt đầu từ nơi cửa chùa.

Trải lòng của nữ công nhân 5 năm không về quê ăn Tết Trải lòng của nữ công nhân 5 năm không về quê ăn Tết

Do đặc thù công việc, kỳ nghỉ Tết của chị Thuỷ - công nhân vệ sinh môi trường sẽ đến sớm hoặc muộn hơn cả ...

Người lao động về quê ăn Tết Người lao động về quê ăn Tết

Một số nơi đã vận động con em địa phương không về quê ăn Tết. Hiện tại, những lời kêu gọi này vẫn rất nhỏ ...

Ngày Tết và chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe Ngày Tết và chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe

Vào dịp Tết Nguyên đán, do phong tục tập quán từ xưa, chúng ta thường ăn quá nhiều. Việc ăn uống quá mức đi kèm ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

game doi thuong
: Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời Video

game doi thuong : Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời

Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 Infographic

Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”. Mục tiêu cụ thể như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đọc thêm

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Nét đẹp Người lao động -

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Lạc quan với mùa Xuân

Câu chuyện quanh tôi -

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Câu chuyện quanh tôi -

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Cù lao thương nhớ

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Tự tình với Tây Nguyên

Câu chuyện quanh tôi -

Tự tình với Tây Nguyên

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.